K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 16: Hỗn hợp các chấtCâu 1:  Khi hòa tan đường kính vào nước, nhận định nào sau đây là đúng? A. Đường là chất tan, nước là dung môiB. Nước là chất tan, đường là dung môiC. Nước và đường đều là chất tanD. Nước và đường đều là dung môiCâu 2:  Dung dịch là gì?A. Là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏngB. Là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏngC. Là...
Đọc tiếp

Bài 16: Hỗn hợp các chất
Câu 1:  Khi hòa tan đường kính vào nước, nhận định nào sau đây là đúng? 
A. Đường là chất tan, nước là dung môi
B. Nước là chất tan, đường là dung môi
C. Nước và đường đều là chất tan
D. Nước và đường đều là dung môi
Câu 2:  Dung dịch là gì?
A. Là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng
B. Là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng
C. Là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng
D. Là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Câu 3: Khi hòa tan muối ăn vào nước, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Muối ăn là chất tan, nước là dung môi
B. Nước là chất tan, muối là dung môi
C. Nước và muối ăn đều là chất tan
D. Nước và muối ăn đều là dung môi
Câu 4:  Vào những ngày động trời, cá trong ao nổi lên bề mặt nước. Khi đó độ tan của oxygen trong nước thay đổi như thế nào?
A. Tăng                                                      B. Giảm
C. Trước tăng sau giảm                             D. Không thay đổi
Câu 5:  Xăng có thể hòa tan chất nào sau đây?
A. Nước                                                     B. Dầu ăn
C. Muối biển                                             D. Đường
Câu 6:  Hai chất nào sau đây không thể hòa tan tạo thành dung dịch?
A. Nước và đường                                   B. Dầu ăn và xăng
C. Rượu và nước                                      D. Dầu ăn và cát
Câu 7:  Trong các hỗn hợp sau đây, đâu là dung dịch?
A. Sữa bò                                                   B. Nước phù sa
C. Nước và dầu hỏa                                   D. Nước muối sinh lý
Câu 8:  Khi hòa tan dầu ăn trong xăng thì xăng đóng vai trò gì?
A. Chất tan                                                B. Dung môi
C. Chất bão hòa                                        D. Chất chưa bão hòa
Câu 9:  Độ tan trong nước của muối ăn phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ                                               B. Áp suất
C. Sự khuấy trộn                                       D. Môi trường
Câu 10:  Làm sao để đường tan nhanh hơn trong nước?
A. Làm lạnh hỗn hợp và khuấy
B. Làm lạnh hỗn hợp
C. Đun nóng hỗn hợp và khuấy
D. Đun nóng hỗn hợp
Câu 11:  Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch?
A. Hỗn hợp muối ăn tan trong nước
B. Hỗn hợp khói, bụi khi đốt rơm, rạ
C. Hỗn hợp phù sa và nước sông
D. Hỗn hợp hơi nước và không khí
Câu 12:  Chất nào sau đây không tan trong nước?
A. Muối ăn                        B. Xăng                    C. Rượu              D. Đường trắng
Câu 13:  Khi trộn 2 chất nào sau đây thì thu được dung dịch?
A. Đá vôi và nước                                         B. Dầu ăn và nước
C. Cát và nước                                               D. Rượu và nước
Câu 14: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau, nhưng khi chịu tác động lực, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là: 
A. dung dịch                                                      B. huyền phù
C. nhũ tương                                                      D. chất tinh khiết
Câu 15: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp, ta dựa vào: 
A. màu sắc của chất                                          B. thể của chất
C. mùi vị của chất                                             D. số chất tạo nên
Câu 16: Sữa magie được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:
A. dung dịch                                                     B. huyền phù
C. nhũ tương                                                     D. hỗn hợp đồng nhất
Câu 17: Hỗn hợp nào sau đây là nhũ tương
A. Dầu ăn                                                        B. nước muối
C. Nước mắm                                                  D. Nước cất
Câu 18: Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù
A. Nước mắm                                                  B. Nước chè
C. Sữa                                                              D. Nước máy
Câu 19: Dựa vào tính chất nào mà ta khẳng định một chất lỏng là chất tinh khiết
A. Không màu, không mùi                            B. Không tan trong nước
C. Lọc được qua giấy lọc                              D. Có một nhiệt độ sôi nhất định
Câu 20: Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên: 
A. Nước cất không màu, nước tự nhiên có màu đục
B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi
C. Nước cất có một chất, nước tự nhiên có nhiều chất
D. Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị
Câu 21: Những chất nào trong dãy sau chỉ chứa một chất duy nhất:
A. Nước biển, đường kính, muối ăn
B. Nước sông, nước đá, nước chanh
C. Vòng bạc, nước cất, đường kính
D. Khí tự nhiên, gang, dầu hỏa
Câu 22: Chọn câu phát biểu đúng. Nước tự nhiên là: 
A. Một đơn chất                                            B. Một hợp chất
C. Một chất tinh khiết                                   D. Một hỗn hợp
Câu 23: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:
A. Nước sôi
B. Nước cất
C. Nước khoáng
D. Nước đá sản xuất từ nhà máy
E. Nước lọc
Câu 24: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được: 
A. nhũ tương                                               B. huyền phù
C. dung dịch                                                D. dung môi
Câu 25: Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được gọi là: 
A. dung dịch                                               B. chất tan
C. nhũ tương                                               D. huyền phù

