K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3

Các dòng đó đâu em. Em cần đăng các dòng đó lên đây thì mọi người mới có thể giúp em chọn đáp án đúng.

Ngày xưa có một người  tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang nghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc  đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì...
Đọc tiếp

Ngày xưa có một người  tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang nghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc  đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi.

      Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn, sáu bảy ngày mới lên.

      Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biểnVạn  Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới, Đi đến đâu chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiếc thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc bắn đắm mất cả, nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng.

     Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: “ Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó  vào bụng cá”. Vua hỏi: “ Nhà ngươi cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè?”. “ Tâu bệ hạ”- ông đáp-“ chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông là Đô thống cầm thủy quân đánh giặc.

                                               (Nguồn: https/ truyện dân gian/ yết kiêu)

Khoanh tròn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 8-Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

A. Truyện đồng thoại                           C. Truyện truyền thuyết

B. Truyện cổ tích                                  D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:

A. Miêu tả                                           C. Biểu cảm

B. Tự sự                                              D. Nghị luận

Câu 3: Câu truyện trong đoạn trích trên kể theo ngôi?

A. Ngôi thứ nhất                               B. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai                                 D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4: Đoạn trích trên đã kể về?

A. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của Yết Kiêu

B. Chiến công phi thường của Yết Kiêu

C. Công trạng đánh giặc của Yết Kiêu

D. Tài năng xuất chúng của Yết Kiêu

Câu 5: Nghĩa của thành ngữ “ Quyền cao chức trọng” là:

A. Người có của ăn của để và luôn được mọi người kính nể

B. Người có chức sắc cao, quyền  thế lớn, có địa vị cao trong xã hội cũ

C. Người giàu có nhưng không có chức quyền, vị thế, không được lòng người

D. Người có uy tín trước mọi người, được mọi người tôn vinh

Câu 6: Dấu ngoặc kép trong câu: Vua hỏi: “ Nhà ngươi cần bao nhiêu người?, bao nhiêu thuyền bè?” dùng để

A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

B. Đánh dấu từ ngữ tên tác phẩm

C. Đánh dấu lời đối thoại

D. Đánh dấu lời của người kể chuyện

Câu 7. Đâu là phương án chỉ có cụm động từ?

A. Một trăm chiếc tàu, rồi biến mất, đốt phá chài lưới

B. Một mình tôi, mừng lắm, tài hèn sức yếu

C. Lặn xuống biển, đốt phá chài lưới, gây tang tóc

D. Rất kinh ngạc, cướp của giết người, mừng quá,

Câu 8. Dòng nào nêu chính xác nhất về nhân vật Yết Kiêu được gợi lên qua đoạn trích trên?

A. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, thích thể hiện năng lực bản thân trước mọi người

B. Yết Kiêu là người giỏi bơi lội, nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên.

C. Yết Kiêu là người không một ai dám đương địch, nhưng không thể hiện bản thân trước mọi người.

D. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.

3
13 tháng 3

1.C

2.B

3.B

4.A

5.C

6.C

7.C

8.D

nHỚ TICK KHI ĐÚNG NHE


13 tháng 3

yếu

giải giúp câu này với ạ


Có 3 BPTT

14 tháng 3

Một buổi sáng sớm, khi mặt trời vừa thức giấc, biển cả hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ và tràn đầy sức sống. Trên bầu trời cao rộng, những áng mây hồng nhẹ nhàng trôi lững lờ, phản chiếu ánh nắng đầu ngày rực rỡ. Ngoài khơi xa, từng con sóng nối đuôi nhau xô vào bờ cát trắng mịn, tạo nên âm thanh rì rào êm dịu. Làn nước biển trong xanh, lấp lánh như hàng ngàn viên ngọc nhỏ dưới ánh mặt trời. Xa xa, những chiếc thuyền đánh cá căng buồm ra khơi, mang theo hy vọng về một ngày đánh bắt bội thu. Từng cơn gió mát lành thổi qua, mang theo hương vị mặn mòi của biển cả, khiến lòng người cảm thấy sảng khoái và bình yên. Một khung cảnh đẹp đến nao lòng, khiến ai đã đặt chân đến đây đều chẳng nỡ rời xa.

13 tháng 3

Trong bài thơ Mùa thu và mẹ, hình ảnh người mẹ hiện lên đầy yêu thương và hy sinh. Mẹ không chỉ là người nuôi dưỡng mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con. Hình ảnh mẹ gắn liền với mùa thu – một mùa dịu dàng nhưng cũng man mác buồn, gợi lên sự tần tảo, lo lắng của mẹ dành cho con. Từng câu thơ thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của mẹ, từ những lời dặn dò đến những hành động âm thầm. Dù cuộc sống vất vả, mẹ vẫn luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Mùa thu có thể thay đổi theo năm tháng, nhưng tình yêu thương của mẹ vẫn mãi trường tồn. Qua bài thơ, tác giả không chỉ ca ngợi công lao to lớn của mẹ mà còn thể hiện tình cảm sâu sắc, lòng biết ơn đối với đấng sinh thành. Người mẹ trong bài thơ chính là biểu tượng của sự hy sinh và tình mẫu tử thiêng liêng.