K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 6 2019

Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ

 

Khúc Thừa Dụ (chữ Hán: 曲承裕; trị vì: 905-907) được suy tôn là Khúc Tiên Chủ (曲先主), là người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc Việt sau gần 1000 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ.
Tuổi thơ
Ông quê ở Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương). Là một dòng họ lớn lâu đời. Ông sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng mến phục.
Bối cảnh
Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) đã làm triều đình nhà Đường rung chuyển.
Cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu, rơi vào tay quyền thần Chu Toàn Trung, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế chia cắt 5 đời 10 nước (Ngũ đại Thập quốc). Ở An Nam (lúc đó nhà Đường đổi gọi là Tĩnh Hải quân), Tiết độ sứ Chu Toàn Dục đã rất độc ác mất lòng người, bị gọi là "Ngục Thượng thư" (thượng thư ác). Sau đó Độc Cô Tổn thay Chu Toàn Dục, ông lại không cùng phe với Chu Ôn nên chỉ vài tháng lại bị Chu Ôn dời tiếp ra đảo Hải Nam và giết chết. An Nam do đó không có người của nhà Đường cử đến cai quản.
Xây nền độc lập
Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ.
Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ...".
Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ.
Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Con ông là Khúc Hạo lên kế vị. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng đời sau nhớ ơn và gọi ông là Khúc Tiên chủ..
Công lao sự nghiệp
Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa". Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán.

nhớ k

Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ

24 tháng 6 2019

trả lời:

khung cửi dệt vải

hk tốt!

24 tháng 6 2019

Khung cửi thôi bạn!

trả lời 

đồng hồ quả lắc 

chúc bn 

hc tốt

24 tháng 6 2019

Nhanh ghê ha

24 tháng 6 2019

Cái quái gì vậy?

24 tháng 6 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

26 tháng 6 2019

Câu ghép: Sách là kho tàng quý báu .... tiến hóa học thuật của nhân loại.

Kiểu quan hệ: hai vế câu có quan hệ tương đương.

AI MUỐN THÌ IB MK NHA

Bài làm:

Con mèo nhà em nuôi là mèo tam thể. Mèo tam thể sinh được ba con mèo xinh xắn nhưng không con nào có màu lông giống mẹ. Ngoại cho em một con mèo lông đen mun khi mèo con đã biết ăn cơm.

Chú mèo con tuy nhỏ nhưng mạnh mẽ. Nó ăn ngoan, chóng lớn. Chỉ sáu tháng sau, nó đã là một chàng mèo trưởng thành, giỏi săn bắt chuột. Chàng mèo có bộ lông đen nhánh, óng mượt. Đầu mèo tròn, đôimắt của chàng ta màu xanh ve, sắc sảo. Hai tai nó như hai cái lá cắm hai bên mái đầu. Mũi chàng mèo màu nâu nhạt, nho nhỏ với bộ ria dài, cứng, đỏm dáng. Thân hình nó thon gọn, chỉ vừa bằng cánh tay người lớn. Bốn chân của mèo có những ngón chân u lên như đôi hài nhung đen. Chàng mèo đi lại uyển chuyển, ngoe ngoe cái đuôi dài, ra dáng một tay săn chuột điềm tĩnh, khôn ngoan.

Buổi sáng mèo ta thường nằm ườn ở hiên nhà sưởi nắng, xế trưa, mèo đi đi lại lại trong nhà. Chàng mèo ngó nghiêng lên tường nhà, chuẩn bị bắt thạch sùng. Thạch sùng chỉ là món để mèo nghịch chơi. Chuột mới chính là món mèo thích. Chiều tối, chàng mèo ngồi như bất động ở góc nhà, bốn chân thu lại, đuôi cong áp sát mặt đất. Chàng rình chuột. Mắt chàng mèo lúc này sáng quắc, chăm chú nhìn vào góc nhà, nơi mẹ em hay để thực phẩm chăn nuôi. Một con chuột nhắt lấp ló rồi chạy đến gần bao bắp. Mèo ta phóng đến, chỉ nghe một tiếng “chít” vang lên gọn lỏn. Mèo ta ngoạm chú chuột xấu số ra sân sau. Mèo vờn chuột, đùa giỡn chán rồi mới ăn. Nhờ chú mèo, nhà em bớt hẳn chuột phá thóc lúa. Chàng mèo khá tinh khôn, chàng cũng biết mừng chủ. Khi em đi học về, chàng mèo chạy đến, kêu một tiếng “meo” mừng rỡ rồi cạ thân mình, nép vào chân em. Em cúi xuống vuốt đầu chàng mèo. Mèo ta rất bằng lòng, chàng lim dim mắt nom vừa dễ thương, vừa buồn cười.

