Soạn văn 7 VNEN bài Cổng trường mở ra trang 3 sách VNEN Ngữ văn lớp 7 do VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bao gồm tổng hợp lời giải và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi liên quan trong bài. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho thầy cô cũng như các em học sinh. Soạn Ngữ văn 7 theo chương trình VNEN bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau như: Hoạt động khởi động, Hoạt động hình thành kiến thức, Hoạt động luyện tập, Hoạt động vận dụng... Tất cả những hoạt động này đều hướng tới học sinh, với mục đích giúp học sinh hiểu bài theo nhiều cách khác nhau, từ đó giúp các em không chỉ tiếp thu bài nhanh mà còn có sự hứng thú đối với môn học.Soạn Ngữ văn 7 VNEN bài Cổng trường mở ra
A. Hoạt động khởi động B. Hoạt động hình thành kiến thức1. Đọc văn bản Cổng trường mở ra 2. Tìm hiểu văn bản. 3. Tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép 4. Liên kết trong văn bản C. Hoạt động luyện tập1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: 2. Luyện tập về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ 3. Luyện tập về liên kết trong văn bản Xem thêm A. Hoạt động khởi động
Văn bản sau đây có nhan đề là “Cổng trường mở ra”. Đã trải qua quãng thời gian được học tập dưới mái trường, theo em cổng trường mở ra cho em những điều gì diệu gì?
Bài làm: Ấn trường của em khi đã trải qua thời học sinh, cổng trường mở ra là những dãy nhà với các phòng học khang trang, là những chiếc ghế đá dưới hàng cây xanh mát , là sân trường rộng rãi để chúng em nô đùa. Trường học là nơi có các thầy cô giáo luôn yêu thương, hiệt tình dạy dỗ chúng em và có bạn bè đồng trang lứa. Ở dưới mái trường em còn được học nhiều điều bổ ích và lí thú.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Cổng trường mở ra 2. Tìm hiểu văn bản. a. Trao đổi trong nhóm để trả lời các câu hỏi:
(1) Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau như thế nào?
(2) Những chi tiết nào biểu hiện tâm trạng của người mẹ?
Bài làm: (1) Tâm trạng của người mẹ và con:
Tâm trạng của người mẹ: Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được. Người mẹ bồi hồi thao thức mẹ lo lắng cho ngày đầu tiên con tới trường của con Tâm trạng của người con: Háo hức như mỗi lần được đi chơi xa. Đứa bé ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành. Người con vẫn có những cảm giác bồn chồn nhưng rồi mọi việc đều được xua tan bởi sự hồn nhiên của đứa trẻ. (2) Những chi tiết thể hiện tâm trạng của mẹ
Mẹ không ngủ được. Mẹ đắp mền cho con, buông mùng… rồi bỗng không biết làm gì nữa Mẹ không tập trung được vào việc gì cả. Nhìn con ngủ… đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con Mẹ lên giường trằn trọc… Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình. Mẹ lên giường trằn trọc, đêm nay mẹ không ngủ được dù con đã đi tới trường cách đây 3 năm nhưng năm nay mẹ cảm thấy khác hoàn toàn b. Em hiểu thế nào về hình ảnh “thế giới kì diệu” trong câu nói của người mẹ “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”?
Bài làm: Điều kì diệu mở ra trong câu nói của người mẹ khi nói về trường học là muốn nói tới:
Trường học sẽ cho ta tri thức, là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống. Nhà trường sẽ giáo dục cả nhân cách và những kĩ năng cần thiết, là nền tảng cho con người phát triển định hướng tương lai. Cổng trường mở ra sẽ cho chúng ta những người bạn mới, các thầy cô giáo luôn chăm lo, dạy dỗ. Đó là những người sẽ gắn bó với chúng ta suốt một chặng đường dài Cánh cổng trường mở ra còn giúp chúng ta thêm yêu và tự hào về dân tộc mình. c. Từ văn bản trên, em thấy vai trò của nhà trường với cuộc đời của mỗi con người như thế nào?
Bài làm: Trường học có vai trò rất quan trọng với cuộc đời của mỗi người. Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, xã hội, trường học với các thầy cô giáo tận tâm, hiểu biết sâu rộng về tri thức sẽ rèn giũa chúng ta nên người, trở thành những người có ích cho xã hội. Nhà trường sẽ dạy chúng ta trở thành một người can đảm, ở đó sẽ có thế giới của riêng mình và con có thể tự phát triển khả năng của bản thân mình.
d. Nêu suy nghĩ của bản thân khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và được sự học tập, vui chơi dưới mái trường.
