viết một đoạn văn 5-7 câu về tác phẩm hai vạn dặm dưới đáy biển
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BPTT: Điệp ngữ "nghe"
Dấu hiện: có sự lặp lại từ "nghe" có ý nghệ thuật nhấn mạnh ở đầu câu thơ.
Tác dụng:
+) Ý cố định: nhấn mạnh lại việc tác giả nghe được những gì ở tuổi thơ Người.
+) Ý sát: nổi bật nên hình ảnh mà tác giả tưởng lại gồm nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.
+) Ý nâng cao: thể hiện tình cảm tác giả dành cho quê hương mình, nhà thơ ghi nhớ rõ những gì mình được trải qua thời thơ ấu.
Từ đó câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình, giàu sức gợi cảm xúc hấp dẫn gây ấn tượng hơn với đọc giả.
Phép điệp từ "nghe"
- Tác dụng:
+ Khiến hình ảnh thơ giàu chất gợi hình, gợi cảm từ đó gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
+ Diễn tả sự xúc động của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân
+ Tiếng gà trưa làm xao động lòng người đồng thời khơi nguồn cảm xúc cho người chiến sĩ nhớ về một thời quá khứ
a. Giang: dòng sông. Từ ghép hán việt: Giang sơn, giang hồ
Thiên: trời . Từ ghép Hán Việt: Thiên thời, thiên hạ
b. Điệp từ "xuân" được sử dụng 3 lần trong một câu thơ. Điệp từ đã giúp đoạn thơ tăng tính biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. Đồng thời cho thấy không khí mùa xuân đang lan tỏa cả đất trời. Cả không gian đều là không khí ấm áp của mùa xuân đang tới. Qua đó ta thấy được tình yêu sâu đậm gắn bó của Bác dành cho thiên nhiên đất nước khi vào xuân.
1. Tiếng: những, mùa, đập, đóng, thiếc, cũ, thấy, ra, ngõ, nghe, buồn, bà, ông, già, ghé, quan, uống, nước, trà
Từ: Bắt đầu, cơn mưa, ràn rạt, ầm ầm, hai bên vách, gánh chè, tiếng rao, ngọt ngào, thánh thót, năm trăm đồng, Chín Vũ, Tư Bụng
2 Các từ láy: ràn rạt, ngọt ngào, thánh thót, ầm ầm
Tác dụng trong việc biếu đạt nội dung:
- Lột tả chính xác nhất những âm thanh xuất hiện trong đoạn trích
- Hình ảnh trong câu văn trở nên gợi tả gợi cảm gây ấn tượng với người đọc
3. Từ "không" được điệp lại ba lần cho thấy sự tiếc nuối của tác giả khi không còn nghe những âm thanh quen thuộc và những người thân quen và gần gũi với mình.
4. "năm trăm đồng nước trà"
Phần trước: năm trăm đồng
Trung tâm: nước trà
5. từ đơn" bà"
+ Từ ghép chính phụ: bà ngoại
+ Từ ghép đẳng lập: bà cháu
Có lẽ mùa hạ lãng mạn và ngọt ngào bao giờ cũng làm cho con người ta say mê đắm đuối. Đó là thời gian để chúng ta được nghỉ ngơi nhiều hơn, sau một năm học tập miệt mài hay sau những tháng ngày làm việc chăm chỉ. Gắn liền với cái đẹp ấy là một phần kí ức chẳng thể quên về hoa phượng. Đo đỏ khoe sắc rực cả một góc trời như những cây đuốc khổng lồ chiếu sáng khắp nơi càng thắp lên lửa cho mùa hè (so sánh), gắn bó và thân thiết với mái trường!. Rồi hè về mang theo bản hòa ca của những nhạc sĩ ve sầu (nhân hóa), luôn là thanh âm sôi động và náo nhiệt rộn ràng nhất mà em được nghe. Hơn thế hạ còn có những cơn mưa rào trắng xóa cả đất trời chợt đến rồi lại chợt đi, những cơn gió nam mát rượi đưa em vào giấc ngủ mỗi trưa nắng gắt. Bên cạnh đó là ngoài kia hồ sen đang nở rộ, những bông hoa khoe ra đài cao của mình dưới ánh sáng gọi ong bướm đến. Cây cối trong vườn đón nhận tinh hoa của đất trời để cống hiến cho đời những trái chín mọng. Khép lại, mùa hè chính là thời gian của niềm vui và tự do mà em tin rằng chắc chắn ai cũng nghĩ như thế. Những kỷ niệm trong những chuyến đi chơi mùa hè sẽ mãi mãi gắn liền với chúng ta và trở thành những câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời ta. Ôi em yêu mùa hạ quá! (Câu đơn)