Nuôi mèo để đỡ bị chuột cắn phá đồ đạc trong nhà nên hầu hết ở nông thôn, mọi nhà đều nuôi mèo bắt chuột. Chàng mèo bắt chuột giỏi của em được mọi người khen ngợi và thường gọi đùa chàng là “Dũng sĩ diệt chuột”. Em rất yêu chàng mèo và thường đùa giỡn với chàng. Thế nên, ngoài những lúc làm “Dũng sĩ diệt chuột” chàng mèo là một người bạn thân của em, biết nhõng nhẽo, làm dáng và đón em ở cửa nhà sau mỗi buổi học về. Chàng mèo thật đáng yêu! (Hết)

AI MUỐN K THÌ IB MK NHA

Bài làm:

Ngày đầu tiên mới về, Tôm còn bé xíu, chắc chỉ mới cai sữa mẹ thôi. Đến nay cũng đã gần 3 tháng nên Tôm trông cứng cáp hơn hẳn. Lông nó vàng óng mượt mới đẹp làm sao. Đầu Tôm tròn như một quả bóng te nít, lại có thêm hai tai hình tam giác xinh xinh. Hai con mắt to tròn, xanh biếc, trong trẻo như nước biển long lanh buổi sáng. Cái mũi phớt hồng xinh xắn, ướt át mỗi khi Tôm liếm láp vệ sinh mặt mũi. Thân hình Tôm bé xíu như cánh tay em thôi. Bốn chân nhỏ nhắn, thon thả. Mỗi bước đi nhẹ nhàng, uyển chuyển như đang lướt ván vậy. Cái đuôi nhỏ dài trông thật duyên dáng. Khi Tôm di chuyển, chiếc đuôi phối hợp nhịp nhàng y như một vũ công xiếc chuyên nghiệp.

Vốn là một con mèo cái, nhưng Tôm rất năng động, chạy nhảy đùa nghịch suốt ngày. Tôm thích đi trêu chọc những bạn mèo nhà hàng xóm. Nhưng có khi Tôm lại trầm tư, chỉ nằm một chỗ nhìn xe cộ qua lại. từ ngày có Tôm, nhà em không còn nghe thấy tiếng chuột nữa. Những con chuột to gan mỗi khi nghe tiếng kêu oai hùng của Tôm cũng phải tim đập chân run. Tôm hay di chuyển quanh bếp, đảo mắt nhìn quanh để phát hiện những con chuột vô phép. Trông Tôm như một cô bảo vệ oai nghiêm, hết mình vì nhiệm vụ của mình vậy.

Những lúc nắng ấm, Tôm lại dành ra một khoảng thời gian nằm dài sưởi ấm. Tôm ngồi khoanh tròn trên cửa sổ, đưa chân lên liếm liếm rồi xoa hết mặt, trông thật ra dáng một chú mèo trưởng thành. Rồi khi chán, Tôm lại lôi cuộn len đồ chơi ra vờn quanh, chạy nhảy khắp nhà.

Cứ đến giờ ăn, Tôm tự giác nằm bên bát của Tôm. Nó ăn rất ngoan, không để hạt cơm nào vương vãi ra sàn nhà. Ăn xong, Tôm quay xuống bếp tiếp tục công việc canh giữ bếp núc. Tối đến, Tôm nằm lên chân em, ngoan ngoãn xem em học bài. Thỉnh thoảng Tôm dúi đầu vào cánh tay em nũng nịu. Những lúc như thế, trông Tôm thật điệu đà, duyên dáng.(Hết)