Bài làm: Em cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Cha mẹ đã lao động vất vả để kiếm sống, lo cho em những bữa cơm tươm tất, mua sách vở cho em mỗi khi năm học mới bắt đầu. Cha mẹ còn dạy em biết cư xử đúng mực, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Và mỗi ngày đến trường, em nhận được chỉ bảo, dạy dỗ của thầy cô, được vui chơi, sẻ chia mọi niềm vui với bạn bè. Em nhận thấy đó là sự may mắn của bản thân em khi nhận được đầy đủ tình yêu thương, chăm lo của gia đình, thầy cô và bạn bè.
3. Tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép a. Từ ghép chính phụ
Đọc câu văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
“Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại…”
(1) Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên.
Tiếng “bà” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại” Tiếng “bà” có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của từ “bà ngoại” Tiếng “bà” là tiếng chính Tiếng “bà” là tiếng phụ (2) Tìm thêm một số từ ghép chính phụ có tiếng “bà” đứng trước.
(3) Trong những từ ghép chính phụ vừa tìm được, các tiếng đứng sau tiếng “bà” có vai trò gì? Có thể đổi vị trí cho các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của từ được không?
(4) Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép chính phụ:
Có tính chất……………., nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Tiếng……… đứng trước tiếng……………, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Bài làm: (1) Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên.
Tiếng “bà” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại” Tiếng “bà” là tiếng chính (2)
Một số từ ghép chính phụ có tiếng “bà” đứng trước: bà nội, bà cố, bà mụ, bà tôi
(3)
Trong các từ vừa tìm được trên, các tiếng đứng sau có tác dụng bổ sung, giải thích rõ nghĩa hơn cho tiếng “bà”.
(4)
Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép chính phụ:
Có tính chất phân nghĩa , nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ , tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. b. Từ ghép đẳng lập
(1) Liệt kê tiếng gọi tên các đồ vật hoặc dụng cụ học tập trong lớp em, sau đó tạo thành các tiếng ghép phù hợp về nghĩa
(2) Những từ ghép em vừa tìm được có phân thành tiếng chính và tiếng phụ không? Vì sao?
(3) So sánh về nghĩa của từ ghép với nghĩa của mỗi tiếng trong từ ghép đó.
(4) Hình thành những kiến thức về từ ghép đẳng lập qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép đẳng lập:
Có các tiếng…………………….. về mặt ngữ pháp Có tính chất……………………, nghĩa của từ ghép đẳng lập……………. hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Bài làm: (1) Tên các đồ vật hoặc dụng cụ học tập trong lớp em: sách, vở, bút, thước, bàn, ghế,
Tạo thành các tiếng ghép phù hợp về nghĩa: sách vở, bàn ghế, bút thước (2)
Những từ ghép em vừa tìm được không phân thành tiếng chính, tiếng phụ vì các tiếng bình đẳng về nghĩa. Chúng có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép vừa tạo thành khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên nó
(3)
Nghĩa của từ “bàn ghế” khái quát hơn nghĩa của tiếng “bàn” và tiếng “ghế” Nghĩa của từ “sách vở” khái quát hơn nghĩa của tiếng “sách” và tiếng “vở” Nghĩa của từ “bút thước” khái quát hơn nghĩa của tiếng “bút” và tiếng “thước” (4) Hình thành những kiến thức về từ ghép đẳng lập qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép đẳng lập:
Có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp
Có tính chất hợp nghĩa , nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
c. Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong bảng sau đây để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Làm……… Núi... Ăn………. Ham... Trắng…… Xinh... Vui…….. Học... Mưa... Cây... Nhà...
Bài làm: Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Làm bánh Núi đồi Ăn cơm Ham học Trắng tinh XInh đẹp Vui tai học hỏi Mưa phùn Cây trái Nhà tầng
4. Liên kết trong văn bản a. Đọc các câu văn dưới đây và cho biết mối quan hệ về nội dung giữa chúng
Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống, tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.
Bài làm: Đoạn văn trên chi có tính liên kết hình thức mà chưa có sự liên kết về nội dung, ý nghĩa. Nội dung các câu chưa có sự logic, thống nhất với nhau vì ở câu đầu tiên có nói đến “lúc người còn sống, tôi lên mười” tức là hiện tại mẹ đã mất. Nhưng ở các câu tiếp theo, nội dung lại nói đến khi mẹ còn sống. b. Đọc các văn bản sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng. Hãy sửa lại để đoạn văn đảm bảo tính thống nhất.
