K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2020

Haizzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz

27 tháng 5 2020

câu 1 : 

Công thức thường gặp : mở bài bằng cách  xuất phát từ tác giả, tác phẩm để dẫn đến đề bài.

1 Công thức khác: đi từ lý luận văn học bởi lý luận văn học là “ gốc rễ” của văn chương.

Câu 2 :

Lỗi diễn đạt là lỗi sử dụng ngôn ngữ, tư duy của người nói

Câu 3 :

1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”
2.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)

3. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)

....v.v

Câu 4 :

Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích

Câu 5:

-Than ôi! 

-Thê thảm thay .

-.....

câu 6

 em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.

1/ Giải thích:

+ Yêu cầu đặt ra:

Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.

+ Công việc cụ thể:

Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.

Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.

Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)

- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)

- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

2/Chứng minh:

+ Yêu cầu đặt ra:

Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.

+ Công việc cụ thể:

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.

Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic là đc

Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.(vì nếu làm theo công thức nhiều thì bn sẽ không thể phát huy khả năng văn chương của bạn !)

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.

- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.

- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

3/ Bình luận:

-giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.

Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:

- Hoàn toàn nhất trí.

- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)

- Không chấp nhận. (bác bỏ)

Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.

Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.

=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:

- Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.

- Thân bài:

+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)

+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)

+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)

- Kết bài:

Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).

Câu 7:

Viết KB mở rộng hoặc ko mở rộng.

Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát,NHỚ không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài.

Câu 8 :

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ , văn

- Thể thơ ( riêng cho thơ)

- Hình ảnh thơ , văn

-Tình cảm đc gửi gắm vào bài thơ , văn

- Chi tiết thơ , văn

- Giọng điệu

- Vần (nhịp) thơ.  ( riêng thơ)

- Ngôn ngữ thơ , văn: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !...).

- Bố cục: chia thành các phần , các đoạn

Câu 9 : Có . Ko kb.

27 tháng 5 2020

Hừm có vẻ như tớ thấy tớ làm sai câu 1 hay sao ý ! Nhưng tớ sẽ sửa lại thành

Muốn làm được mở bài đi từ lý luận văn học,mỗi học sinh chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức lý luận văn học thiết thực, làm cơ sở để đi tới các vấn đề văn học nhỏ hơn.

trên đời này, có hàng ngàn, hàng vạn con đường. những con đường ấy trải dài vô tận. không ai bt đích đến của nó, nhưng không có nghĩa là nó không có điểm dừng chân. con đường từ nhà đến trường, tùy thuộc vào khoảng cách xa hay gần, nhưng nó đều dẫn đến ngôi trường thân yêu.

có lẽ ít ai thấy đc tình thân ở trường học. chỉ đơn giản vì con người ta ít ai muốn học tập, mà cho dù có muốn đi nữa thì con số ấy chẳng nổi 1 phần 5. những quan điểm như đi học chán hay là khổ cực đều đã từng có, nhiều hay ít ở trong con tim mỗi học sinh. thế nhưng, đến trường đâu chỉ để học, đến đấy còn để san sẻ tình thương giữa con người với nhau.

khi 1 đứa trẻ vấp ngã, thầy cô sẽ là người nâng đỡ. khi ta phạm sai lầm, thầy cô cũng sẽ thay ta sửa đổi. đó chính là tình thân. hay, chúng ta cũng có những tình bạn. tình bạn trong những lần đạt điểm cao, trong những lần cùng nhau rèn luyện và học tập, khi ta vui sướng và khi ta đau khổ. đó là sự san sẻ.

chúng ta có những câu nói' không thầy đố mày làm nên', 'học thầy không tày học bạn'. những điều đó chĩnh là những minh chứng rõ ràng nhất trong mối quan hệ thầy cô và bạn bè.

xin bạn đừng bao h cảm thấy sợ hãi trường, vì nó là ngôi nhà thứ 2 của bạn. trong trái tim ta luôn có tình cảm, những người làm thầy làm cô, không ai không muốn học sinh mình thành tài, những lời mắng trách cũng vì muốn ta nên người. đừng bao h chỉ dùng 1 khía cạnh để quan sát mọi thứ xung quanh. hãy dùng tình cảm để nhìn về tương lai. hãy lắng nghe thật nhiều thứ xung quanh bạn, hãy quan sát những học sinh ngày ngày đến trường, rồi sau đó, bạn hãy nói cho tôi bt rằng, con đường từ nhà đến trường dù khác nhau nhưng chúng đều dẫn tới ngôi trường đầy tình thân và chia sẻ!

