K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vào một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tôi rong chơi trong khu vườn nọ rồi không may mắc nạn. Đang loay hoay không biết làm sao thì có một cô bé ra vườn tưới cây đã thương tình cứu tôi.

Tôi vô cùng cảm kích trước lòng tốt của cô bé bởi tôi mắc nạn đã lâu mà không có ai cứu giúp. Ai trông thấy họ hàng bọ hung chúng tôi cũng ghét bỏ và chỉ muốn đi xa. Nhiều khi chính bản thân tôi cũng thấy tự ghét chính mình, ghét những việc mình đã làm trước đây. Cô bé có lẽ không hiểu nên tôi kể cho cô nghe câu chuyện của tôi. Câu chuyện rất dài .

Kiếp trước tôi cũng được làm một con người sống trên trần gian. Tên tôi là Lý Thông, làm nghề bán rượu. Nhưng sau khi mắc sai lầm tôi đã bị trừng phạt biến thành bọ hung, suốt đời chỉ ở những xó xỉnh hôi hám và bị người đời khinh ghét. Tôi bị trừng phạt vì đã đối xử không tốt với Thạch Sanh, cậu em kết nghĩa của tôi. Thạch Sanh là chàng trai mồ côi nhưng tốt bụng, hiền lành và khỏe mạnh. Khi về ở với mẹ con tôi, cậu ta rất được việc, chịu khó làm ăn mà không đòi hỏi điều gì. Thạch Sanh tốt bụng là thế mà tôi đã bao lần lấy oán trả ơn. Tôi đã lừa cậu ấy đi canh miếu thờ nhưng mục đích thực là để thế mạng tôi cho mãng xà. Nhưng Thạch Sanh không chết mà còn giết được con vật độc ác nữa. Thế là tôi nghĩ cách cướp công và đuổi Thạch Sanh đi. Sau khi đến kinh thành dâng công lên hoàng thượng, tôi được bổ chức quan Quận công danh giá, sống trong sung sướng, tôi dần dần quên đi người em kết nghĩa tốt bụng của mình.

Một thời gian sau, nhà vua tổ chức hội kén rể cho công chúa. Nàng xinh đẹp quá khiến tôi cũng mơ ước được làm phò mã. Nhưng không may nàng bị con đại bàng quái ác tha đi mất. Mất con, nhà vua vô cùng đau khổ. Người sai tôi đi cứu công chúa và hứa gả nàng cho tôi. Trong niềm vui sướng ngập tràn tôi cũng vô cùng hoang mang lo sợ, không biết công chúa ở đâu mà tìm.... Và một lần nữa tôi may mắn được Thạch Sanh giúp. Tôi không muốn gặp lại cậu em kết nghĩa này nhưng nghĩ chỉ có cậu ấy tìm được nơi công chúa bị giam giữ nên lợi dụng. Thạch Sanh vốn thật thà nên nhận lời giúp ta không chút nghi kỵ. Sau khi cứu được công chúa, ta đã lấp miệng hang lại, vĩnh viễn chôn vùi chàng ta.

Tôi khấp khởi vui mừng vì mang được công chúa trở về cho hoàng thượng. Tôi đã nghĩ đến cảnh tượng một hôn lễ hoành tráng và được làm phò mã nhà vua. Nhưng dường như ước muốn ấy không được thực hiện. Công chúa sau khi được cứu ở hang về thì bị câm không nói năng được gì nữa. Nàng lúc nào cũng buồn rười rượi. Việc cưới xin đành phải hoãn lại. Trong lòng tôi lo lắng không yên.

Trong ngục tối, bỗng một hôm vang lên tiếng đàn. Tiếng đàn nghe mới não nùng làm sao, nó vang động đến tận hoàng cung, nó làm cho công chúa tự nhiên nói được. Câu đầu tiên nàng nói là muốn cha cho gặp người gảy đàn. Linh tính tôi mách bảo có chuyện không hay nhưng vẫn cố chờ đợi. Không ngờ tôi lại gặp

Thạch Sanh. Thật éo le biết bao. Mọi tội lỗi của tôi bị vạch trần trong phút chốc. Bao mơ ước giàu sang, phú quý và lễ cưới với công chúa đã không còn. Có lẽ tôi sẽ bị mất mạng nữa. Nhưng nhờ có Thạch Sanh tốt bụng, tôi được tha tội chết, về quê sinh sống làm ăn. Nhưng lưới trời lồng lộng, không bị chết dưới đao kiếm nhà vua lại bị trừng phạt bởi đao kiếm nhà trời. Thần sét được phái xuống trừng phạt tôi. Thế là từ đó, tôi không được đầu thai làm kiếp người nữa mà đời đời lảm gã bọ hung hôi hám ở xó xỉnh tối tăm...