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Bài làm: Đoạn văn trên còn thiếu sự liên kết giữa các câu trên phương diện ngôn ngữ, làm cho mối quan hệ giữa các câu không được đảm đảm bảo. Vì vậy có thể sửa như sau:
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là ko ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
c. Từ những ví dụ trên, hãy cho biết: Một văn bản đc liên kết phải đảm bảo những điều kiện gì? Cần sử dụng phương tiện nào để đảm bảo điều kiện gì? Cần sử dụng phương tiện nào để đảm bảo điều kiện đó?
Bài làm: Một văn bản đc liên kết phải đảm bảo những điều kiện: Nội dung các câu, các đoạn phải thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự nối kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn thể hiện trên cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ. Các phương tiện để liên kết rất đa dạng như phép lặp từ, phép liên tưởng, phép thay thế, thêm từ, cụm từ. C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: (1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường…. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại ...
(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
(2) Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.....… Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!
(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
a. Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên.
b. Nội dung hai đoạn văn trên có gì giống với văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan ?
c. Em hãy viết một đến hai câu vào đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn để khái quát lại nội dung của đoạn.
Bài làm: a.
Nội dung đoạn 1: Tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người và cả nhân loại. Nhan đề: Việc học của chúng ta
Nội dung đoạn 2: Sự hi sinh và tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Nhan đề: Tình thương của mẹ
b. Nội dung của hai đoạn văn trên trong văn bản Những tấm lòng cao cả có nét giống với văn bản Cổng trường mở ra là đều đề cập đến vai trò quan trọng của giáo dục nhà trường và tình thương yêu sâu sắc của người mẹ dành cho con.
c. Thêm câu chủ đề cho mỗi đoạn
(1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tôi tôi vẫn đến trường sau khi lao động vất vả suốt ngày ; hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ,đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học [...]. Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại ... En-ri-cô à! Con phải hiểu việc học có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người cả nhân loại.
(2) Mẹ của con đã yêu thương con hết mực và hi sinh tất cả vì con . Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.... Nhớ lại điều ấy, bố ko thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!
2. Luyện tập về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ a. Tìm từ ghép trong đoạn văn sau và xếp chúng vào bảng phân loại
Mưa phùn đem mùa xuân đến,mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
... Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. mưa bụi ấm áp.
b. Nối các tiếng sau thành từ ghép chính phụ hợp nghĩa: xanh, mùa, lồng, nhãn, gặt, ngắt
c. Viết 1 đoạn văn (khoảng 4 câu) có sử dụng từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ kể về tâm trạng của em trong ngày khai trường đầu tiên. Liệt kê theo từng loại những từ ghép đã sử dụng.
Bài làm: a. Từ ghép trong đoạn văn trên
Từ ghép chính phụ: mưa phùn, mùa xuân, xanh lá mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi Từ ghép đẳng lập: ốm yếu b. các từ ghép chính phụ: xanh ngắt, nhãn lồng, mùa gặt
c. Viết một đoạn văn
Vậy là năm học mới đã đến, em vui mừng đến trường để dự buổi lễ khai giảng. Các bạn học sinh đều mặc áo trắng, quần đen và đeo khăn quàng đỏ nghiêm trang. Các bạn cùng kể nhau nghe những chuyện vui trong mùa hè vừa qua. Chúng em vô cùng phấn khởi và hi vọng một năm học mới sẽ đạt được nhiều kết quả tốt trong học tập.
Từ ghép chính phụ: áo trắng, quần đen, khăn quàng đỏ, mùa hạ Từ ghép đẳng lập: học tập, mừng vui 3. Luyện tập về liên kết trong văn bản a. Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh:
(1) Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
(2) Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt.
(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng.
Bài làm: Có thể sắp xếp các câu trên thành đoạn văn hoàn chỉnh theo thứ tự: (3) - (2) - (1)
Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
b. "Đêm nay mẹ không ngủ được. ngày mai là ngày khai trường lớp một của con". Có người nhận xét: Sự liên kết giữa hai câu trên hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao.
Bài làm: Hai câu trên trong văn bản Cổng trường mở ra tưởng như liên kết không chặt chẽ vì câu trước nói về mẹ, câu sau nói về người con. Tuy nhiên chúng được đặt cạnh nhau vì câu sau thể hiểu là nguyên nhân, giải thích cho câu trước: Ngày mai là ngày khai trường của con nên mẹ lo lắng không ngủ được Câu văn thứ ba “Mẹ sẽ đưa con đến trường…” đã liên kết câu 1 và câu 2 thành một khối thống nhất, làm cho nội dung cả đoạn gắn bó chặt chẽ với nhau D. Hoạt động vận dụng1. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) đảm bảo tính liên kết với chủ đề “Mẹ tôi”.