.....tao tốt bụng đến mức đó thôi nhé.....

thấy không hay thì tự mày viết đi

tao rảnh quá mờ

26 tháng 6 2021

haaaaaaaaaaayyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy vl

 

3 tháng 6 2020

Tham khảo nhé:

Sách vở là người bạn không thể thiếu của mỗi con người. Nó dẫn đến cho ta bao nhiêu kiến thức từ tận sâu trong lòng đất đến vũ trụ rộng lớn, bao la. Từ vật thể nhỏ nhất như các vi sinh vật đến những hành tinh mới rộng bao la. Ai cũng phải đọc sách mới có đủ kiến thức để bước vào đời. Sách như 1 chiếc chìa khóa dẫn đến mọi thứ ta cần biết. 

Việt Nam là một nước có truyền thống hiếu học. Từ các em nhỏ đến các cụ già đều thường xuyên đọc sách về các chủ đề khác nhau. Nhưng đều hướng đến một đất nước tươi đẹp hơn. Vì vậy ai cũng rất thích những cuốn sách riêng mà có chủ đề, lời lẽ, văn chương thích hợp riêng đối với bản thân minh.Còn em, cuốn sách mà em tâm đắc nhất có lẽ là "Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành".

Cuốn sách là một món quà vào năm vừa rồi mừng sinh nhật 13 tuổi của bố mẹ tặng. Có lẽ là bố mẹ đang muốn động viên em vì vào học kì I vừa rồi em đã có thành tích học tập không tốt cho lắm. Vào năm học trước em luôn có một thành tích đáng nể nhưng chẳng rõ có phải là quá lơ là và chủ quan không nhưng vào năm học này thành tích sút hẳn. Sau khi biết thành tích này thì bố mẹ chỉ biết nhắc nhở liên tục - nói nhiều như cơm bữa. Khiến em cảm thấy như đứng ở bờ vực của một chân núi cao không còn lối thoát cho nỗi khổ này. Nhưng bố mẹ giống như vẫn có sự hiểu cho con cái nên tặng em cuốn sách ấy. 

Và rồi mỗi ngày em lại trích ra vài phút để đọc sau khi đọc xong giống như cái bờ vực to hơn và em vẫn còn cơ hội sửa lỗi. 

Cuốn sách nói cho ta rằng "thất bại chẳng sao cả mà không đứng lại được mới là thất bại thực sự". Bao nhiêu tỉ phú trên thế giới đâu thiếu những lần thất bại và rồi họ đều vượt qua và trờ thành "tỉ phú". Mỗi chương có tiêu đề như : Thất bại là \"hòn đá thử vàng\", Không chỉ có thành công mới xứng đáng được khen ngợi, Có thể thất bại nhưng không được nản lòng,... Là người bạn mà động viên ta mỗi lúc ta nản chí, là người bạn mà cổ vũ ta mỗi lúc ta mệt mỏi. Cuốn sách là một phần quan trọng để giúp một con người có thể thành công. Là người đứng sẵn ở thành công để đợi ta, là nụ cười giúp xua tan đi nỗi buồn, là hạnh phúc của sự "thất bại".

7 tháng 6 2020

Từ xưa đến nay, dù là ở thời đại nào thì sách vẫn luôn là nguồn tri thức bất tận của con người, mở ra những chân trời mới, khai sang những con đường tối tăm… Sách chính là người bạn đồng hành thân thiết, không phân biệt tuổi tác, giới tính, đẳng cấp khác nhau nó vẫn luôn là một con người “thực sự” để chúng ta tìm đến. Bởi vậy mới có người từng nói “Sách là người bạn tốt của con người”.

Thật vậy dù trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì sách vẫn luôn được trân trọng và nâng niu. Bởi sách là phương tiện truyền và lưu giữ thông tin tiện ích, đơn giản, dễ tìm, dễ sử dụng, dễ mua nhất. Không có bất cứ phương tiện nào có thể thay thế được sách. Từ xa xưa, con người đã biết làm ra sách từ rất nhiều chất liệu khác nhau như tre nứa, đá, đất nung và sau này mới là giấy. Dù là hình thức nào thì nó vẫn được gọi là “sách” theo nghĩa mà chúng ta vẫn hiểu.

“Sách là người bạn tốt của con người”, câu nói này muốn nhấn mạnh vai trò, tính năng, tầm quan trọng của sách đối với con người, với sự tìm kiếm thông tin vô tận của con người. Khi nhắc đến “người bạn tốt”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến người có thể chia ngọt sẻ bùi, người có thể đồng hành bên cạnh ta bất cứ lúc nào, dù là giai đoạn khó khăn đầy thử thách thì người bạn đó vẫn sẽ không bỏ ta ở lại. Đúng vậy, con người chúng ta trên con đường đi tìm kiếm tri thức cho bản thân mình thì gặp phải rất nhiều chông gai, khó khăn và thử thách. Sách chính là một người bạn tốt thực sự có thể giúp cho chúng ta tìm ra chân lí, tìm ra phương pháp, tìm ra đáp số cho điều mà bản thân mình cần làm.