Cậu em kết nghĩa Thạch Sanh của tôi, sau đó đã được lấy công chúa. Lễ cưới của họ tưng bừng lắm. Nhưng lại vướng vào loạn 12 nước chư hầu kéo sang đánh vì trước kia bị công chúa từ hôn. Tôi nghĩ chắc lần này Thạch Sanh khó chống đỡ được. Nhưng tài ba thay, chàng ấy nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần kì của mình mà đánh thắng được lũ giặc, không tốn một mũi tên. Khâm phục thay cho tài trí Thạch Sanh.

Tôi hối hận lắm vì những sai trái của mình. Đời đời, kiếp kiếp tôi chỉ là con bọ hung bị ghét bỏ. Tôi chỉ ao ước một lần được hoá kiếp làm người, khi ấy tôi sẽ không làm điều xấu xa nữa. Không biết đến khi nào điều ước xa xôi đó mới thành hiện thực...

28 tháng 1 2020

Xin chào các bạn! Tôi là Bọ Hung. Hôm nay, tôi sẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện của chính tôi và qua đây, mong mọi người đừng phạm phải sai lầm như tôi. Tôi vốn sinh ra được làm kiếp người, tên họ Lý Thông, nhưng do đã làm quá nhiều điều sai trái nên kiếp này tôi phải chịu phạt của ông trời, bị biến thành kiếp bọ hung.

Tôi làm công việc bán rượu ở vùng quê nghèo, quanh năm chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng. Trong một lần đi bán rượu, tình cờ tôi gặp được Thạch Sanh, cậu ấy mồ côi cha mẹ nhưng là một người khỏe mạnh và tốt bụng. Tôi chợt nảy ra ý kết nghĩa huynh đệ với Thạch Sanh, cậu ấy vui vẻ đồng ý ngay. Khi về nhà tôi, cậu ấy chăm chỉ siêng năng và không đòi hỏi gì nhiều. Cậu ấy là người nhân hậu thật thà, thế mà tôi lại lấy lòng tiểu nhân hãm hại cậu ấy. Tôi lừa cậu ấy thay tôi canh miếu, mục đích là thế mạng tôi cho Chằn tinh ăn. Nhưng cậu ấy không chết lại còn giết được con Chằn tinh hung ác kia. Tôi chẳng những không biết ơn công cứu mạng của Thạch Sanh lại còn lừa cậu ấy chiếm chiến công giết Chằn tinh. Sau khi tôi lên kinh thành dâng chiến công cho hoàng thượng, tôi đã được phong chức quan Quận công và sống trong sung sướng, tôi đã quên đi người em kết nghĩa của mình.

Một thời gian sau, nhà vua kén rể cho công chúa, công chúa là một người cao quý, dung mạo xinh đẹp làm bao người mê mẩn. Nhưng không may trong buổi kén rể, công chúa đã bị một con đại bàng lớn bắt đi. Nhà vua đã cử tôi đi cứu công chúa, nếu cứu được công chúa, vua sẽ gả công chúa cho tôi. Nghe được tin này tôi rất vui nhưng cũng rất lo lắng vì tôi không biết công chúa ở đâu và bản thân cũng chẳng có tài cán gì cả. Tôi chợt nhớ đến Thạch Sanh, lân la đến nhờ cậy và thật may mắn, được Thạch Sanh giúp. Cậu ấy giúp tôi tìm được chỗ công chúa bị giam giữ, tìm được công chúa và cứu được nàng. Nhưng lúc đó, sự ích kỉ và lòng tham nổi lên, tôi đã lấy đá lấp kín cửa hang, để một lần nữa chiếm công lao của Thạch Sanh.

