K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2020

Em đã cùng bà Nội ngồi dưới sân hóng gió và ngắm ánh trăng sáng vằng vặc trên bầu trời cao. Mỗi lần ngồi ngắm trăng với bà, giọng bà kể chuyện đều đều khiến em như đi lạc vào câu chuyện cổ tích. Rất nhiều mùa trăng trung thu đã trôi qua, rất nhiều kỉ niệm còn đọng lại trong em. Nhưng có lẽ đêm trăng rước đèn trung thu khiến em nhớ mãi không quên là đêm trăng rằm trung thu năm ngoái. Đêm trăng ấy đã để lại trong em nhiều cảm xúc nhất.

Hôm đó là tằm trung thu tháng Tám, trăng sáng như gương, em còn nhìn thấy cả chú cuội ngồi một mình ở gốc cây đa. Em tưởng tưởng ra cảnh chú cuội ngủ quên nên để trâu ăn mất lúa nhà trời. Bà nội bảo rằng đêm trăng rằm tháng Tám đẹp nhất, bởi vì đó là đêm trăng được chị hằng ghé xuống nhân gian chơi với các em thiếu nhi.

Hôm đó, em ăn cơm thật sớm, hí hửng cầm lấy chiếc đèn ông sao 5 cánh xinh đẹp chuẩn bị đi rước đèn ở sân nhà văn hóa xóm. Mấy đứa trẻ con xóm em đứa nào cũng vui vẻ, hào hứng vì sắp được đi phá cỗ trung thu. Thực ra nói phá cỗ cho oai nhưng chỉ là bí thư xóm tổ chức cho trẻ con rước đèn, được phát mấy cái bánh kẹo. Nhưng đứa nào đứa nấy đều rất vui, vì lát nữa thôi chúng em sẽ được xếp thành một hàng dài rước đèn xung quanh xóm và hát vang lên. Chỉ nghĩ đến giây phút đó thôi em đã thấy sướng lắm rồi.

Mới 7h tối mà sân nhà văn hóa đã chật ních người, từng chiếc đèn được thắp nến lung linh, huyền ảo, thật đẹp. Trên bầu trơi cao và xa ánh, ánh trăng tròn hơn mọi ngày, sáng một cách lạ kỳ. Trăng tròn như cái đĩa, không có một vết khuyết nào hết. Cảnh vật ở đây dường như sáng bừng lên khi có ánh trăng chiếu vào. Các cô chú trong chi hội đoàn kêu gọi chúng em tập trung thành những hàng dài, phát bánh kẹo cho lần lượt từng cháu. Ai cũng ngoan ngoãn ngồi yên chờ đến lượt mình nhận kẹo. Ôi những cái kẹo có vỏ lóng lánh, nhiều màu sắc. Em đã nghĩ đến viễn cảnh sau khi ăn xong sẽ thu thập vỏ kẹo để hôm sau mang đến lớp chơi.

Chỉ ít phút sau, con đường đã ngập tràn đèn ông sao sáng trưng. Có nhiều bạn còn khúm núm che lấy chiếc đèn vì sợ gió thổi vào sẽ tắt nến. Vui nhưng mà cũng vất vả lắm đấy. Có một số bạn được bố mẹ mua cho chiếc đèn chạy bằng pin, vang lên những âm thanh rất hay. Chúng em không có, nên chốc chốc lại liếc sang đó với ánh mắt thèm thuồng. Nhưng mà em vẫn thích rước đèn ông sao bằng tre hơn, vì có tay cầm giơ được lên cao.

Ánh trăng lúc ấy rọi xuống mặt đất, chúng em ngỡ như chị Hằng đang ghé xuống cùng vui chơi và rước đèn cùng. Cảm giác đó thật thích. Vì mẹ bảo phải ngoan và nghe lời mới gặp được chị hằng nên hôm đó em ngoan lắm.

Đêm hôm đó, mọi thứ dường như bừng sáng lên một cách lạ kỳ. Tiếng hò hét, reo vui và tiếng bước chân thình thịch tạo nên một khung cảnh đáng nhớ. Đây là ngày của thiếu nhi nên người lớn để cho chúng vui chơi thoải mái, không bắt phải ngồi vào bàn học.

Đêm trăng rằm tháng năm năm ngoái thực sự rất đẹp và đáng nhớ đối với em. Năm nay, rằm tháng tám chưa đến, nhưng em đã tưởng tượng ra cảnh được cầm chiếc đèn chạy bằng pin. Mẹ hứa sẽ mua cho em rồi. Nên em cứ hi vọng rằng trung thu năm nay sẽ có một chiếc đèn chạy bằng pin, có thể mang đi khoe khắp xóm làng.

29 tháng 10 2020

KMFSJFJJJHUSULULHFAH   HHFHJEJFJJHHZH 09877653F34566786556767

28 tháng 10 2020

bạn cứ nghịch nhiều vào rồi cô khác cho chuyển lớp , hồi tiểu học mình chẳng thế , suýt nữa bị chuyển .

28 tháng 10 2020

quậy lắm vào ,để cô tức điên lên thế là chuyển lớp 

28 tháng 10 2020

em phải trở thành thợ xây 

11 tháng 3 2022
???
 

Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa,đạt độ chính xác cao và có định hướng.Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia.Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực. Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

 

Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa,đạt độ chính xác cao và có định hướng.Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia.Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực. Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Câu hỏi này mình đang rất thắc mắc vì :

1. Việc làm của bác sĩ ko trung thực vì bác đã nói dối.

2. Việc làm của bác sĩ trung thực vì bác đã ko cho cậu A biết để cậu đỡ sốc.

Hai ý này thắc mắc lắm nè.

5 tháng 11 2020

việc làm của bác sĩ tuy không trung thực nhưng lại giúp bệnh nhân có thể sống lạc quan hơn mỗi ngày.Nếu bs nói thẳng ra thì bệnh tình của bệnh nhân sẽ càng nặng hơn

26 tháng 10 2020

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên.Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành.Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho!Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình.Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi:

Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa.Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho.

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.Câu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội.Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.