Viết 1 đoạn văn 5 đến 7 câu về 1 vấn đề đc gợi lên từ ngữ liệu(cấu tạo đoạn văn ,cách diễn đạt 1 vấn đề,có câu nêu nội dung chính ,các câu còn lại diễn giải ,làm rõ ý chính ,biết nêu bài học cho bản thân và mọi người)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường sạch sẽ rất cần thiết cho một cuộc sống yên bình và khoẻ mạnh. Môi trường giúp con người, động vật và những sinh vật sống khác lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay, môi trường của chúng ta đang bị rối loạn bằng nhiều cách khác nhau. Bất cứ hình thức làm rối loạn sự cân bằng tự nhiên nào cũng đều ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường. Điều này không chỉ phá hủy cuộc sống của con người mà còn ảnh hưởng đến tất cả mọi sinh vật sống. Chúng ta có thể bảo vệ môi trường của chúng ta bằng các hành động nhỏ của mỗi người trên Trái Đất. Chúng ta nên giảm lượng rác thải, chỉ bỏ rác đúng nơi quy định... và nhiều cách đơn giản khác. Bảo vệ môi trường cho sự sinh tồn của nhân loại là điều rất quan trọng. Khi chúng ta bảo vệ môi trường, chúng ta đang bảo vệ chính bản thân mình và cả tương lai của chúng ta nữa. Hãy cùng nhau chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Chắc chắn rằng không ai muốn sống trong một thế giới không có rác thải.
Đây nhé bạn !
Thiên nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, bởi nó không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên thiết yếu mà còn tạo nên môi trường sống hài hòa, bền vững. Từ không khí trong lành, nước sạch, đến đất đai màu mỡ và các loại thực phẩm, tất cả đều xuất phát từ thiên nhiên. Thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng bất tận, nuôi dưỡng tâm hồn con người thông qua vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng, sông suối hay biển cả. Tuy nhiên, con người đang ngày càng khai thác quá mức và hủy hoại thiên nhiên, dẫn đến các vấn đề như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tương lai của chính chúng ta. Vì vậy, việc bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người, nhằm đảm bảo cuộc sống xanh, sạch và bền vững cho các thế hệ mai sau.
Một lần, khi em đang chuẩn bị đi học về, trời bỗng dưng mưa to, gió thổi mạnh. Bố em đã lái xe đưa em đi học từ sáng, nhưng khi đến giờ tan học, chiếc xe bất ngờ bị hỏng giữa đường. Cả hai bố con phải dừng lại ven đường, trong lúc mưa rơi như trút nước xuống. Bố cố gắng kiểm tra xe nhưng không thể sửa được. Em cảm thấy lo lắng, nhưng bố không hề tỏ ra bực bội. Bố bảo em đứng vào bên trong một mái hiên gần đó, còn bố đứng dưới mưa để đợi người sửa xe. Mưa vẫn rơi không ngừng, nhưng bố vẫn cố gắng giữ cho em không bị lạnh. Sau một lúc, chiếc xe được sửa xong, và chúng em lại tiếp tục hành trình về nhà. Dù bị ướt và mệt mỏi, nhưng em cảm thấy rất ấm áp vì tình yêu thương và sự kiên nhẫn của bố. Đó là một kỷ niệm đáng nhớ trong lòng em, vì nó không chỉ là một lần đi dưới mưa, mà còn là một bài học về sự kiên cường và tình yêu thương của cha dành cho con.
