Lập bảng so sánh hai miền tự nhiên: Miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ với Tây bắc và Bắc Trung Bộ về địa hình; khí hậu(giải thích tại sao); thủy văn; tài nguyên; đất; bảo vệ môi trường.
Mình đang soạn đề cương, mong các bạn giúp mình làm câu này, nhanh lên với ạ!
Mình còn câu này nữa là xong đề cương, các bạn giúp mình với!
- Giống nhau:
+ Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế, Hướng nghiêng chung là tây bắc- đông nam.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh
- Khác nhau:
+ Ranh giới:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: ranh giới phía tây- tây nam của miền nằm dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: nằm từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã
+ Địa hình:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung hình 600m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình caxtơ khá phổ biến, đồng bằng mở rộng hơn. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi phát triển kinh tế biển về nhiều mặt.
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: đây là miền duy nhất có địa hình cao nhất Việt Nam với đầy đủ ba đai cao, có nhiều cao nguyên, lòng chảo,… địa hình hướng tây bắc- đông nam rõ rệt của ba dải địa hình và các sông Tây Bắc, các dãy núi Trường Sơn Bắc ăn lan sát ra biển chia cắt dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp
+ Khí hậu:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh tới sớm và kết thúc muộn. Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (với nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: gió mùa Đông Bắc suy yếu hơn, tính nhiệt đới tăng dần. Tuy nhiên ở vùng núi cao có đủ ba đai cao khí hậu
+ Đất đai:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: diện tích đất phù sa cổ ở trung du và phù sa ngọt ở đồng bằng châu thổ lớn
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: xuất hiện đất mùn và mùn thô trên núi cao, đất phù sa pha cát phổ biến ở đồng bằng
+ Sông ngòi:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: sông chảy theo hướng vòng cung nổi bật: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,… sông có giá trị thủy lợi, giao thông lớn
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: sông chảy theo hướng tây bắc- đông nam: sông Mã, sông Đà,…, có giá trị thủy điện lớn
+ Sinh vật:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Sinh vật biển dồi dào hơn khi có ngư trường lớn, diện tích rừng ngập mặn lớn hơn,…
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Rừng có 3 đai rõ rệt, xuất hiện rừng ôn đới núi cao, các loài thực vật ôn đới như lãnh sam, thiết sam,…
+ Khoáng sản:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: giàu than bậc nhất cả nước (than đá ở Quảng Ninh và than nâu ở Đồng bằng sông Hồng), bể dầu khí Sông Hồng…
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: có trữ lượng apatit (Lào Cai) lớn nhất cà nước, crom, thiếc, titan… trữ lượng lớn
+ Khó khăn:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: bão lũ, hạn hán, trượt lở đất là những thiên tai thường xảy ra trong miền