Khi đưa công chúa về hoàng cung, tôi hí hửng nghĩ đến lễ cưới sang trọng với công chúa và được trở thành phò mã của nhà vua. Nhưng ước nguyện ấy không thành được vì sau khi trở về, công chúa không nói chuyện, mặt nàng lúc nào cũng buồn rười rượi. Bỗng một ngày, đột nhiên trong ngục tối, tiếng đàn nghe rất bi thương và não nùng vang đến tận hoàng cung, khi công chúa nghe thấy tiếng đàn, nàng đã nói chuyện được trở lại. Câu đầu tiên nàng nói là muốn gặp người gảy đàn. Linh tính của tôi mách bảo có chuyện gì đó không hay sẽ xảy ra. Quả đúng như vậy, tôi gặp lại Thạch Sanh và mọi tội lỗi của tôi đã bị vạch trần. Tôi tưởng chừng mình sẽ bị nhà vua trừng phạt nhưng không, Thạch Sanh đã xin nhà vua tha tội cho tôi, tôi quay trở lại quê làm ăn nhưng do nghiệp của tôi quá lớn, ông trời không tha thứ cho tôi, tôi đã Thần Sét đánh chết và hóa kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh sau đó đã lấy công chúa và trở thành phò mã. Lễ cưới tổ chức tưng bừng, các hoàng tử của tám nước chư hầu vì ganh ghét đố kị đã tập hợp quân đội kéo sang đánh vào kinh thành. Nhờ sự tài ba của Thạch Sanh, cậu ấy đã đánh tan liên quân tám nước. Sau đó, nhà vua đã truyền ngôi cho Thạch Sanh.

Tôi rất hối hận về những việc mình đã làm trong quá khứ. Tôi đã bị trừng phạt, bị biến thành con bọ hung bẩn thỉu bị mọi người ghét bỏ. Tôi muốn trở lại làm người để sửa lại mọi lỗi lầm của mình. Qua câu chuyện của tôi, mong mọi người hãy sống nhân nghĩa, thương người tốt bụng như Thạch Sanh vì "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".

qua bài thơ của nhà thơ Hồng Thiện thì cảm nhận của em về bài thơ vô cùng sâu sắc .Nó nói lên ý kiến riêng của mọi người .Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm là vì mẹ đã quen với công việc đồng áng, nó đã quá quen thuộc với mẹ nên chỉ cần nhìn qua là mẹ đã hình dung nó như một lưỡi liềm.Ông rằng như con thuyền cong mũi bởi vì ông đã từng đc đi thuyền hoặc ông đã từng có ấn tượng gì đó với con thuyền.Bà nhìn hạt cau phơi ,bà đã ăn rất nhiều trầu mà trù thì ko thể thiếu cậu nên bà dã hình dung mặt trăng như miếng câu bị cắt rồi đem phơi. Cháu cười quả chuối vàng tươi ngoài trời ,cháu là trẻ con nên khi thấy mặt trăng vừa cong cong lại còn màu vàng nhìn y như quả chuối đã chín.Bố nhớ khi vượt Trương Sơn trăng như cánh chợp chờn trong mây ,bố đã từng đi ra chiến trương nen khi leo núi cao thì ánh trăng càng dễ bị che phủ bởi mây nên trông như cánh cò chợp chờn trong mây. Cảm nhận mỗi người rất khác nhau, mỗi người một suy nghĩ hình tượng mặt trăng quá nhiều hình dáng làm cho bài thơ sinh động hơn, hay hơn.

28 tháng 1 2020

Hay:)))

8 tháng 3 2023

                Bài làm                                 mưa làm gió trên lớp tui hát karaoke đầu tư xây dựng và phát triển của các bạn nhỏ đến lớn lên trong đội hình tiêu biểu của ông nội của mình á hậu Hoàng Anh gia Lai Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng đã ra đi của mình á hậu Hoàng Anh gia Lai Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng đã ra đi của mình á hậu thụy và các mối nguy của bạn và gia tăng trong thời hạn bảo vệ quyền sở có những sự cố xảy Ra đời năm luôn luôn là sự kỳ thị người đã cảm nhận sau này khi bữa cơm gia đình luôn vui vẻ 

Vì em rất ngoan nên đc tất cả mọi người yêu quý còn bn Nam thì rất nghịch ngợm nên các bn trong lớp em luôn xa lánh.

28 tháng 1 2020

+ Mặc dù gia đình em còn khó khăn,nhưng bố mẹ luôn yêu thương và dành những gì tốt đẹp nhất tới em.

#Châu's ngốc

28 tháng 1 2020

DÀN BÀI :

I. Mở bài

Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.

II. Thân bài

1. Tả hình ảnh con đường quen thuộc

– Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp? Đường đất hay đường rải đá? Lát gạch, tráng xi măng…?)

– Những nét riêng quen thuộc.

+ Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những ngôi nhà).

+ Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.

2. Con đường vào buổi sáng khi em đi học

– Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.

– Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.

– Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.

III. Kết luận

Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?

BÀI VIẾT :

Có lẽ sau này khi đã lớn, tôi sẽ đi rất nhiều nơi, qua rất nhiều con đường khác có thể to, có thể nhỏ, có thể giàu nhưng trong một góc ở trong tim mình, mọi đường nét của con đường từ nhà đến trường sẽ không bao giờ có thể phai nhòa.

Mỗi sớm mai thức dậy, khi bình minh lên trên thành phố, tôi sải từng bước trên con đường đến trường trong niềm vui hân hoan đón đợi. Nhà tôi ở trong một con ngõ nhỏ hướng ra mặt phố, đi từ ngõ ra là đường lớn và khoảng cách trường vẻn vẹn năm trăm mét đường thẳng. Trên con đường xi măng phẳng lì còn lấp lánh khi ánh mai tỏa rạng ngời, không bao giờ vắng những lượt xe đi ngang.

Dù mỗi sáng, khi tôi đi học còn khá sớm nhưng trên đường vẫn rộn ràng tiếng người, tiếng xe làm cho lòng tôi chợt thấy nhuốm màu mùi vị của cuộc sống tươi vui, nhiệt thành. Hai bên đường là nhà cửa cao tầng mọc san sát nhau với những mảng sơn lúc nào cũng tươi mới, càng rực rỡ hơn trong nắng và gió. Trên hè phố, luôn có thể nhìn thấy những tốp người đi bộ buổi sáng, những tốp học sinh đi học,… hòa mình trong không khí tươi vui nói cười của dòng người trên hè phố trong làn gió nhẹ khiến cho tôi yêu quý cuộc sống này biết bao.

Dọc con đường còn có những hàng ăn sáng rất khang trang và phong phú như hàng phở, bánh mì, bánh cuốn,… Tôi vẫn thường hay tạt vào các quán trên con đường này để mua đồ ăn sáng, có lẽ đã quen nên tôi luôn thấy đồ ăn trên con đường này là ngon nhất. Trên con đường ấy, cách trường khoảng năm mươi mét, sau khi qua một ngã tư đèn xanh đèn đỏ, hai bên đường lúc này chỉ còn là hai hàng cây xanh ngắt tỏa bóng mát khắp con đường, rải màu xanh dẫn đến ngôi trường thân yêu.

Khi đã bước vào cung đường này, nếu là mùa hè thì cái nóng bức ngoài kia không còn đáng lo ngại nữa mà thay vào đó là những luồng gió mát rượi và những tiếng chim hót líu lo trong vòng cây kẽ lá khiến cho ai cũng phải yêu đời hơn.Trong tôi, con đường đi học lúc nào cũng đẹp, cũng thân thương, là con đường vô cùng quan trọng trong cuộc đời tôi. Đây là con đường đưa tôi đến với ước mơ, với niềm vui mỗi ngày, là con đường cả đời tôi không bao giờ có thể quên.

28 tháng 1 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

28 tháng 1 2020

Dàn ý thuyết minh về ngày tết nguyên đán

I. Mở bài: giới thiệu về ngày tết

Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Ngay tết cổ truyền có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi, và cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt. ngày tết cổ truyền quan trọng nhất là ba ngày tết, chúng ta cùng tìm hiểu ba ngày tết này.

II. Thân bài: thuyết minh về ba ngày tết

1. Nguồn gốc ngày tết:

  • Theo như văn hóa Phương Đông thì thời khắc giao thừa rất quan trọng, bắt đầu cho sự khởi đầu, khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng
  • Theo người Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế 2879 TCN và sau đó có nhiều sự điều chỉnh

2. Các gia đoạn chính trong ngày tết:

  • Cuối năm
  • Tất niên
  • Giao thừa
  • Xông đất
  • Xuất hành và hái lộc
  • Chúc tết
  • Thăm viếng
  • Mừng tuổi
  • Hóa vàng
  • Khai hạ

3. Ba ngày tết:

Ngày thứ nhất: "Ngày mồng Một tháng Giêng"

  • Đây là ngày đầu tiên của một năm
  • Là một ngày rất quan trọng
  • Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất
  • Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng som họp
  • Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình

Ngày thứ 2: "Ngày mồng Hai tháng Giêng"

  • Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia
  • Tục lệ “ mồng hai tết mẹ”

Ngày thứ 3: "Ngày mồng Ba tháng Giêng"

Theo tục “ ngày mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình.

4. Các lễ vật có trong ngày tết:

  • Mâm ngũ quả
  • Cây nêu
  • Tranh tết
  • Câu đối tết
  • Hoa tết
  • Thức ăn ngày tết: bánh chưng, bánh tét, kẹo, mức,….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về ngày tết

  • Đây là một lễ rất có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam
  • Chúng ta nên duy trì ngày lễ quan trọng này

Đề bài: Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

Văn mẫu lớp 8

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

#Châu's ngốc

6 tháng 2 2020

     Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa quan trọng. Nếu chúng ta từng biết đến một lễ Giáng sinh an lành và ý nghĩa đối với phương Tây (theo đạo Thiên chúa giáo) thì Tết Nguyên đán cũng ý nghĩa như vậy đối với người Việt Nam. Với những tên gọi khác nhau như Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán, Tết âm lịch, đều thể hiện ngày đặc biệt quan trọng trong năm. Thường thì Tết âm lịch sẽ rơi vào giữa tháng Hai dương lịch, hoặc sớm hơn là và cuối tháng Một. Các ngày lễ chính của Tết là ngày mùng 1,2,3. Nhưng để chuẩn bị cho những ngày trọng đại này thì mọi nhà thường bắt đầu chuẩn bị từ 23 tháng Chạp.  Để đón một cái Tết lớn trong năm, mọi thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi thứ. Sau 23 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị đều đã được bắt đầu. Mỗi thành viên đều được phân công công việc của riêng mình.   Mọi công việc chuẩn bị này có thể kéo dài đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch, đây là ngày cuối cùng của một năm, mọi người cùng nhau chuẩn bị mâm cơm đoàn viên và được gọi là mâm cơm “tất niên”. Đây có lẽ là mâm cơm cầu kì nhất trong năm, nó thường có nhiều món cùng với việc trang trí đặc sắc hơn so với bữa ăn thường ngày. Món ăn đặc biệt không thể thiếu đó là thịt gà. Gà được chế biến sẵn rồi luộc cả con, để ráo nước để chuẩn bị cúng vào thời khắc quan trọng nhất trong năm. Một trong những công tác chuẩn bị quan trọng nhất cho ngày Tết cổ truyền đó chính là mâm ngũ quả. Đúng như cái tên gọi của nó, thường có năm quả đại diện cho những điều may mắn, tốt đẹp nhất trong năm. Tùy vào các vùng miền mà năm loại quả này được chọn khác nhau.  Bước sang thời khắc quan trọng nhất đó chính là ba ngày Tết. Mùng 1, mùng 2 và mùng 3 là những ngày đầu năm mới. Mọi người sẽ cùng nhau đi thăm hỏi và chúc Tết gia đình, người thân và bạn bè. Họ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Một trong những điều thú vị nhất đó chính là tục lì xì đầu năm. Thông thường mọi người  sẽ lì xì (mừng tuổi) cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ với ý nghĩa mong mọi điều tốt lành. Hết ba ngày tết, mọi người lại quay về cuộc sống thường ngày với những tất bật, bộn bề.  Ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là ngày đầu tiên trong năm mà còn mang ý nghĩa truyền thống văn hóa của người dân. Đó là phong tục, tập quán của Việt Nam. Tết còn là nơi gia đình đoàn tụ, sum vầy, là nơi yêu thương trở về. Tết mang ý nghĩa giúp cho con người ta xích lại gần nhau hơn, thêm yêu thương và gắn bó.  Mỗi người dân Việt không ai là không yêu và mong chờ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Với những ý nghĩa quan trọng, to lớn, Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Nó sẽ mãi được lưu truyền và gìn giữ cho đến mãi sau.

28 tháng 1 2020

Quê hương em không trù phú, giàu có nhưng luôn yên ả, thanh bình với những khung cảnh quen thuộc mà rực rỡ, tươi đẹp. Cảnh nào cũng mang những vẻ đẹp riêng. Nếu mùa xuân gợi về một điệu xanh: xanh trúc, xanh tre, xanh bèo, xanh lá và cả xanh trời, thì mùa thu lại thơm nồng hương lúa chín, mùa đông kéo cả cái rét thấu da thấu thịt về trên quê hương. Nhưng cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè lại để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất.

