Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng qua từ được gạch chân trong câu văn sau? “Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?” A. Điệp ngữ B. So sánh C. Nhân hóa D. Ẩn dụ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi năm, trường em luôn tổ chức cho chúng em những buổi tham quan ngoại khóa để mở mang kiến thức và trải nghiệm thực tế. Năm nay, trường đã cho chúng em cơ hội đặc biệt khi đến thăm Viện bảo tàng Phòng không - Không quân, nơi trưng bày những "chiến sĩ thép" oai hùng của quân đội Việt Nam. Viện bảo tàng có khuôn viên rộng lớn và xinh đẹp, nằm ngay trên con đường Trường Chinh. Ngay từ cổng vào, chúng em đã ấn tượng bởi tòa nhà lớn với những bậc thềm lát đá dẫn lên sảnh trưng bày hiện vật chính. Kiến trúc của viện bảo tàng hiện đại nhưng cũng rất cứng cáp, với những cột trụ lớn, tạo nên một không gian rộng mở và đầy uy nghiêm. Bước vào viện bảo tàng, em và các bạn cảm nhận được sự choáng ngợp trước những chiến tích lịch sử oai hùng được trưng bày. Chúng em được dịp tận mắt ngắm nhìn những chiếc máy bay đã từng tham gia chiến đấu cùng với các chiến sĩ dũng cảm. Cảm giác được chạm tay vào những di vật lịch sử này mang đến cho em niềm vui sướng và tự hào vô cùng. Buổi tham quan ngoại khóa đã đem lại cho em nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử và quân sự, giúp em hiểu rõ hơn về lòng dũng cảm và sự hy sinh của các chiến sĩ trong quá khứ.
Trong một khu vườn yên bình nằm khuất sau những ngọn đồi, ánh nắng vàng rực rỡ buổi sáng sớm bắt đầu len lỏi qua từng tán lá xanh mướt, làm cả khu vườn như bừng tỉnh. Cỏ mềm dưới chân và những khóm hoa đồng nội đua nhau nở rộ, rực rỡ như cầu vồng nhỏ trải dài trên nền đất. Trong vườn, có hai người bạn thân thiết luôn cùng nhau sẻ chia mọi điều - Tia Nắng và Cơn Gió.
Tia Nắng có ánh vàng ấm áp, mỗi lần cậu xuất hiện, cả khu vườn như được truyền thêm sức sống. Mọi cây cỏ hoa lá đều nghiêng mình đón nhận tình cảm nồng nàn mà cậu mang lại. Tia Nắng luôn tươi vui và sôi nổi, cậu thích cảm giác được sưởi ấm mọi vật, từ những chiếc lá xanh cho đến mặt đất nâu.
Còn Cơn Gió, với làn gió mát mẻ và nhẹ nhàng, luôn mang đến sự dễ chịu cho khu vườn. Cơn Gió hiền hòa nhưng cũng có phần tinh nghịch, thích vờn quanh những đóa hoa, làm chúng rung rinh như đang khiêu vũ. Cậu còn rất nhạy bén, chỉ cần một chút thôi là có thể nhận ra sự thay đổi của thiên nhiên, từ những đám mây xa xăm hay bầu trời chuyển sắc.
Một ngày nọ, khi cả hai đang dạo chơi trong vườn, Cơn Gió khẽ thì thầm với Tia Nắng: “Cậu thấy không, mọi thứ hôm nay sao mà yên bình đến lạ. Tớ muốn thử điều gì đó khác lạ, thử thổi một làn gió mạnh xem sao.”
Tia Nắng mỉm cười, nói: “Vậy tớ sẽ ở bên cậu, chiếu sáng để cả vườn không cảm thấy lo lắng.”
Và thế là, Cơn Gió bắt đầu nhẹ nhàng khuấy động không khí, làm những chiếc lá đung đưa như chào đón sự mới lạ. Càng lúc, cơn gió càng mạnh hơn, cuốn theo những cánh hoa bay lượn trong không trung. Khu vườn ngỡ ngàng nhưng vẫn cảm nhận được sự an lành từ ánh nắng của Tia Nắng.
Khi đã mệt, Cơn Gió dịu lại, trở về với sự nhẹ nhàng vốn có. Cậu nói với Tia Nắng: “Thật là thú vị! Cậu có thấy không, mọi thứ thật sống động biết bao khi chúng ta cùng nhau tạo nên điều mới lạ.”
Tia Nắng gật đầu đồng ý, ánh mắt lấp lánh niềm vui. Cả hai hiểu rằng, sự kết hợp của họ, dù là nồng nhiệt hay dịu dàng, đều làm cho khu vườn thêm sinh động và tràn đầy sức sống. Khu vườn vẫn là khu vườn, nhưng với Tia Nắng và Cơn Gió, mỗi ngày lại là một cuộc phiêu lưu mới, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho tất cả những gì tồn tại nơi đó.
sos cứu tuiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii tr lời hô tui câu này với
Văn Công Hùng vô cùng coi trọng những câu chữ, những tác phẩm và muốn biến nó trở nên hoàn hảo nhất. Đối với con chữ, ông không ngại bỏ ra thời gian để chiêm nghiệm từng vẻ đẹp trong đó.
Vậy nên, trong các tác phẩm của ông ta đều cảm nhận được sự tinh tế, chau chuốt và tỉ mỉ. Cái ông nhìn nhận là gốc rễ của vấn đề và sự việc, chứ không phải là vẻ bề ngoài mà người ta muốn chúng ta thấy.
Tuy nhiên, bài thơ, câu chữ của ông vẫn ẩn chứa sự lãng mạn. Đó là sự rèn luyện và con người được bồi dưỡng từ lâu. Vậy nên ta không hề cảm thấy sự cứng nhắc nhàm chán, mà sự mượt mà ẩn giấu phía sau con chữ là thứ người đọc yêu mến.
Đây e nhé! Chúc e học tốt!
Nếu em là cậu bé trong câu chuyện Cây vú sữa, khi bị mẹ mắng, em sẽ lắng nghe và suy nghĩ về những điều mẹ nói thay vì giận dỗi bỏ đi. Em sẽ nhận ra mẹ chỉ muốn tốt cho em, vì mẹ luôn yêu thương và quan tâm em hết lòng. Em sẽ xin lỗi mẹ và cố gắng sửa lỗi để không làm mẹ buồn thêm lần nào nữa. Qua câu chuyện, em rút ra bài học rằng phải luôn yêu thương, trân trọng và biết ơn cha mẹ, vì cha mẹ là người luôn dành cho mình tình yêu thương vô điều kiện, vô giá.
Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.
Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cô giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.
Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.
Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.
Làm ơn tích
làm j có chữ nào gạch chân đâu
- BPTT nhân cách hóa à bạn ơi!