Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả có một tình bạn đẹp. Không cần những vật chất như vẻ bề ngoài ( gà, mướp, cà,....) họ chỉ cần một tấm lòng chân thành là đủ rồi!
Cụm từ “ ta với ta “ đã khắc họa rõ nét hình ảnh ấy. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyết thật là hóm hỉnh, nhẹ nhàng, tế nhị, sâu sắc.
Chúc bạn hok tốt!
Viết ra thì dài lắm nên mik chỉ đưa ra các câu triển khai thôi nhé
ĐOẠN VĂN TPH:
MB : Câu chủ đề : Chăm chỉ học tập sẽ giúp cho tương lai của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
TB : Câu triển khai 1
- Học tập là gì? (giải thích nghĩa)
- Vì sao chúng ta phải học tập? (nêu những lý do cụ thể)
Câu TK 2
- Nêu ra 2 nhân vật tiêu biểu để làm rõ câu TK1:
+ VD : Bác Hồ (học được nhiều thứ tiếng)
Câu TK 3
- Nếu không có sự quyết tâm trong con đường học tập thì sẽ gây ra những hậu quả gì?
- Nêu 1 ví dụ về việc học sinh học trong lớp không tập trung học tập.
Câu TK 4
- Học tập sẽ giúp cho chúng ta đạt được những gì bây giờ và sau này? (lợi ích)
KB : Câu chủ đề 2: Khẳng định việc học tập rất quan trọng và chăm chỉ học tập sẽ giúp chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp sau này.
*Với đv diễn dịch thì bạn chỉ cần viết câu chủ đề ở đầu đv, không cần vt thêm câu cđ ở cuối đoạn
*Còn đv quy nạp thì câu cuối bạn sẽ phải ghi câu cđ1 ở cuối đoạn còn phần MB sẽ không được ghi câu cđ
1 , quan hệ từ là gì ?
- là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...
2, bài NAM QUỐC SƠN HÀ nói về ý nghĩa gì?
+ý nghĩa đoạn 1 : - Là 1 bản tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền tự chủ , sự độc lập của dân tộc .
- Khngwr định chủ quyền , lãnh thổ nước Việt .
->Làm đòn đánh tinh thần để địch hoang mang lo sợ.
+ý nghĩa đoạn 2 : - Khẳng định sức mạnh , ý chí kiên cường của dân tộc , đất nước Việt Nam .
- Đe doạ , cảnh báo đối với những kẻ thù xâm lược Tổ Quốc . Nếu dám lấn chiếm , xâm lược chủ quyền VN sẽ phải chịu thất bại thảm hại
-> Động viên , khích lệ tinh thần , ý chí chiến đấu , quyết tâm đánh đuổi mọi kẻ thù , mang lại hoà bình cho Đất nước .
Sau những ngày tháng bôn ba, phải chứng kiến bao đau xót vì nhân tình thế thái, ông đã trở về mảnh đất Côn Sơn mang lại cho ông những giây phút thanh bình, tĩnh tại trong tâm hồn. Bài ca Côn Sơn hiện lên với những thanh sắc trong trẻo, đẹp đẽ nhất của thiên nhiên.
Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng thanh âm của tiếng suối chảy rì rầm, vui tai:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Ta cảm nhận nhà thơ như đang thả hồn vào dòng suối mát trong để lắng nghe được những nhịp điệu của nước chảy qua từng khe đá nhỏ. Một tâm trạng thư thái, tĩnh tại để lắng nghe được nhịp điệu từ thiên nhiên. Hàng trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung một cảm nhận khi lắng nghe thanh âm ấy: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đều là tiếng nhạc nhưng tiếng đàn cầm mà Nguyễn Trãi cảm nhận được có sức gợi mạnh trong lòng người đọc.
Không chỉ có thanh âm, bức tranh thiên nhiên ấy còn toát lên sức sống tươi mới của thiên nhiên bởi sắc xanh của núi rừng.
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Đó là màu xanh của rêu trên đá, là rừng thông mọc dày, là rừng trúc xanh tỏa bóng râm mát, gợi ra nét hoang dã của núi rừng thơ mộng. Và giữa bức tranh ấy, hơi ấm của con người được lan tỏa, hòa quyện cùng thiên nhiên: phiến đá rêu phơi tạo ra chiếc nệm êm ái, rừng thông cho bóng mát để ta nằm thư thái và ngâm thơ nhàn giữa rừng trúc xanh. Một câu thơ về cảnh thiên nhiên được xen lẫn với một hoạt động của con người. Người và cảnh cứ thế giao hòa, quấn quýt cùng nhau. Thật là một bức vẽ tuyệt sắc!
Trở về Côn Sơn để thi sĩ lánh đời nhưng cũng chính là được trở về với mảnh đất quê hương, với nguồn cội của chính mình. Nguyễn Trãi như được thả hồn mình vào cuộc sống bình yên, lắng nghe hơi thở của thiên nhiên, không vướng bụi trần. Bản dịch thơ được viết theo thể lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc gợi ra nét nhịp nhàng, vui tươi cho bức tranh Côn Sơn ngày hè. Qua đó, ta thêm cảm phục một hồn thơ của dân tộc với tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết
Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ỗ đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác.Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương. Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó. Từ “em” ở đầu câu trên có người ghi là “thân em”. Trong ca dao truyền thống, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ “em” và “thân em” được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và được coi là đồng nghĩa. Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì cũng phải có “gốc nắng”và “gốc nắng” chính là mặt trời vậy. Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.
Sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp. Vì trong canh tác nông nghiệp phân bón hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Nhưng để sử dụng phân cho hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất thì chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về phân bón hữu cơ.
Phân hữu cơ là các loại phân chứa chất dinh dưỡng dưới dạng hữu cơ. Trước đây, khi phân vô cơ (hóa học) xuất hiện với lợi ích nó mạng lại, đạt hiệu quá nhanh thì phân bón hữu cơ dần trôi vào dĩ vãng, đã quên dần đi phân hữu cơ. Nhưng hiện nay với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững con người đã dần hiểu ra những tác hại của việc sử dụng phân bón vô cơ một cách tràn lan không đúng cách, sẽ khiến đất đai bị suy kiệt, ô nhiễm môi trường, cây trồng thiếu hụt các chất trung vi lượng và con người đã nhận thấy tầm quan trọng của phân hữu cơ đối với đất đai, môi trường và cây trồng, nhất là không thể thiếu đối với nền nông nghiệp hữu cơ.
Hữu cơ là tiêu chỉ để đánh giá độ phì nhiêu, độ tơi xốp, kết cấu đất, độ thấm thấu và giữ nước, tính đệm của đất, quyết định đến số lượng, sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất. Phân hữu cơ là phân bón rất tốt cho cả đất lẫn cây trồng, có chứa đủ các dinh dưỡng khoáng đa trung vi lương cung cấp cho cây trồng, là một loại phân bón giúp cải tạo đất có hiệu quả tốt. Ngoài ra, phân hữu cơ còn tăng hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng của cây từ đất.