Trời tờ mờ sáng. Màn sương giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm. Sương đọng lại trên những vòm lá xanh, long lanh như hạt ngọc. Trên trời từng vệt sao li ti vẫn tỏa sáng lấp lánh. Thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua lay động cả hàng tre đầu làng. Tiếng xào xạc, vi vu như tấu lên bản hòa ca ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Xa xa, vẫn thấy thấp thoáng ánh đèn vàng mờ ảo chưa tắt trong chiếc chòi nhỏ ven sông. Đâu đây đã nghe thấy tiếng gà gáy “Ò...ó…o” gọi mọi người thức dậy, chào đón một ngày mới. Bà em hay bảo, gà có tính hiếu thắng. Trong xóm, chỉ cần có một con cất tiếng gáy là tất cả các con còn lại đồng loạt gáy theo. Chúng cứ gân cổ lên mà gáy, vỗ cánh phành phạch để khoe chất giọng nội lực của mình. Người dân trên quê hương em vốn hay lam hay làm, cần cù, chịu khó, nên trời chưa sáng hẳn mà các bác, các cô, các dì đã thức dậy. Người vác cuốc ra đồng, người quẩy gánh hàng rong ra chợ bán. Tiếng cười nói rôm rả, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe kéo lộc cộc, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng. Nhịp sống cứ thế chậm trôi, làm nên bản sắc quê hương Việt Nam.

Vừng Đông, những tia nắng đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Ông mặt trời như lòng đỏ từ từ nhô lên sau rặng tre đầu làng, nở nụ cười phúc hậu chào đón nhân gian. Sương tan dần, đất trời như thay áo mới. Chiếc áo được dệt nên bởi màu sắc rực rỡ và âm thanh tươi vui. Nắng lên, bầu trời xanh và cao hơn. Những đám mây trắng bồng bềnh hững hờ trôi. Những chú chim thoăn thoắt truyền từ cành nọ sang cành kia như những cô cậu nghịch ngợm. Tiếng chim ríu rít của chim sâu cùng với tiếng ngân vang của dàn đồng ca mùa hạ như gọi về một miền kí ức xa xôi. Nắng len lỏi vào khu vườn của bà, mơn man những trái chín ngọt lành. Nắng hòa điệu với những nụ cười trong sáng, rạng rỡ của các cô cậu học trò, đang rảo bước trên con đường làng đầy sỏi đá.

Phóng tầm mắt ra xa thấy con sông quê đã cựa quậy mình thức dậy. Đứng trên triền đê nhìn xuống dòng sông như dải lụa đào thướt tha, yêu kiều bao quanh lấy xóm làng thân thuộc. Bên bờ, hai hàng liễu rủ đang soi bóng mình trên mặt nước giống những cô gái tuổi đôi mươi vẫn còn đỏm dáng làm duyên. Mặt nước phẳng lặng như chiếc gương soi phản chiếu mây trời. Thỉnh thoảng, có chú rái cá nhảy lên đớp mồi rồi nhanh chóng lặn xuống, để lại những vòng tròn lan xa. Bác nông dân đã dẫn đàn vịt xuống sông. Con nào, con nấy đều béo trùng béo trục với bộ lông trắng ngà. Chúng cứ kêu “Cạp…cạp” liên hồi nghe thật vui tai.

Cánh đồng lúa nằm hai bên bờ sông. Cánh đồng lúa mượt mà như tấm thảm nhung trải ra tít tắp đến tận chân trời. Hương lúa thơm nồng hòa quyện với mùi đất quê hương, làm nên một mùi thơm ngai ngái mà bất cứ người con xa quê nào cũng đều nhớ về. Xa xa từng đàn cò trắng đang chao liệng đôi cánh. Thấp thoáng bóng dáng lưng còng của người dân quê cần cù, chăm chỉ. Cô gió khẽ thổi một vài cơn gió nhẹ để hong khô những giọt mồ hôi nóng hổi đang lăn dài trên má ai.

Quê hương em vào buổi sáng mùa hè thật đẹp, nó khiến cho bất cứ ai xa quê đều mong muốn được trở về, đắm mình trong làn nước trong lành, được đất mẹ bao bọc, che chở, yêu thương. Ngắm nhìn quê hương mình, em tự nhủ sẽ phấn đấu học hành chăm chỉ để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

#Châu's ngốc

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi, Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường . Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích chòe đang luyện giọng hòa cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran.

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ lấp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan tỏa theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hòa chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Lũy tre ven đê vẫn đưa mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan tỏa khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

28 tháng 1 2020

Trong khu rừng cây rậm rạp, um tùm có một chú Bướm vàng với những chấm đen trên cánh đang xập xòe nhởn nhơ dạo chơi. Bướm bay qua những cành cây với một vài bông hoa đang nở rộ đón chào.