Bài thơ "Việt Nam quê hương ta" đã vẽ lên trong em một bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động đến nao lòng. Không chỉ là những hình ảnh cụ thể như "rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt", "núi cao, biển rộng", mà bài thơ còn gợi lên cả một không gian sống tràn đầy sức sống, tình người ấm áp. Em cảm nhận được sự giàu có, đa dạng của thiên nhiên Việt Nam: từ vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sự bao la của biển cả đến sự trù phú của đồng ruộng, sự xanh mướt của đồi chè. Tất cả đều được tô điểm bằng những gam màu tươi sáng, rực rỡ, tạo nên một bức tranh quê hương đầy sức hút. Nhưng hơn cả, bài thơ còn khắc họa tình yêu quê hương sâu đậm, tự hào dân tộc mãnh liệt của tác giả, điều đó truyền đến em một cảm xúc khó tả, thôi thúc em thêm yêu mến và tự hào về đất nước mình. Vẻ đẹp của quê hương trong bài thơ không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên mà còn là vẻ đẹp của con người, của tình yêu, của sự gắn bó máu thịt, khiến em càng thêm trân trọng và quyết tâm bảo vệ, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
Tác giả Nguyễn Đình Thi đã đưa cả đất nước Việt Nam tươi đẹp vào thi phẩm “Việt Nam quê hương ta”. Nhà thơ chỉ chọn những hình ảnh tiêu biểu nhất như cánh cò, đồng lúa, ngọn núi Trường Sơn, mà như tái hiện được cả non sông gấm vóc của tổ quốc. Từ trong mảnh đất ấy, đã sinh ra những con người hiền lành, chân chất nhưng cũng vô cùng kiên cường, dũng cảm. Họ sinh ra từ làng, nên yêu làng, yêu tổ quốc. Họ sẵn sàng gác lại mọi thứ ở phía sau để chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc. Đó là Việt Nam trong tâm thức của nhà văn Nguyễn Đình Thi, và cũng là Việt Nam trong triệu triệu trái tim người con của mảnh đất hình chữ S này. Nhịp thơ lục bát ngân vang như câu ca, đã góp phần làm cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương trong bài thơ trở nên càng thêm tự nhiên, mạch lạc. Bởi tình yêu nước ấy ai ai cũng có, chỉ là khác nhau ở cách biểu đạt mà thôi.Việt Nam quê hương ta là một bài thơ lục bát mang đậm tình yêu quê hương xứ sở của tác giả. Xuyên suốt bài thơ, là những hình ảnh tươi đẹp và thân thương gắn liền với biết bao thế hệ người dân nước ta. Đó là những biển lúa rập rờn với cánh cò bay lượn tự do. Là những người nông dân chân chất thật thà với tấm áo vải nâu mộc mạc. Là những người anh hùng mạnh mẽ, đứng lên vì độc lập tự do, bất chấp bom lửa khói đạn mà lao ra chiến trường. Là những người con gái dịu hiền, là những người mẹ anh hùng, là những vùng đất tươi xanh khiến ai đến cũng không muốn về. Đó chính là quê hương Việt Nam trong tâm thức bao người con đất Việt. Chính bài thơ, đã gợi lên, dựng nên một cảm xúc yêu thương, tự hào khó tả trong lòng em. Khiến em muốn đứng dậy để khám phá mảnh đất hình chữ S tươi đẹp này.
Thông điệp từ hai dòng thơ là tình yêu thương và sự hy sinh to lớn của mẹ dành cho con cái luôn đáng trân trọng hơn mọi thứ khác, ngay cả những ngôi sao
Với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ngay từ khi là một cậu bé nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ " Cây dừa" với cách sử dụng từ ngữ, so sánh hình ảnh cây dừa làm toát lên sự bình dị, gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Qua ngòi bút của tác giả, hình ảnh cây dừa hiện lên như tâm hồn của con người Việt Nam với những nét đẹp và phẩm chất tốt. Nhà thơ đã cho người đọc thấy được sự nhân hậu, lương thiện của người dân hay sự chịu thương, chịu khó của người nông dân qua câu thơ “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Tình yêu quê hương đất nước luôn dũng cảm, hiên ngang bảo vệ Tổ quốc như những người lính nơi biên cương xa xôi được thể hiện trong câu “Đứng canh trời đất bao la”, “Mà dừa đủng đỉnh như là đi chơi”. Đọc xong bài thơ khiến chúng ta cảm thấy càng yêu mến quê hương mình hơn, yêu thiên nhiên và những thứ bình dị xung quanh. Cuối cùng thì mỗi chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ quê hương đất nước vì ông cha ta ngày xưa đã hi sinh để có một cuộc sống độc lập, tự do.
