K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2020

Ở nước ta, cảnh xô đẩy, chen lấn tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, bến tàu và nhiều môi trường khác là khá phổ biến, khiến nhiều người khó chịu. Đã có rất nhiều người lên án gay gắt hành vi này nhưng có vẻ nhưng chen lấn, xen ngang vẫn tồn tại và trở thành “Nét văn hóa” của người Việt Nam.

Ở nước ngoài, việc phải xếp hàng mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các lĩnh vực là điều dĩ nhiên, không có gì phải bàn cãi. Sau vụ thảm họa kép xẩy ra năm 2012 tại Nhật Bản, hẳn chúng ta ai cũng xúc động trước hình ảnh những hàng người kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi đến lượt mình được nhận khẩu phần cứu trợ trong thời khắc khó khăn và thiếu thốn nhất. Vì sao như vậy? Bởi họ tin tưởng, biết chắc chắn phần họ mong đợi sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng. Họ có lòng tin vào việc xếp hàng.

Ai trong chúng ta đi qua thời bao cấp, đều đã quen với việc phải xếp hàng. Từ việc mua lương thực thực phẩm, trở thành biên chế chính thức tại các cơ quan nhà nước, đến việc nhập hộ khẩu vào thành phố đều phải xếp hàng tuần tự và theo tiêu chuẩn đặt ra. Thế tại sao bây giờ người Việt chúng ta không còn xếp hàng nữa?

Nếu nói rằng: Do ý thức của người Việt Nam chúng ta kém, không kiên nhẫn xếp hàng e là chưa chính xác. Tôi thấy người Việt Nam khi ra nước ngoài đều xếp hàng và kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình theo trật tự của nước sở tại. Tôi cũng không ít lần chứng kiến người nước ngoài ở Việt Nam lái xe máy phóng vèo vèo, vượt đèn đỏ, chen lấn còn khỏe hơn người Việt.

Tại một phòng khám bệnh, khi tất cả mọi người đang chờ đợi đến lượt mình được thăm khám thì bỗng nhiên có một người khoác áo blus trắng, dẫn theo một người bệnh đi thẳng vào phòng khám khỏi cần phải xếp hàng chờ gọi tên mặc cho nhiều con mắt ngỡ ngàng nhìn họ.

Có một nhân viên đang làm việc ở sở nọ than phiền rằng: Họ đã nhiều năm công tác theo hình thức ký hợp đồng có thời hạn, làm việc hết mình và yên tâm chờ đợi sẽ đến lượt được vào biên chế chính thức theo quy định. Nhưng đùng một cái, tiêu chuẩn “Công chức nhà nước” đã không đến được với họ mà tự nhiên rơi vào một nhân viên mới vào chưa được bao lâu. Nghe nói người này cháu của “Chú Hai”. Đã và đang còn rất nhiều trường hợp xen ngang chiếm chỗ tương tự như vậy xẩy ra.

Không thay đổi được, xã hội đành chấp nhận cho sự “xen ngang” tồn tại trong cuộc sống như một tất yếu. Chen lấn thay thế cho xếp hàng và lâu dần tiến lên đến tầm “Chạy”. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này? Rõ ràng có một phần do ý thức của một bộ phận dân chúng còn lạc hậu, nhưng có lẽ chủ yếu do quản lý xã hội của chúng ta còn thiếu tính công khai, minh bạch. Thêm vào đó là nạn tham nhũng, nạn “con ông cháu cha”…đã xói mòn và triệt tiêu sự công bằng của xã hội và cơ hội của mọi người. Điều đó làm cho mọi người mất dần lòng tin. Và vì thế khiến cho việc xếp hàng gần như không tồn tại trong tư duy người Việt nữa.

Vì vậy, việc xếp hàng trong xã hội không thể có được nếu chỉ kêu gọi thay đổi ý thức và nếp sống của người dân mà quan trọng nhất là phải bắt đầu từ cách quản lý xã hội của thể chế. Phải minh bạch công khai, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và chia đều cơ hội cho tất cả mọi người. Sự công bằng phải luôn được thực thi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Nếu có được điều đó chắc chắn niềm tin sẽ trở lại với mọi người và mọi người sẽ gương mẫu xếp hàng để xây dựng một nếp sống văn minh.

#Châu's ngốc

lập dàn ý ???

29 tháng 1 2020

Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú, đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. ông chúa đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một mối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kỳ vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.

Mối bi kỹ:h thân ỏ' nơi tù, hồn ở giang sơn cũ đã tạo nên chất men ngưỡng mộ đối với hoài niệm. Qua tâm linh của loài hổ, rừng núi hiện lên trong vẻ kỳ vĩ đắm say. Kỳ vĩ vì thâm nghiêm bóng cả cây già, kỳ vĩ vì dữ dội oai hùng với các từ gào, hét, thét, dữ dội; kỳ vĩ hoang vu bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên tuổi, riêng phần bí mật.