Bỗng Bướm phát hiện một chú Ong mật đang mải mê hút mật trên một bông hoa mà Bướm vừa đến. Bướm bay tới, buông lời thỏ thẻ:

- Chào Ong mật, đến hôm nay tôi mới gặp lại bạn. Ô, lúc nào bạn cũng cần cù hút mật. Tại sao bạn không đi du ngoạn, vui chơi như tôi? Trời cho ta đôi cánh để bay lượn tung tăng kia mà! Chúng ta thật diễm phúc, suốt đời chỉ biết du ngoạn mà thôi, phải không Ong?

- Ô, bạn nói sao? Suốt đời bạn chỉ biết du ngoạn thôi à! Không thể đơn giản như thế đâu, cũng có đến một lúc nào đó bạn nên làm việc như tôi đây này, Bướm ạ!

Vẫn cái giọng thỏ thẻ ấy vang lên:

- Trời cho ta đôi cánh, còn con người ở đời lại được đôi chân. Cánh chẳng để bay nhởn nhơ, chân chẳng để rong chơi thì để làm gì? Bạn chẳng biết gì cả, suốt ngày lo làm lụng, thật là mệt nhọc. Còn tôi chỉ biết bay khắp nơi, bay dập dìu qua những rừng cây trái ngọt, những vườn hoa màu sắc rực rỡ suốt cả bốn mùa. Xuân đến, loài bướm chúng tôi được khoác lên những bộ trang phục mới để dạo chơi, thật là hạnh phúc!
Ong vốn ít nói nhưng nghe cái giọng chua loét ấy của Bướm, bèn cất tiếng:

- Bướm có biết con người nói gì về chúng ta không? Bướm suốt ngày chỉ biết rong chơi, còn loài Ong chúng tôi bay đây đó để tìm mật giúp con người chữa bệnh và đem lại cuộc sông con người nhiều điều tốt đẹp.

Bướm nghe thế, vội tranh cãi:

- Ô, cuộc sống bạn lúc nào cũng bận bịu, vất vả như vậy, ai mà chịu được. Các nhà khoa học đã bảo rằng xã hội loài ong là một xã hội nghiêm ngặt, đi làm về phải có phấn hoa, có sản phẩm thì mới được vào cửa, mà khi vào không được lộn cửa lộn nhà. Còn nếu không có sản phẩm thì đừng hòng vào cửa. Ôi! Cuộc sống của bạn sao lại gò bó như thế! Còn cuộc sống tôi thì khác hẳn, suốt ngày tôi chỉ biết dạo chơi, chỉ biết đi khắp nơi để tìm nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp. Tôi không phải làm nhiều chi cho cực cái thân!

Tuy trò chuyện với Bướm nhưng Ong vẫn không ngừng làm việc. Ong vẫn mải mê hút mật. Nghe Bướm nói, Ong rất bực mình nhưng cố lặng thinh bởi Ong còn làm biết bao công việc. Trong khu rừng bao la này có biết bao bông hoa chứa đầy ắp mật vàng óng đang chờ đón Ong. Vì vậy, Ong không nỡ bỏ lỡ công việc để phân giải đối với gã Bướm lười biếng này Ong phải đi làm đây. Ong sẽ chắt chiu cho con người những giọt mật ngọt ngào tươi mát và làm cho cuộc sống của chúng ta ngày tốt đẹp hơn.

#Châu's ngốc

28 tháng 1 2020

Mỗi mùa hè đến tôi lại được về quê hương của mình. Ngồi ngắm cảnh chiều hè tôi thấy lòng mình bồi hồi xao xuyến xiết bao! Chao ôi! Khung cảnh thật thanh bình, yên ả.

Trên cao, bầu trời trong xanh, ông mặt trời đỏ ối như quả cầu lửa. Những áng mây trắng như những chiếc kẹo bông đậm đà, ngọt lịm. Thoang thoảng trong không khí mùi lúa chín thơm lừng. Thảm lúa vàng ươm. Mỗi khi có cơn gió thổi qua, những sóng lúa lại toả ra xa dần xa dần rồi biến mất. Trên cánh đồng lúa vang lên tiếng nói cười vui vẻ của các bác nông dân. Những triền đê xanh ngút ngàn trải dài gợi bao niềm vui đầy ắp.