24 tháng 6 2019

Nhà em có nuôi một chú mèo con rất đẹp. Em đặt tên cho nó là Bạch Tuyết. Chú có một bộ lông trắng mềm mại, điểm những đốm vàng và nâu nhạt. Cái đầu tròn tròn, hai cái tai dong dỏng dựng đứng lên rất thính nhạy. Đôi mắt bạch tuyết trông rất hiền lành nhưng ban đêm lại sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Cái đuôi cong lên tựa dấu hỏi như thể làm duyên. Bốn cái chân thon thon, bước đi nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Mỗi khi em học bài, Bạch Tuyết thường nũng nịu cọ bọ ria trắng như cước vào chân em. Những lúc như vậy, em lại âu yếm thưởng cho chú một miếng bánh cá ngon lành. Lúc rảnh rỗi, em lại cùng với Bạch Tuyết ra ngoài công viên gần nhà chơi. Đi ngủ, em lại ôm chú vào lòng ngủ thật say. Trong giấc mơ, em mơ thấy Bạch Tuyết và em chơi đùa thỏa thích. Bạch Tuyết đã trở thành một phần không thể thiếu trong gia đình em. Mọi người trong nhà ai cũng yêu quý chú mèo.

24 tháng 6 2019

Nhà em có nuôi một chú mèo con rất đẹp. Em đặt tên cho nó là Bạch Tuyết. Chú có một bộ lông trắng mềm mại, điểm những đốm vàng và nâu nhạt. Cái đầu tròn tròn, hai cái tai dong dỏng dựng đứng lên rất thính nhạy. Đôi mắt bạch tuyết trông rất hiền lành nhưng ban đêm lại sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Cái đuôi cong lên tựa dấu hỏi như thể làm duyên. Bốn cái chân thon thon, bước đi nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Mỗi khi em học bài, Bạch Tuyết thường nũng nịu cọ bọ ria trắng như cước vào chân em. Những lúc như vậy, em lại âu yếm thưởng cho chú một miếng bánh cá ngon lành. Lúc rảnh rỗi, em lại cùng với Bạch Tuyết ra ngoài công viên gần nhà chơi. Đi ngủ, em lại ôm chú vào lòng ngủ thật say. Trong giấc mơ, em mơ thấy Bạch Tuyết và em chơi đùa thỏa thích. Bạch Tuyết đã trở thành một phần không thể thiếu trong gia đình em. Mọi người trong nhà ai cũng yêu quý chú mèo.

24 tháng 6 2019

A. Lí thuyết:

-Chơi chữ là lợi dụng sắc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn, thú vị.

-Các lối chơi chữ:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

+ Dùng lối nói trại âm

+ Dùng lối nói lái

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

B. Ví dụ:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

VD:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ mà rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

+ Dùng lối nói trại âm

Sánh vơi Na va ranh tướng Pháp ( Danh tướng)

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

+ Dùng lối nói lái

VD: Khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn  ( Con ngựa)

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

Đi tu Phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. --> Đồng nghĩa.

C. Bài tập:

BT1. Phân tích cách đối từ ngữ và lối chơi chữ trong các ví dụ sau:


a.Nhà Chỉn cũng nghèo thay! Nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quay cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, nhờ tớ đỡ đần trong mọi việc;

Bà đi đâu vội mấy! Để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm. 

b. Nhà cửa để lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp

Cơ đồ đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi.

Gợi ý:

@.Phân tích đối ngữ trong hai ví dụ trên:

a.

* Đối từ ngữ- đối ý:

bà( bà lão)lão( ông lão)
hay lam hay làmvất vơ vất vưởng
thắt lưng bó quebúi tóc củ hành
xắn váy quay cồngbuông quần lá tọa
chân đăm đá chân chiêugật gù tay đũa tay chén
tớai
đỡ đần trong mọi việckể lể chuyện trăm năm

* Đối thanh: bằng-trắc

*Từ loại:

-đại từ-đại từ VD: bà>< lão

-Ngữ cố định đối với ngữ cố định

-Đối các từ cùng trường nghĩa:

+ Trường nghĩa nghèo ( thuộc bà lão): hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quay cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, đỡ đần

+ Trường nghĩa nghèo ( thuộc ông lão): vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa tay chén, kể lể.

b.

* Đối từ ngữ- đối ý:

nhà cửacơ đồ
lầm thanbỏ bễ
convợ
aikẻ
rèn cặpđe loi

* Đối thanh: bằng-trắc

@ Phân tích nghệ thuật chơi chữ:

a.

-Chơi chữ đồng âm: củ hành ( tên một loại củ) và tên kiểu tóc

-thắt lưng: là dây thắt lưng- còn chỉ cách ăn mặc

-lá tọa ( kiểu thực vật)- buông quần lá tọa ( kiểu ăn mặc)

b. Chơi chữ đồng âm

-than: chất đốt- lầm than, vất vả

-Rèn: chỉ hoạt động của nghè rèn, cặp dụng cụ của nghề rèn- rèn cặp, uốn nắn, bảo ban

-bễ: dụng cụ thổi gió của nghề rèn- bỏ bễ: bỏ không trông nom gì hết

-loi: thoi , đe: vật cứng làm bằng thép ( dụng cụ nghề rèn)- đe loi là nỗi lo sợ  về một tai họa có thể xảy ra.( mất vợ)

Vì chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt , sao cho ở đó song song tồn tại hai lựơng ngữ nghĩa khác hẳn nhau đựơc biểu đạt bởi cùng một hình thức ngôn ngữ , nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa . Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ , văn chương Việt Nam . 

hc tốt

trời đột nhiên đổ mưa. Mặt đất mặt đất nóng bức, ngột ngạt bỗng dưng được tưới một làn nước mát, nhẹ tênh. Sân trường đầy bụi bặm giờ được gội rửa nom sạch sẽ, thoáng mát. Chưa kịp lấy cái hơi để hít vào cái không khí dễ chịu ấy thì trời lạ chợt nắng, đỏ bừng. Thật đúng là cơn mưa rào mùa hạtìm các từ láy, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại trong...
Đọc tiếp

trời đột nhiên đổ mưa. Mặt đất mặt đất nóng bức, ngột ngạt bỗng dưng được tưới một làn nước mát, nhẹ tênhSân trường đầy bụi bặm giờ được gội rửa nom sạch sẽ, thoáng mát. Chưa kịp lấy cái hơi để hít vào cái không khí dễ chịu ấy thì trời lạ chợt nắng, đỏ bừng. Thật đúng là cơn mưa rào mùa hạ

tìm các từ láy, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại trong các từ gạch chân.

tìm 2 cụm danh từ, 2 cụm động từ, 2 cụm tính từ

câu văn nào trong đoạn văn trên thể hiện đầy đủ nội dung đoạn văn 

từ in đậm trong đoạn văn trên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? vì sao?                                                                                                            từ đó em hãy lấy thêm ba ví dụ về hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong tiếng việt                                                                 

tìm các phó từ trong đoạn văn

0

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Từ xa xưa, ông bà ta có câu “ uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về Lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. truyền thống về long biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp. để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “ Lòng biết ơn”.

II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “Lòng biết ơn”?

Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

2. Biểu hiện của Lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

3. Tại sao phải có long biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có Lòng biết ơn.

4. Mở rộng vấn đề
Có một số người hiện nay không có long biết ơn.
Vd: ăn cháo đá bát
Qua cầu rút ván

III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về Lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện Lòng biết ơn.

1. Mở bài – Nghị luận về lòng biết ơn

Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

2. Thân bài – Nghị luận về lòng biết ơn

Biết ơn là gì?

Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.

Biểu hiện của lòng biết ơn

Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.
Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.
Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo về và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.
Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy đã biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam.

Tại sao sống cần phải có lòng biết ơn?

Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.
Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.
Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.
Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn
Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

Phải làm gì để rèn luyện và thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống?

Trước hết, phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những giá trị lợi ích. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Lòng biết ơn không nên nằm ở lời nói hay thái độ mà biểu hiện thành những hành dộng cụ thể, thiết thực, thực sự đem lại tác động tích cực đối với xã hội.
Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành qủa lao động trong xã hội. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.
Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.
Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Phê phán những biểu hiện của lòng vô ơn

Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng,. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.
Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự vô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”… Thái độ sống ấy không những thể hiện sự kém cỏi của nhân cách con người mà còn khiến họ bị người người khác xa lánh ghét bỏ.

Bài học

Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.
Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.

3. Kết bài – Nghị luận về lòng biết ơn

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt”. Hiểu rõ và hành động để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vậy, sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.