Hôm nay đã là mùng năm tháng chạp âm lịch, lại là ngày chủ nhật, cả gia đình tôi đi chợ. Tôi háo hức lắm bởi chợ quê đông vui với các thúng, các mẹt, các chòi, các bãi… nổi tiếng cả một vùng. Chợ quê tôi ở gần trung tâm huyện, họp trên một bãi đất rộng, ngay đầu chợ có cây gạo to, nên được gọi là chợ Gạo. Chợ chỉ họp mỗi tháng ba lần, mẹ tôi gọi là chợ phiên. Bảy giờ sáng, cả nhà tôi bắt đầu ra khỏi nhà. Chúng tôi hoà vào dòng người đi chợ. Khác hẳn với phiên chợ bình thường, phiên chợ Tết đông nghịt người. Người từ các nơi đổ về, chật cứng cả lối đi. Mọi ngưòi ai cũng ăn mặc đẹp. Nhiều người dân tộc ăn mặc lạ mắt, sặc sỡ, làm cho toàn cảnh chợ Tết rực rỡ đủ các màu sắc. Và lúc này là thời điểm nhộn nhịp nhất của một năm, mọi người ai cũng chen nhau đi đi lại lại mua bán. Chợ quê tôi năm nay đã khác xưa nhiều, thay vì các thúng, các mẹt,… giờ là các ki-ốt, cửa hàng,… trông khang trang hẳn lên. Các gian hàng ngày thường trống trơn, nay đầy ắp hàng hoá. Trước mặt tôi là khu bán lương thực, hoa quả, trông thật hấp dẫn. Những quả dưa hấu tròn, to trông như những chú lợn con. Những quả thanh long đỏ hồng và tròn căng, sắn miếng, sắn củ bán theo bó, xếp dọc thành một hàng. Ngô bắp hạt vàng, to, chắc mẩy túm thành từng bó. Thứ làm tôi hấp dẫn nhất là những thúng hạt dẻ, sọt cam, quýt căng tròn, mọng nước. Tôi nhìn mà nhỏ cả nước miếng. Sau dãy hoa quả là một dãy hàng rau. Những mớ rau xanh mơn mởn. Rau cải, rau xà lách, rau dền, rau cải cúc,… được bó thành từng bó to, trông thật hấp dẫn. Người bán đứng, ngồi, nói cười luôn miệng, tay lúc vẫy, lúc xua. Người mua thì chen chúc, bới lục, tiếng nói ồn ã, líu ríu. Sau đó, cả nhà tôi đến khu bán gia súc và cá cảnh, ở đây cũng nhộn nhịp, tấp nập chẳng kém gì khu bán lương thực, hoa quả. ở khu vực bán trâu, bò người mua đăm chiêu, suy tính, kì kèo giá cả. Khu vực bán lợn mới thật là hay : những chú lợn nằm trong rọ, trắng hồng hoặc đen huyền cứ kêu “ụt ịt, ụt ịt” nghe thật vui. Tôi và em tôi rất muốn xem những chú chó kêu ăng ẳng nhưng mẹ tôi không cho vì có thể làm mất nhiều thời gian. Tiếp đến, gia đình tôi đến khu bán cá cảnh. Các chú cá với đủ màu sắc bơi lội tung tăng, lượn đi lượn lại trông thật thích mắt. Đông vui, nhộn nhịp nhất là khu bán vải, quần áo, chỉ thêu,… Khách hàng là phụ nữ của nhiều dân tộc từ những bản làng xa xôi trên núi cao, họ mặc những bộ trang phục sặc sỡ với những hoa màu rắc rối phức tạp đến hoa cả mắt. Họ đeo vòng bạc khắp cổ tay, cổ chân,… Chúng tôi dừng lại ở gian hàng quần áo của một cô chừng ba mươi tuổi. Cô bán hàng đon đả, khéo léo, cô bán giá cả phải chăng nên mẹ tôi mua cho hai chị em tôi mỗi người một bộ quần áo để diện Tết. Chà ! Thơm quá ! Mùi thơm này toả ra từ khu bán hàng ăn. Đồ ăn để ở nồi, ở chậu, đặt trên lá. Đặc biệt là một món ăn nấu trong một cái chảo to tướng. Ớ đây có một món ăn chắc là ai cũng biết, đó là thắng cố của người dân tộc. Cạnh khu bán hàng ăn là cửa hàng tranh. Tranh đủ loại, tranh Đông Hồ, tranh đá quý,… Tranh có những cành đào tuyệt đẹp và những chữ nho nhiều kiểu cách được cụ đồ ngồi vẽ dưới sự trầm trồ của mọi người. Tôi mải mê ngắm nhìn mà quên cả thời gian. Phải nói rằng, phiên chợ tết này mang đậm tính văn hoá của đồng bào vùng núi phía bắc. Đó là nơi giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các dân tộc. Ôi ! Thế là trời đã về trưa, chợ cũng vãn dần, gia đình tôi cũng đi về nhà cho kịp bữa trưa. Ngày hôm nay để lại cho tôi nhiều niềm vui, tôi sẽ không bao giờ quên phiên chợ Tết này. Tôi chỉ mong phiên chợ quê tôi họp đúng vào ngày chủ nhật vì khi ấy tôi lại được cùng mẹ loanh quanh khắp chợ.