Trở về với con đường làng, với những hàng cây rợp mát, hương hoa như bao phủ lấy tôi. Cây phượng mang trên mình những đốm lửa đỏ rực. Bằng lăng nhuộm một màu tím ngát. Tiếng cười đùa vui vẻ vang lên. Mỗi em nhỏ đang cầm một cuộn dây thoả thích thả diều. Những chiếc diều đang bay lượn trên không trung, chiếc thì có hình chú cá màu lửa hồng ấm áp, chiếc lại là chú bạch tuộc dữ dằn màu xanh lam… Riêng tôi, tôi chọn một chiếc diều hình con rồng oai hùng.

Cuối cùng, đám trẻ con chúng tôi trở về với vườn cây nhà bà Tám. Bước vào đó, mùi mít chín ngọt thơm nức quyến chân chúng tôi. Bóng cây rợp mát cả khu vườn. Đám trẻ chơi bi, nhảy lò cò. Cả khu vườn tràn ngập tiếng cười ấm áp.

Ông mặt trời đạp xe xuống núi. Chân trời như rực lên bởi dải lụa màu hồng phớt diệu kì. Trong làng, khói toả ra nghi ngút từ các gian bếp. Vậy là hoàng hôn đã buông xuống rồi. Các bác nông dân từ những cánh đồng trở về nhà bắt dầu bữa cơm tối bình yên. Ngày hôm đó, tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời trên quê hương mình.

Nguồn : https://baigianghay.com/ta-canh-buoi-chieu-tren-que-huong-em-van-mau-hay-lop-6

Hok tốt 

# owe

28 tháng 1 2020

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con đường đi học của em uốn quanh làng, men theo đồng lúa. Mỗi chiều đi học về em như thả hồn mình trước cánh đồng lúa ngút ngàn.

2.Thân bài: Tả theo trình tự thời gian.

- Ông mặt trời lững thững đạp xe qua ngọn tre.

- Làm gió nhẹ mơn man, đùa nghịch trên ngọn cây, kẽ lá.

- Những tia nắng vàng nhạt dần.

- Cánh đồng là một màu vàng.

- Những bông lúa chín vàng, nặng trĩu uốn cong, ngả đầu về một hướng, chờ tay người gặt.

- Những đợt sóng lúa nhấp nhô theo làn gió.

- Dọc hai bên bờ sông là hàng bạch đàn cao vút, soi bóng xuống mặt nước trong veo.

- Đàn trâu bò mộng, đàn bò vàng mượt trên đường làng.

- Lũ chim chiền chiện lúc bay, lúc sà xuống ruộng lúa.

- Chim cu gáy bay về từng đàn.

- Trên bờ ruộng, mấy bác nông dân đang trò chuyện, tay nâng bông lúa lên ngắm. Gương mặt ai cũng tràn trề niềm vui, chờ đợi một mùa vụ bội thu.

- Ven bờ, một chị phụ nữ đang buộc những khóm lúa cạnh bờ.

- Xa xa, mấy bạn nhỏ đang đi học về.

3. Kết bài:

- Trời nhá nhem tối, em về nhà trong tâm trạng vui vui.

Em ước sao khoảnh khắc hoàng hôn còn ở mãi trên cánh đồng để ai cũng nhìn thấy một màu vàng của no ấm.

>> Tham khảo bai văn mẫu khác: Văn mẫu lớp 5: Tả cánh đồng lúa chín ở quê em vào buổi sáng

Bài văn tả cảnh buổi chiều trên cánh đồng số 1

Tả cánh đồng lúa vào buổi chiều

Nếu ai đã một lần ngắm cảnh hoàng hôn trên quê tôi thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Nhất là vào những buổi chiều hè như chiều nay.

Khi ông mặt trời vội vã đạp xe về đỉnh núi phía Tây kết thúc cuộc hành trình dài, cũng là lúc tôi học bài xong chạy ra đầu làng để hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ. Chà, quê hương mình lúc này mới đẹp làm sao! Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời. Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà và tràn xuống cả ao làng. Tất cả trông như rực sáng hơn. Những làn gió Nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, cô gió vui mùng đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Chà, đẹp quá! Trên nền trời cao thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la. Xa xa, những chỏm núi màu xanh biếc nhấp nhô trông thật tuyệt! Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch làm cả mặt ao rực lên lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện xong. Phía chân đê, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về.

Mải ngắm quê hương, ông mặt trời xuống núi từ bao giờ. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần, mờ dần. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng để kết thúc một ngày làm việc bổ ích. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả.

Chà, quê mình đẹp quá! Đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương thanh bình êm ả này. Tôi mong mình sẽ học thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.

#Châu's ngốc