 

0
Câu 1. Hãy hoàn thành bảng tìm hiểu về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của các nhóm Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kínĐặc điểmNhóm RêuNhóm Dương xỉNhóm Hạt trầnNhóm Hạt kínCơ quan sinh dưỡng    Cơ quan sinh sản    Đại diện    Câu 2. Thực vật có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người? Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo...
Đọc tiếp

Câu 1. Hãy hoàn thành bảng tìm hiểu về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của các nhóm Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín

Đặc điểm

Nhóm Rêu

Nhóm Dương xỉ

Nhóm Hạt trần

Nhóm Hạt kín

Cơ quan sinh dưỡng

 

 

 

 

Cơ quan sinh sản

 

 

 

 

Đại diện

 

 

 

 

Câu 2. Thực vật có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người? Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường?

Câu 3. Nối nội dung ở cột A phù hợp với nội dung cột B để hoàn thiện đặc điểm của các nhóm động vật đã học.

Cột A

Đáp án

Cột B

1. Ruột khoang

 

a. Cấu tạo cơ thể chia 3 phần, cơ quan di chuyển là chân, cánh; cơ thể phân đốt, đối xứng 2 bên, có bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động.

2. Giun

 

b. Có lông mao bao phủ cơ thể; răng phân hóa thành răng nanh, răng cửa, răng hàm; đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

3. Thân mềm

 

c. Da trần, luôn ẩm ướt, chân có màng bơi

4. Chân khớp

 

d. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi

5. Cá

 

e. Cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn

6. Lưỡng cư

 

g. Da khô, có vảy sừng bao bọc cơ thể

7. Bò sát

 

h. Thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây

8. Chim

 

i. Hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể đối xứng 2 bên

9. Thú

 

k. Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng

Câu 4. Nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người và biện pháp phòng tránh

Câu 5. Cho các động vật sau: “ sứa, mèo, chim bồ câu, vịt, châu chấu, ruồi, muỗi, san hô, giun đất, trai sông, mực, cá heo, cá sấu, ếch đồng, rùa, cá chép, thằn lằn, hổ, dơi, giun đũa, sán lá gan, đà điểu, cóc, cá cóc, cua, tôm, chim cánh cụt, kanguru, bạch tuộc”. Hãy sắp xếp các động vật trên vào các nhóm Ruột khoang, Thân mềm, Chân khớp, Giun, Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.

0