K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Vào cuối lớp sáu, em được cha mẹ của cô thưởng cho một chuyến đi đến bãi biển Sầm Sơn. Đó là một cảnh đẹp em không thể quên. Sầm Sơn là một khu du lịch biển nổi tiếng của tỉnh Thanh Hoá. Nằm cạnh bãi biển là khu nghỉ dưỡng, khách sạn rất rộng rãi và khang trang. Nhưng ấn tượng lớn nhất của vùng đất này là không khí trong lành, thoáng mát. Các đường phố rộng lớn, sạch sẽ...
Đọc tiếp

 Vào cuối lớp sáu, em được cha mẹ của cô thưởng cho một chuyến đi đến bãi biển Sầm Sơn. Đó là một cảnh đẹp em không thể quên.

 Sầm Sơn là một khu du lịch biển nổi tiếng của tỉnh Thanh Hoá. Nằm cạnh bãi biển là khu nghỉ dưỡng, khách sạn rất rộng rãi và khang trang. Nhưng ấn tượng lớn nhất của vùng đất này là không khí trong lành, thoáng mát. Các đường phố rộng lớn, sạch sẽ và thanh bình, rợp mát dưới bóng dừa . Thật tuyệt vời khi đi xích lô qua các đường phố. Không khí mát mẻ và trong lành làm cho du khách cảm thấy rất thoải mái.

 Nhưng có lẽ món quà lớn nhất mà thiên nhiên tặng cho Sầm Sơn là bãi biển đẹp. Từ bờ biển nhìn ra, bãi tắm giống như một đường cong màu xanh mềm mại. Lại  gần có thể thấy biển là rất sạch sẽ và màu xanh. Những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ biển như ru ngủ những hàng dừa. Biển Sầm Sơn thú vị nhất là những con sóng mạnh mẽ, đẩy lên và xuống như chơi đùa với chúng ta.

 

 Nếu muốn được ngắm nhìn toàn cảnh bờ biển, ta có thể đi ca nô ra xa bờ một chút. Ca nô rẽ nước tạo thành những vệt trắng như tuyết. Trên ca nô, ta được ngắm nhìn một bên là bờ biển đông vui nhộn nhịp một bên là nước biển mênh mông xanh trong rất tuyệt vời. Đặc biệt, tuy gọi là biển nhưng ở Sầm Sơn ta vừa có thể thưởng thức cảm giác mênh mang của biển cả, vừa có thể cảm nhận sự hùng vĩ của núi non.

 

 Nhìn về phía đông, ta thấy một vùng phi lao xanh rờn. Sóng nước tạo những bụi nước li ti bao phủ vùng cây khiến nhìn từ xa ta có cảm giác đó là vùng tiên cảnh nào. Đi lại gần, ta mới biết đó là rừng phi lao lao xao đón gió quanh năm mà người dân nơi đây trồng để chắn gió. Đi về phía Tây, ta lại bắt gặp núi Cô Tiên khá hùng vĩ. Đứng dưới chân núi, nhìn trước mắt ta thấy biển vỗ rì rào, đằng sau lưng lại có vách núi dựng đứng hiểm trở.

 

 Mấy ngày ở Sầm Sơn, được thưởng thức vẻ đẹp của cảnh đẹp kì thú này càng khiến em thấy tự hào về đất nước Việt Nam giàu đẹp, trù phú của mình.

 

0
Thư bảo cho tướng hiệu, quan viên quân nhân thành Tam Giang được biết: Người quân tử quý nhất ở chỗ biết thời cơ, hiểu lẽ biến, lượng sức để làm việc. Nay có người lấy trứng chim chọi với núi Thái Sơn, lấy càng bọ ngựa ra ngăn bánh xe, mà cứ cho là còn có thừa sức, thế thì có thể cho là ngu quá. Lũ các ngươi có vài trăm quân, độc giữ cô thành, kháng cự với ta, như thế có khác...
Đọc tiếp

Thư bảo cho tướng hiệu, quan viên quân nhân thành Tam Giang được biết: Người quân tử quý nhất ở chỗ biết thời cơ, hiểu lẽ biến, lượng sức để làm việc. Nay có người lấy trứng chim chọi với núi Thái Sơn, lấy càng bọ ngựa ra ngăn bánh xe, mà cứ cho là còn có thừa sức, thế thì có thể cho là ngu quá. Lũ các ngươi có vài trăm quân, độc giữ cô thành, kháng cự với ta, như thế có khác gì đâu. Xét thành trì các ngươi, không cao sâu bằng thành trì Nghệ An. Lương thực các ngươi trữ không nhiều bằng lương thực ở Diễn An. Mà tướng tá vũ dũng các ngươi đông sao bằng Diễn Nghệ. Chức vị các ngươi lại không bằng Sái Đô Đốc. Nay Diễn, Nghệ, Thuận Hóa, Thanh Hóa, Thị Kiều, Xương Giang, Tân Giang, quân sĩ đóng ở các xứ đều mở cửa thành ra hàng. Ở dưới ngàn Bồ Đề, Sái Đô Đốc đã định ngày rút quân về Kinh. Phàm các vợ con quan quân cùng tài sản, nhất thiết không bị tơ hào. Thế mà lũ các ngươi vẫn cứ mê muội, không biết nghĩ xa, sao xét việc chậm thế. Phàm các tướng sĩ ta, người nào lại chẳng lăm le cầm giáo mác định lên mặt thành. Nhưng ta còn ngại trong thành dân vô tội, chỉ vì lũ ngươi làm cho mê muội. Đến khi trống trận nổi lên, ngọc đá sẽ không phân biệt.
Thư mấy chữ gửi cho biết.
(Thư dụ thành Tam Giang, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, Tập hạ,
Hoàng Khôi biên dịch, NXB Văn hóa thông tin, 2001, tr. 526 – 527)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Theo văn bản, điều đáng quý nhất của người quân tử là gì?
Câu 3. Nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Nay Diễn, Nghệ, Thuận Hóa, Thanh Hóa, Thị Kiều, Xương Giang, Tân Giang, quân sĩ đóng ở các xứ đều mở cửa thành ra hàng”.
Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về thái độ của Nguyễn Trãi đối với giặc Minh được thể hiện trong văn bản?

0
Giúp mình với mọi người ơi Năm mới chúc nhau - Trần Tế Xương Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Phen này ông quyết đi buôn cối, Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu: Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Đứa thì mua tước, đứa mua...
Đọc tiếp
Giúp mình với mọi người ơi Năm mới chúc nhau - Trần Tế Xương Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Phen này ông quyết đi buôn cối, Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu: Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Đứa thì mua tước, đứa mua quan. Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa bán vừa la cũng đắt hàng. Lẳng lặng mà nghe nó chúc con: Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn. Phố phường chật hẹp, người đông đúc, Bồng bế nhau lên nó ở non. Bắt chước ai ta chúc mấy lời: Chúc cho khắp hết ở trong đời. Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước, Sao được cho ra cái giống người. Câu 1:Xác định thể thơ Câu 2:Chỉ ra 3 từ thể hiện những lời chúc của nhân vật "nó" trong bài thơ Câu 3:Nêu hiệu quả của việc sử dụng cặp đại từ "nó - ông" trong bài thơ Câu 4:Lời chúc năm mới trong bài thơ gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
0