Trong cảnh núi rừng kỳ vĩ đó hiện lên hình ảnh oai linh của chúa sơn lâm. Trọng tâm của bức tranh rừng này là con hổ. Nhưng trước khi để hổ hiện ra, Thế Lữ đã dựng cảnh để gợi không khí oai hùng, kinh sợ. Vào đúng lúc tiếng gào thét của thiên nhiên đang ở đỉnh cao dữ dội, chúa sơn lâm xuất hiện. Đầu tiên chỉ thấy bàn chân,

một bước chân dõng dạc, đường hoàng. Câu thơ như đoạn phim cận cảnh quay chi tiết, thu hút sự chú ý của khán giả. Sau bàn chân là tấm thân, xuất hiện rất từ tốn nên càng oai hùng, to lớn. Chiều dài của tấm lưng trải ra theo câu thơ, một sự mềm mại tích chứa sức mạnh.

Lượn tấm thăn như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Cách miêu tả từng động tác, lại là những động tác có chọn lựa của bàn chân, tấm thân và ánh mắt đã thể hiện được sự chế ngự của mãnh thú trước phông cảnh. Mấy câu thơ sau đã hoàn tất nốt bức chân dung chúa sơn lâm. Cái oai của chúa rừng còn chế ngự cả cảnh vật khi chúa đã đi qua khiến cho mọi vật đều im hơi. Câu nói kiêu hãnh của loài hổ không có gì quá đáng:

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Chỉ một đoạn thơ này đã đủ nói cái quá khứ oai hùng, giang sơn nhất khoảnh của chúa rừng. Thế Lữ còn dư sức bút, một đoạn nữa, cũng chủ ý ấy nhưng chi tiết lấy từ sinh hoạt của ác thú. Óc tưởng tượng của nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới thật phong phú, từ chi tiết thật của đời thú, ông đã dựng được chân dung tâm hồn của vị chúa tể. Có bốn cảnh: đêm trăng - ngày mưa - sáng xanh - chiều đỏ. Bức tứ bình này (Thế Lữ cũng là hoạ sĩ đã từng học Cao đẳng mỹ .thuật) ít chi tiết, nhưng nét đậm rõ, màu lên từng mảng lớn, trong cảnh có cả âm thanh khi tưng bừng tươi sáng, khi câm lặng bí ẩn. Bút pháp tả cảnh ở đây hiếm thấy trong thơ Việt Nam. Vẫn là tả tập tính của thú nhưng sức gợi của câu thơ rộng xa, giúp người đọc thấy cái hồn của cảnh và "tâm trạng" con thú.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Sự im lặng thiêng liêng có chút ghê rợn nhưng thật kỳ ảo quyến rũ: bên suối trăng một mãnh thú uống nước, rình mồi.

Tác giả nâng uy quyền của chúa rừng bằng cách đế’ hắn đối diện với thiên nhiên, tạo hóa trong cả bốn bức tranh đó - đôi diện với trăng, với mưa, với bình minh, với hoàng hôn. Và ở cả bốn khung cảnh, con hổ đều ỏ' thế chế ngự - chú ý các động từ tả hoạt động của

hổ trong bôn cảnh:

Say mồi đứng uống

Lặng ngắm giang sơn

Đợi mặt trời chết, để chiếm lẩy....

Đẹp nhất, dữ dội, bi tráng nhất là cảnh hoàng hôn. Bức tranh rực rỡ trong gam đỏ: đỏ của máu lênh láng, đỏ của mặt trời gay gắt. Tác giả dùng chữ mảnh để gọi mặt trời, tưởng như mặt trời cũng bé đi trong mắt nhìn loài hổ. Không khí chết chóc bao trùm, gợi lên do máu lênh láng, do giây phút hấp hối gay gắt của mặt trời. Chỉ ít phút nữa vũ trụ sẽ chết lặng, ngự trị trong bóng tối, chỉ còn có oai linh của hổ. Đấy là điểm cao trào nhất của quyền lực, gần như sự bất tử. Từ trên đỉnh cao huy hoàng của hồi tưởng, hổ đã sực tỉnh cái thân tù:

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?.

Lời than có sức lay động và ngân vang do sự tương phản ấy. Hùm thiêng khi đã sa cơ... Bản thân sự hồi tưởng này đã cụ thể hóa cảnh ngộ của câu thơ: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt. Mỗi lần hồi tưởng là một lần ý thức thêm sự bất lực, là một lần gặm nhấm thất bại.