✿TLam☘☕
Mùa em yêu thích nhất là mùa xuân. ( câu đơn ) Bởi mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm. Đồng thời mùa xuân cũng là mùa đẹp nhất trong năm và chính mùa xuân cũng mang đến cho con người không khí ấm áp.( câu ghép ) Nhắc tới mùa xuân không thể không nhắc tới Tết. Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp. Nàng đông đi vắng để nàng xuân tiếp nhận công việc cai quản đất trời. ( nhân hóa ) Vạn vật vào mùa xuân như được tiếp thêm sức sống mới đâm chồi nảy lộc và cũng làm chính lòng người xốn xang, náo nức. ( so sánh)
Câu 1:
Từ đơn: núi, nước, trong, nguồn, chảy, ra
Từ ghép: công cha, nghĩa mẹ, Thái Sơn
Câu 2:
Bài ca dao trên là lời nhắc nhở chúng ta về công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Công cha như núi Thái Sơn che chắn cho con bão táp mưa sa khỏe mạnh trưởng thành. Nghĩa mẹ - nước trong nguồn như tình yêu thương con dạt dào không bao giờ vơi cạn. Nhờ núi cao biển rộng mênh mông mới có chúng ta thành người như ngày hôm nay. Cha mẹ cho ta tình yêu vô bờ bến và cả cuộc sống ấm no hạnh phúc. Vì vậy mỗi đứa con sống cần phải biết báo đáp cha mẹ. Chúng ta cần cố gắng học tập tu dưỡng bản thân để trở thành người có ích cho xã hội để làm cha mẹ yên tâm và vui lòng.
Nhân hóa: núi Thái Sơn che chắn..
So sánh: Nghĩa mẹ - nước trong nguồn như tình yêu thương con dạt dào không bao giờ vơi cạn.
Ản dụ: Núi cao biển rộng mênh mông - công ơn dưỡng dục vĩ đại của cha mẹ
Đoạn văn:
Tình cảm luôn là điều đẹp đẽ và quý giá nhất, nó sẽ càng thấm đậm hơn khi được diễn đạt bằng "Thơ". Ta càng rõ điều ấy qua "Một đời áo nâu" của nhà thơ Nguyễn Văn Song, nổi bật ở đoạn:
"Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?"
Thể hiện tình cảm thương yêu, thấu hiểu người con dành cho mẹ. Cả đời mẹ giản dị, sống khó khăn liền với màu đất đai, mặc áo nâu làm nông. Không có cho bản thân một bộ đồ đẹp, mẹ sống cằn tiện tiết kiệm với mình. Theo thời gian, có chiếc thì rách đi có chiếc còn lành. Và với sự diễn đạt nghệ thuật của mình, nhà thơ cho đọc giả hiểu rằng ông không chỉ đang nói về chiếc áo mẹ mà từ sự vật đó còn gợi đến cuộc đời mẹ. Mộc mạc, đơn giản những gam màu sờn phai đi mỗi ngày để nuôi lớn con và chăm sóc gia đình. Qua đoạn thơ trên ta thấy được hình ảnh người mẹ giản dị, vất vả cả đời và tình cảm thương mến chân thành của người con hiếu nghĩa!
✿TLamm☕
Bài thơ trên là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng.
Người bạn em nhớ nhất cũng là người bạn thân thiết nhất của em là Trang. Chúng em hồi nhỏ đã làm quen và gắn bó với nhau đến giờ. Khi ấy bạn ấy rất bé so với bạn cùng tuổi mà giờ đây khi lớn lên bạn đã là một thiếu nữ cao ráo xinh đẹp. Bạn không những học giỏi mà còn rất thân thiện và tốt bụng. Những hoạt động nhà trường tổ chức không bao giờ vắng mặt bạn. Em và bạn có tính cách trái ngược. Em dễ bị tức giận bởi những điều nhỏ nhặt nhưng sự bình tĩnh của em giúp em được xoa dịu. Dần dần em không còn nóng nảy như trước nữa. Em rất yêu quý bạn và mong tình bạn này được bền lâu.
Tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển viết về đề tài phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai, một trong những đề tài của truyện khoa học viễn tưởng. Qua tác phẩm ta hiểu được rằng khi khám phá những vùng đất mới chúng ta sẽ có cơ hội mở mang đầu óc, khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo. Đôi khi đến những vùng đất mới còn giúp chúng ta chiêm nghiệm được những giá trị ta từng quên lãng trong cuộc sống. Từ đó hoàn thiện nhân cách con người mỗi ngày.