Bài làm: Mẹ tôi là một người phụ nữ tần tảo, luôn chăm lo chu đáo cho gia đình. Hàng ngày, mẹ dậy sớm chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Mẹ sắp xếp nhà cửa gọn gàng và sạch sẽ. Mỗi tối, mẹ thường hướng dẫn hai chị em tôi cách làm những bài tập khó. Mẹ thường nhẹ nhàng chỉ bảo chúng tôi những điều hay lẽ phải ở đời. Tôi rất thương mẹ và tự hứa sẽ cố gắng luôn chăm chỉ học tập để mẹ được vui lòng.
2. Em hãy cho biết “mẹ tôi” có phải là một từ ghép chính phụ không? Giải thích câu trả lời của em
Bài làm: Mẹ tôi là một từ ghép chính phụ, từ “tôi” là tiếng phụ có ý nghĩa bổ sung nghĩa cho tiếng chính là “mẹ”. Nghĩa của từ “mẹ tôi” cũng hẹp hơn so với nghĩa của tiếng “mẹ” (tiếng chính) E. Hoạt động tìm tòi mở rộng1. Tìm đọc và chép lại một bài thơ/ đoạn thơ hoặc một đoặn văn hay viết về ngày khai trường.
Bài làm: Một đoạn trong bài thơ
CON ĐI HỌC
Thơ Trịnh Thanh Hằng
Tiếng trống trường đã điểm Năm học mới đến rồi Mau lẹ bước chân thôi Con tới trường khai giảng.
Hàng cây xanh gió thoảng Sắc cờ đỏ rợp trời Cùng áo trắng tinh khôi Đưa con vào lớp một.
Mẹ ơi con thấy nhột Chẳng giống lớp mầm non Anh chị lớn hơn con Cô giáo nhìn nghiêm lắm.
Mắt tròn xoe môi bặm Tập nghi thức đi thôi Một hai bước hàng đôi Tay cầm cờ con phất.
2. Cùng trao đổi với bạn bè về cái hay của bài thơ/ đoạn thơ/ đoạn văn đó.
Bài làm: Bài thơ trên diễn tả những cảm xúc, tâm trạng của một học sinh khi bước vào lớp Một. Em cảm nhận mọi thứ xung quanh mình đều lạ lẫm với nhiều những bỡ ngỡ. Qua đó thấy được sự hồn nhiên trong trẻo của em.
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Cổng trường mở ra VNEN. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Tham khảo thêm
Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Toán trường THCS Kim Đức, Việt Trì năm học 2018 - 2019 Ý nghĩa nhan đề Cổng trường mở ra (Lý Lan) Cổng trường mở ra Đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 7 trường THCS Thanh Am, Hà Nội Đánh giá bài viết
1 448 Chia sẻ bài viết
Chia sẻ bởi: Lan Trịnh Nhóm: Sưu tầm Ngày : 18/11/2019 Tải về Bản in Tìm thêm: Soạn Văn 7 VNEN bài Cổng trường mở ra bài Cổng trường mở ra sách vnen ngữ văn 7 giải ngữ văn 7 sách vnen
Sắp xếp theo Mặc định Mới nhất Cũ nhất
Soạn Ngữ văn 7 VNEN
Ngữ văn 7 tập 1Soạn bài Cổng trường mở ra VNEN Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê VNEN Soạn bài Những câu hát nghĩa tình VNEN Soạn bài Những câu hát than thân, châm biếm VNEN Soạn bài Sông núi nước Nam VNEN Soạn bài Qua đèo ngang VNEN Soạn bài Bánh trôi nước VNEN Soạn bài Bạn đến chơi nhà VNEN Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh VNEN Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê VNEN Soạn bài Rằm tháng Giêng VNEN Soạn bài Cảnh khuya VNEN Soạn bài Tiếng gà trưa VNEN Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm VNEN Soạn bài Mùa xuân của tôi VNEN Soạn văn 7 VNEN bài 16: Ôn tập Ngữ văn 7 tập 2Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất VNEN Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội VNEN Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta VNEN Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - Câu đặc biệt VNEN Soạn bài