K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG   Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông, Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa...
Đọc tiếp

CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG

 

Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông, Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.

Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông…. Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.

Thương và các bạn hồi hộp chờ đến sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về từng đàn . . . Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực rỡ lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.

                                                                                                            Theo Mai Phương

            Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?

A. Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

B. Cây gạo xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.

C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

D. Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo.

2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi?

A. Cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

B. Cây gạo nở thêm một mùa hoa.

C. Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.

D. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.

3. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?

A. Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.

B. Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo làm rễ cây trơ ra?

C. Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.

D. Vì buổi sáng Thương và các bạn đi học không ra chơi với cây gạo.

4. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu sống cây gạo?

A. Báo cho ủy ban nhân xã biết về hành động lấy cát của kẻ xấu.

B. Lấy cát đổ vào gốc cây gạo.

C. Lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra.

D. Tưới nước cho cây.

5. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?

A.  Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết.

C. Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.

D. Thể hiện sự chăm chỉ làm việc

6. Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.

B. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

C. Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông.

D. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế của câu ghép sau:

Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mỡn non tươi, dập dờn đùa với gió.

 

 

8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn vui đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nối với nhau bằng từ “vậy mà”                 B. Nối với nhau bằng từ “thì”

C. Nối với nhau bằng từ “mà”                                    D. Nối trực tiếp

9. Qua việc làm của Thương và các bạn nhỏ trong bài, em học tập được điều gì?

 

10. Tìm một câu có hình ảnh nhân hóa trong bài ?

11. Đặt câu: a). Câu ghép có cặp quan hệ từ :  Vì .... nên...  

  b). Câu ghép có cặp từ hô ứng : ...càng.......càng......

 

0
27 tháng 4 2023

File: undefined 

Em bấm vào file xem bài giải nha . Chị trình bày trên đây không có dễ hiểu được . ( Do chị mù công nghệ , xin lỗi nhiều TT ) 

Chuyện nhỏ trên hè phố -Trưa ấy, tôi gửi xe đạp bên cạnh Nhà hát Lớn thành phố Hải Phòng. Khu vực gửi xe được quy định sẵn, nhưng một người coi xe muốn chiếm chỗ rộng hơn bèn đóng một cái cọc sắt xuống mặt vỉa hè phẳng phiu để chăng thêm dây. Giá như không có tiếng nói của một cậu bé, có lẽ tôi cũng bỏ qua cái chuyện vặt ấy. Nhưng tôi đã phải chú ý. Một cậu bé khuôn mặt...
Đọc tiếp
Chuyện nhỏ trên hè phố -Trưa ấy, tôi gửi xe đạp bên cạnh Nhà hát Lớn thành phố Hải Phòng. Khu vực gửi xe được quy định sẵn, nhưng một người coi xe muốn chiếm chỗ rộng hơn bèn đóng một cái cọc sắt xuống mặt vỉa hè phẳng phiu để chăng thêm dây. Giá như không có tiếng nói của một cậu bé, có lẽ tôi cũng bỏ qua cái chuyện vặt ấy. Nhưng tôi đã phải chú ý. Một cậu bé khuôn mặt sáng sủa, vai đeo cặp, dừng lại nói với người coi xe: - Sao anh lại đóng cọc trên hè phố, làm hỏng vỉa hè? Người coi xe phớt lờ câu nói của cậu bé, tiếp tục nện búa chan chát. Mặt hè đang nhẵn nhụi, bỗng bị một lỗ thủng to bằng miệng bát ăn cơm. Từ lỗ thủng đó, ai mà biết được rồi sau sẽ phá to đến đâu. Cậu bé tiếp tục, giọng ôn tồn: - Anh không nên đóng cọc trên vỉa hè! Người coi xe trừng mắt nhìn cậu bé: - Việc gì đến chú mầy ? Một bà trong nhóm coi xe tiến lại, trịnh trọng: - Chúng tôi coi xe ở đây, chúng tôi được phép làm thế. - Không ai được phép làm như vậy! - Cậu bé dõng dạc, quả quyết. - Nhóc con, đi đi! - Gã thanh niên quát. Mấy người lớn đi qua, vào lấy xe hoặc gửi xe, có người biết chuyện nhưng không ai nói gì. Tuy vậy, cậu bé vẫn không chịu đi. Mắt cậu cứ nhìn dán vào cái lỗ thủng trên vỉa hè như để nghĩ ra cách gì đó. Đến lúc ấy, tôi không thể không lên tiếng: - Cậu bé nói phải đấy. Anh không nên làm như thế. Người coi xe vẻ cáu kỉnh, nhìn xung quanh một lượt, rồi anh ta cũng nhổ cái cọc, vứt “xoảng” một cái lên vỉa hè. Thái độ kiên quyết của cậu bé đã ngăn được một hành vi có hại.

1. Nếu em là người trông xe, em sẽ làm gì sau khi được cậu bé khuyên can?

2. Đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nói về cậu bé trong câu chuyện trên

3.Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Em chỉ rõ cách liên kết đó?

" Nhà em có nuôi một chú mèo mướp rất đẹp. Cậu ta có bộ lông mềm mại mượt như nhung."

0