Nhiều người đã bình luận có lý về ý nghĩa xã hội của bài thơ: Hổ trong cũi sắt nhớ tự do là biểu tượng cho tình cảm của người dân Việt mất nước. Bài thơ có ý nghĩa thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí tự tôn dân tộc một cách kín đáo. Tuy nhiên, nếu chỉ thấy ý nghĩa đó, chúng ta chưa thấy hết bài thơ và cũng rất nên đề phòng trường hợp khi đi vào ý nghĩa xã hội, ta dễ sa vào bình tán mà tách dần khỏi hình tượng thẩm mỹ vốn có của bài thơ. Đoạn cuối bài thơ không xuất sắc bằng các đoạn trên, nhưng lại bộc lộ rõ khuynh hướng tư tưởng của bài thơ qua tâm sự chúa sơn lâm:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu Ghét những cảnh không đời nào thay đổi Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén; lối phẳng, cây trồng Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Len dưới nách những mô nò thấp kém Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm Củng học đòi bắt chước vẻ hoang vu Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Niềm uất hận đương nhiên là vì tù túng, nhưng cái uất nhất do sự tù túng gây nên là phải chấp nhận cái tầm thường. Hổ nhó' rừng không chỉ là nhó' tự do mà còn là, theo tôi lại là chủ yếu nếu căn cứ theo văn bản của bài thơ, nhó' cái cao cả, cái chân thực, cái tự nhiên. Tới đây, chúng ta gặp thuộc tính của chủ nghĩa lãng mạn: buồn tẻ, đơn điệu, bé nhỏ trong tầm tay trần tục của con người: hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng. Xuân Diệu thuở ấy từng mo' ước:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Đây không phải là chỗ để luận cái đúng sai của nhân sinh quan này, chỉ xin nói tới nó như một đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn. Thế Lữ cũng thường say đắm những cảnh siêu phàm, những tương phản rất xa nhau của thiên nhiên:

Cảnh vĩ đại, sóng nghiêng trời, thác đổ Nét mong manh, thấp thoáng cánh hoa bay.

Thơ Thế Lữ, do vậy, nhiều lần đắm vào cảnh tiên. Niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trỏ' về với cái kỳ vĩ, siêu phàm, không chung sống được với cái tầm thường, thấp kém giả tạo. Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách, tuy rằng mang nỗi-khát khao ấy trong mình là đã mang sẵn niềm thất vọng, vì cái phi thường của các nhà lãng mạn cũng là cái phi thực. Vả lại, siêu phàm cũng dễ đồng nghĩa với cô đơn. Hãy đọc Xuân Diệu:

Ta là một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta (...) Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

(Hi mã lạp sơn)

Nỗi lòng của Hi mã lạp sơn trong thơ Xuân Diệu cũng là nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ, nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn. Quá nhấn mạnh, đến chỉ thấy ý nghĩa xã hội, e làm hẹp đi chất nhân bản của bài thơ và cũng làm mờ đi qui luật thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn. Còn một lý do nhỏ nữa: tự do của con hố là tự do của một ông chúa, ta biết ta là chúa tể của muôn loài, khát

khao tự do của hổ, qua một hình tượng của bài, là khát khao ngự trị, khát khao tước đoạt tự do của kẻ khác. Cho nên coi hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất của hình tượng.

#Châu's ngốc

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

2 tháng 2 2020

-Con có nhận a con không?- Câu này chưa thực sự nhấn mạnh hỏi 1 cách bình thường

-Con đã nhận ra con chưa?-Hỏi như lần thứ 2 "con đã nhận ra chưa" nhấn mạnh 1 lần nữa

29 tháng 1 2020

1, Chủ ngữ : Đảo xa ; Vị ngữ : tím pha hồng

2, Chủ ngữ : Cả một bãi vông ; Vị ngữ : bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư

3. Chủ ngữ : một mái chùa cổ kính ; Vị ngữ : thấp thoáng

4, Chủ ngữ vế 1 : nước biển , Vị ngữ vế 1 : xanh lơ 

 Chủ ngữ vế 2 : biển ; Vị ngữ vế 2 : đổi sang màu xanh lục 

Hok tốt

# owe

28 tháng 1 2020

giúp mk vs lm ơn hu hu giúp mk vs

29 tháng 1 2020

1) Đảo xa/ tím pha hồng ( Theo thứ tự: CN-VN)

2) Rồi thì Cả 1 bãi vông / lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư ( Theo thứ tự, bạn nhớ nha, để mình khỏi phải viết)

3) Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng/ một mái chùa cổ kính ( Theo thứ tự : VN-CN)

Trl:

1, Qua khe lậu, ló ra mấy quả đỏ chói.

 2, Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo.

 3, Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khém miệng bắt đầu kết trái.

 4, Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

Chữ ngiêng: Trạng ngữ

Chữ in đậm: Chủ ngữ

Chữ gạch chân: Vị ngữ

#HuyenAnh

28 tháng 1 2020

làm giúp tớ đi mà mn, hu hu giúp tớ với

28 tháng 1 2020

giúp mk với làm ơn