Có thể nói sách là nơi lưu giữ thông tin lâu đời nhất. Thế giới tri thức bất tận ấy không bao giờ ngừng nghỉ, chúng ta cần tìm cách để khai phá các thông tin ấy cho riêng mình.

Nghị luận về: Sách là người bạn lớn của con ngườiRất nhiều nhà khoa học trên thế giới thành công cũng chính nhờ sách, nhờ những phát hiện mới từ trong sách và biến thành suy nghĩ, thành sáng tạo của bản thân mình.

Sách là người bạn của con người, dù bạn muốn tìm đến sách với mục đích gì thì nó vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Sách là kho tàng tri thức, là nơi chúng ta tìm đến để giải trí, để giải tỏa căng thẳng của bản thân mình, vun đắp, trau dồi nên đời sống tình cảm của bản thân mình.

Có thể nói Hồ Chí Minh là một người luôn coi sách là người bạn. Bác đã dành những thời gian rảnh rỗi để đọc sách, để học, để tìm hiểu những phong tục tập quán của các dân tộc khác trên thế giới để có thể đúc rút kinh nghiệm về xây dựng nên hệ thống luận điểm riêng của Việt Nam.

Khi đọc sách, chúng ta cũng cần phải có phương pháp học khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi khi chúng ta tìm đến sách, chúng ta đều nhằm vào một mục đích nhất định. Sách sẽ là người bạn trong hành trình tìm kiếm tri thức và khám phá thế giới xung quanh mình.

Các bạn học sinh sẽ chọn sách theo nhu cầu của mình là để trau dồi kiến thức và giải trí. Những sách các em tìm đến sẽ đáp ứng nhu cầu ấy như sách văn học, toán học, sách truyện, sách thiếu nhi…Còn những người đã có tuổi, họ tìm đến những cuốn sách có thể khơi dậy quá khứ hào hùng của lịch sử, có thể trau dồi đời sống tinh thần và có thể là những chuyện khoa học ở đâu đó trên thế giới. Như vậy, mỗi người sẽ có cách để lựa chọn những loại sách phù hợp hơn với bản thân mình.

Dù là loại sách nào, dù với mục đích gì thì sách vẫn luôn là người bạn thân thiết đồng hành cùng chúng ta trên từng chặng đường, từng bước đi. Hãy không ngừng trân trọng và giữ gìn những cuốn sách như những người bạn thân thiết.

27 tháng 5 2020

What's

7 tháng 6 2020

Bài Làm

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội... Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:

   Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

   Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó.

   Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đâu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh... xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lần đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ lão tướng Trần Hưng Đạo đến chàng trai đan sọt làng Phù Ủng... Tất cả đều đồng lòng Sát Thát và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

    Đến thế kỉ XX, dân tộc Việt Nam tuy đất không rộng, người không đông nhưng đã đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Nếu chỉ tính sức mạnh quốc gia bằng sự giàu có, bằng trình độ kĩ thuật hiện đại, bằng vũ khí tối tân, bằng số lượng binh lính... thì Việt Nam ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh không cân sức. Nhưng nhân dân ta đã đoàn kết thành một khối bền vững, cùng nhau chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, nhân dân ta đã đoàn kết với các dân tộc yêu lẽ phải trên khắp năm châu, trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp và Mĩ... Vì thế, chúng ta đủ sức mạnh để làm nên chiến thắng vĩ đại.

    Trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Nhìn con đê bên bờ sông Hồng làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, bảo vệ vựa lúa nuôi sống bao người, ta càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Công trình thủy điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể nào hoàn thành được nếu thiếu bàn tay, khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân Việt Nam và chuyên gia các nước bạn. Những giàn khoan trên biển Đông đưa dầu khí lên làm giàu cho đất nước cũng là công trình của sức mạnh đoàn kết. Chúng ta có thể kể thêm rất nhiều ví dụ khác nữa để chứng minh.

    Câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. 

   Nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng em đã nhắc nhở nhau xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tinh thần đoàn kết sẽ tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em đạt được những kết quả tốt đẹp trong học tập và rèn luyện.

15 tháng 6 2020

Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.

Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm…a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?b. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật...
Đọc tiếp

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm…

a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

b. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?

c. Dựa theo ngữ liệu của văn bản “Sống chết mặc bay”, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chứng minh rằng: “Tình cảnh của nhân dân trong truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là nghìn sầu muôn thảm”. Trong đó, đó có sử dụng câu đặc biệt (gạch chân, chú thích rõ).

1
1 tháng 6 2020

a. Tình cảnh khốn cùng của nhân dân để đối phó với cơn bão..

b. Biện pháp liệt kê