Lập luận chứng minh VNEN Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ VNEN Soạn bài Ý nghĩa văn chương VNEN Soạn bài Ôn tập văn bản nghị luận - Mở rộng câu VNEN Soạn bài Giải thích một vấn đề VNEN Soạn bài Sống chết mặc bay VNEN Soạn bài Ca Huế trên sông hương VNEN Soạn bài Dấu câu - Văn bản đề nghị VNEN Soạn bài Ôn tập văn bản văn học VNEN Soạn bài Văn bản báo cáo VNEN Soạn bài Ôn tập tổng hợp VNEN Soạn bài Hoạt động ngữ văn VNEN Soạn bài Chương trình địa phương VNEN Tải xuống
Bản in Học tập Lớp 7 Soạn Ngữ văn 7 VNEN Đề thi học kì 2 lớp 7 Toán 7: Giải SGK Toán 7, Giải SBT Toán 7 đại số, hình học Ngữ văn lớp 7 Tiếng Anh lớp 7 Vật Lý lớp 7 Sinh học lớp 7 Lịch sử lớp 7 Địa lý lớp 7 Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7 Lý thuyết Lịch sử 7 Lý thuyết Địa lí 7 Giải bài tập Tài liệu dạy học Toán lớp 7 Văn mẫu lớp 7 Lý thuyết Giáo dục công dân 7 Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7 Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Giải Vở bài tập Công Nghệ 7 Giải SBT Công nghệ 7 Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Chuyên đề Vật lý 7 Soạn Âm nhạc 7 Soạn Mĩ thuật 7 Giải VBT GDCD 7 Trắc nghiệm GDCD 7 Tiếng Anh 7 mới Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 mới Chuyên đề Toán 7 Lý thuyết Công nghệ 7 Soạn GDCD 7 VNEN Soạn văn 7 siêu ngắn Lý thuyết Ngữ Văn 7 Trắc nghiệm Toán 7 Bài tập Toán 7 Bài tập Toán lớp 7 Giải Toán 7 VNEN Soạn Công nghệ 7 VNEN Mở bài - Kết bài hay lớp 7 Tóm tắt tác phẩm lớp 7 Giải SBT Lịch sử 7 Tóm tắt Văn 7 Siêu ngắn Giải bài tập Toán lớp 7 Soạn bài lớp 7 Học tốt Ngữ Văn 7 Soạn Văn 7 ngắn gọn Giải bài tập Tiếng Anh lớp 7 Giải bài tập Vật lý lớp 7 Giải bài tập Sinh học 7 Giải bài tập Sinh học 7 ngắn nhất Giải bài tập Lịch sử 7 Giải bài tập Lịch sử 7 ngắn nhất Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7 Giải bài tập Địa lý 7 Giải tập bản đồ Địa lí 7 Giải bài tập Địa lí 7 ngắn nhất Giải bài tập Công nghệ 7 Giải bài tập GDCD 7 Giải bài tập GDCD 7 ngắn nhất Giải bài tập tình huống GDCD 7 Giải bài tập Tin học 7 Giải SBT Toán 7 Giải SBT Tiếng Anh 7 Giải SBT Vật Lý 7 Giải Vở BT Sinh Học 7 Giải Vở BT Lịch Sử 7 Giải Vở BT Địa Lí 7 Giải SBT Địa lí 7 Giải SBT GDCD 7 Lý thuyết Vật lí 7 Lý thuyết Sinh học 7 Trắc nghiệm Vật lý 7 Trắc nghiệm Sinh học 7 Trắc nghiệm Lịch sử 7 Trắc nghiệm Địa lý 7 Đề thi giữa kì 2 lớp 7 Đề thi giữa kì 1 lớp 7 Đề thi học kì 1 lớp 7 Thi học sinh giỏi lớp 7 Khảo sát CL đầu năm lớp 7 Lớp 7 môn khác Soạn Ngữ văn 7 VNEN Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất VNEN Soạn văn 7 VNEN bài 16: Ôn tập Soạn bài Mùa xuân của tôi VNEN Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm VNEN Soạn bài Tiếng gà trưa VNEN Soạn bài Rằm tháng Giêng VNEN Xem thêm Giới thiệuVề chúng tôi Hướng dẫn sử dụng Quảng cáo Liên hệ Chính sáchĐiều khoản sử dụng Chính sách bảo mật DMCA Theo dõi chúng tôi Tải ứng dụngHọc tiếng Anh Giải bài tập Toán tiểu học Chứng nhận Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Ngọc Lam. ©2021 Công ty Cổ phần Mạng trực tuyến META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Giấy phép số 366/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp.