K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2019

thi day cung la mang ma 

mk lm xong bn chep thi co khac gi dau

haz...

2 tháng 5 2019

#)Góp ý : 

Mk sẽ giúp cho, nhưng chỉ phần giải nghĩa câu tục ngữ thui nhé ( khiếu viết văn = loz :P )

Nghĩa đen : 

      +) Mực : Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa. Có màu đen tuyền

      +) Đèn : Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người làm việc khi trời tối hoặc ở nơi tối, xưa thường dùng đèn dầu

      +) Gần mực thì đen : Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem

      +) Gần đèn thì rạng : Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ

Nghĩa bóng : 

      +) Mực : Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống

      +) Đèn : Tức là những điều tốt đẹp, tích cực

      +) Gần mực thì đen gần đèn thì rạng : Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống

      +)Ý nghĩa khuyên răn, đúc kết của ông cha ta ngày xưa : Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu

#)Sorry bn mk chỉ giúp đc chút ít, mong bn hiểu cho !

thanks nhiều ^^mik hk không giỏi văn mấy=)) giỏi viết truyện thôi còn văn thì.....

2 tháng 5 2019

Muốn nói chúng ta phải biết đùm bọc lẫn nhau, lá lành đùm lá rách,.....

"Đoàn kết là sức mạnh vô địch” - điều đó đã trở thành chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết ấy cho nên luôn giành được thắng lợi, giữ vững được nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết được ông bà ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao giàu hình ảnh:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu ca dao đã cho ta một bài học quý báu và thực tế lịch sử của nước ta cũng đã chứng minh được lời dạy trên.

Qua câu ca dao ta thấy người xưa đã dùng cách nói bóng bẩy, mượn hình ảnh của cây lá thiên nhiên để liên hệ đến con người: Một cây đứng riêng lẻ, dù  to lớn đến đâu thì cái cây ây cũng lẻ loi, chỉ là một nét rất nhỏ mảnh manh trong cái nền rộng lớn của thiên nhiên. Và khi có một cơn gió mạnh thì nó sẽ dễ bị quật ngã. Trái lại có ba cây mọc gần kề, cành lá đan xen vào nhau tạo thành một vùng rộng lớn như một khu rừng, vững chãi như quả đồi, hòn núi, khó có mà lay chuyển được.

Từ sự quan sát hình ảnh trong thiên nhiên ấy, câu ca dao gợi cho ta liên tưởng đến sự đoàn kết, sự hợp quần trong cuộc sống con người. Nếu sự đoàn kết kia đã tạo nên sức mạnh thì con người phải biết yêu thương, gắn bó với nhau, kết thành một khối vững chắc để dễ dàng đi đến thành công. Đó chính là ý nghĩa mà ca dao muốn nhắn nhủ với người đời.

Trên thực tế, nếu có nhiều cánh tay, nhiều khối óc góp lại cùng làm thì công việc sẽ mau chóng hoàn thành dù cho công việc ấy có khó khăn đến đâu. Chắc hẳn chúng ta không quên được câu chuyện “Bó đũa”: Nếu lấy ra từng chiếc thì bẻ gãy rất dễ dàng, còn để cả bó thì không có cách nào bẻ được. Từ xưa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã được khẳng định là như thế.

Lần giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tình đoàn kết của dân tộc ta thật đáng tự hào. Nhờ nhân dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp lực lại đánh đuổi quân Nam Hán nên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi vẻ vang. Rồi đến chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên... đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Nếu trước kia dân tộc ta đã kiên cường đoàn kết bên nhau chống giặc phong kiến phương Bắc hàng nghìn năm thì cũng với tinh thần đoàn kết ấy nhân dân ta đã giành thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ oai hùng với gần trăm nãm kháng chiến. Trang sử vàng chưa khép lại thì một cuộc chiến khác gay go hơn, quyết liệt hơn như thử thách tình đoàn kết của dân tộc ta - cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này, cả ba miền đất nước, trẻ, già, gái, trai... cùng nhau góp sức chung vai gánh vác.  Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi người một tấm lòng... coi như anh em một nhà, đoàn kết, siết chặt tay nhau, sống chết bên nhau với lòng quyết tâm giết giặc giải phóng đất nước. Cả nước tham gia kháng chiến. Với tinh thần gắn bó đoàn kết bên nhau ấy, mà chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kết thúc hằng một thắng lợi vô cùng vẻ vang, thống nhất đất nước.

Tinh thần đoàn kết không những giúp cho công cuộc đâu tranh giữ nước đi đến thắng lợi mà nó cũng rất cần thiết trong sự nghiệp xây dựng đất nước nữa.

Những công trình đất khai hoang, những công trình thủy lợi, thủy điện, những kết quả nghiên cứu khoa học, những kế hoạch phương án xây dựng đất nước không phải là nhờ công sức của một người nào mà là nhờ sức mạnh của tập thể, của những con người lao động sáng tạo đầy nhiệt tình yêu nước.

Nhìn lại sự việc ta càng thấm thìa bài học về tinh thần đoàn kết. Ngay từ trong gia đình, nếu ta biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng thì cả gia đình luôn được thuận hòa, hạnh phúc. Ở địa phương, xóm làng, nhà nhà mọi người luôn đồng tâm hợp lực thì xóm làng ta sẽ ngày càng vững mạnh, yên vui. Và nhân dân cả nước nếu lúc nào cũng biết phát huy cao tinh thần đoàn kết, “chị ngã em nâng” thì đất nước sẽ vững bước đi lên, không một trở ngại nào làm chùn hước.

Tóm lại, câu ca dao là một lời dạy, một bài học quý báu: Sức mạnh của đoàn kết là vô địch. Cho nên, đoàn kết là vấn đề cần thiết nhất để tạo nên sức mạnh giúp con người xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và mỗi người chúng ta cần hiểu rõ:

Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.

2 tháng 5 2019

Làm thêm nhiều gốm đẹp hơn nữa......

1 tháng 5 2019

Theo dàn ý này để làm nhé:

1. MỞ BÀI

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của lời khen trong cuộc sống.

2. THÂN BÀI

a) Giải thích

- Lời khen: là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thẩn của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp.

- Mặt trời: tỏa ra ánh sáng tươi vui, ấm áp cho vạn vật, mang lại sự sống cho muôn loài.

 "Lời khen giống nhưmặt trời: bạn càng cho đi, mọi sự chung quanh bạn càng toà sáng". Câu nói đã khẳng định vai trò quan trọng của lời khen trong cuộc sống - giúp cho mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn và nỗ lực nhiều hơn.

b) Phân tích vai trò của lời khen trong cuộc sống

- Lời khen có tác dụng tiếp thêm sựtựtin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục.

- Tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiểu thành công hơn nữa.

- Lời khen chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn.

- Nếu sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi.

=> Khuyến khích những lời động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc.

c) Bàn bạc

- Lời khen không được giả tạo, nếu không sẽ gây ra chứng "ảo tưởng"cho người được khen. Điều đó, khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại.

- Lời khen không chỉ dành cho người thành công mà còn cẩn cho những người dù chưa thành công nhưng đã có sựcố gắng và tiến bộ hơn chính họ của ngày hôm qua.

- Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn.

3. KẾT BÀI

- Bài học: Đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng.

- Liên hệ bản thân.

#Bạch_Dương_Chi#

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".

 
1 tháng 5 2019

Sorry mik lớp 7 nên mới chépGiữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận anh
hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của-Nguyễn Tất Thành ci.m có những biến chuyển.
Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam

:

1 tháng 5 2019

"Tôi hiểu được giá trị của lao động qua chai sần của lòng bàn tay, của những giọt mồ hôi thấm áo mẹ cha. Sinh ra trong gia đình lao động chân tay, tôi hiểu sâu sắc hơn hết lời mẹ tôi vẫn dặn: Có làm thì mới có ăn.

Để tồn tại và phát triển, mỗi con người phải tự lao động và sáng tạo rất nhiều. Và để có tôi ngày hôm nay đang trên con đường chinh phục thành công là những tháng ngày khó nhọc của mẹ.

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần phục vụ nhu cầu của xã hội.

Đó có thể là người bác sĩ tận tâm cứu chữa bệnh nhân, là anh kỹ sư xây dựng những công trình, là những người thầy cô giảng dạy cho thế hệ học sinh bài học hay.

Thế giới tôn vinh những người lao động bằng ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Công nhân thế giới những thế kỷ trước đã đấu tranh để đòi quyền lao động.

Nhưng vẫn có những người lao động vẫn phải làm việc không có chủ nhật, không có ngày 1/5 và không bao giờ có giới hạn 8 tiếng một ngày.

Đó là những người thợ, người phụ xây, là bác bán bánh mỳ, là bác chạy xe chở hàng. Khi nào còn công việc, họ còn làm và khi nào con cái họ còn chưa đủ tiền đóng học, họ vẫn phải tiếp tục làm việc, bất kể thời gian, bất kể nắng mưa. Mẹ của tôi là một người như thế.

Nếu có ai đó hỏi nghề nào cao quý, thiêng liêng nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng đó là nghề bán hàng rong.

Cha mất sớm khi tôi lên 2 tuổi trong một vụ tai nạn lao động. Mẹ tôi quá đau đớn suy sụp và bà bị khủng hoảng tinh thần trong một thời gian ngắn. Dì tôi kể lại mọi người phải rất kiên trì an ủi mẹ tôi mới kiên cường vượt qua nỗi đau mà nuôi dạy những đứa con của mình.

Ấn tượng tuổi thơ của tôi là những gánh hàng nặng trĩu trên vai. Bóng dáng của mẹ có mặt từ những con phố này đến những con phố khác.

Có lẽ, không có ngóc ngách nào không in dấu chân mẹ. Mẹ thay cha nuôi chúng tôi. Với tôi, mẹ không những là người mẹ vĩ đại nhất mà còn là một người bố - gánh vác trọng trách gia đình nuôi 4 đứa con ăn học.

Những đồng tiền lẻ từ mớ rau, từ những ngày lao động nhọc nhằn mẹ đã chắt chiu, chúng tôi mới có ngày hôm nay. Nhớ những ngày ấy, dù nắng mưa, mẹ tôi vẫn đều đặn đi bán hàng.

Tiền bán được chẳng đáng là bao nên mẹ phải làm thêm ở quán ăn đêm. Có những hôm quán đông khách, đến hơn 23h, mẹ mới được nghỉ. Những hôm như thế, mẹ lại được mang phần thức ăn thừa của họ về cho chúng tôi.

Sau những ngày làm việc vất vả, lúc nào khuôn mặt mẹ cũng phờ phạc mệt mỏi, và thoáng chút buồn buồn. Anh hai tôi rất thương mẹ, có những khi nhụt chí, anh lại muốn bỏ học để đi làm đỡ đần cho mẹ bớt khổ. Thế nhưng, mẹ nhất quyết không cho.
Mẹ nói: 'Các con nghỉ học, chỉ giúp được mẹ ngày một ngày hai rồi sau lại khổ như mẹ, mẹ còn đau lòng hơn. Thà rằng có chút vất vả khó khăn nhưng mẹ tình nguyện làm vì tương lai các con'.

Vâng lời mẹ, anh tôi luôn phấn đấu, không ngừng nỗ lực học tập. Giờ đây, anh đã trở thành người thành đạt với thu nhập nhiều người ngưỡng mộ.

Thời gian qua đi, con cái từng bước lớn khôn, mẹ tôi vẫn thế, vẫn giấu đi những nhọc nhằn, buồn phiền để chúng tôi hạnh phúc, vui vẻ.

Có đôi lần tôi nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông hình ảnh những người bán hàng rong phải rời bỏ gánh hàng lấn chiếm vỉa hè của họ.

Tôi rưng rưng nhớ tới mẹ và tôi cũng biết đằng sau những người lao động ấy là những đứa con đang khát khao học vấn.

Bỗng nhiên, tôi giật mình mà thấy rằng tốc độ thành công của chúng tôi phải nhanh hơn tốc độ già đi của mẹ. Cảm ơn mẹ đã vì con. Cảm ơn mẹ đã sinh con ra trên đời.

Đến đây, tôi mới hiểu ra thực sự ý nghĩa của lao động. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn là ngọn lửa thắp sáng nguồn sống của mọi người.

Lao động không chỉ vì nhu cầu của bản thân mà còn là biểu hiện của đức hy sinh, tình yêu thương.

Ngày quốc tế lao động không đơn giản chỉ là nghỉ ngơi để hưởng thụ thành quả, mà còn là lúc chúng ta biết đến và ghi nhớ công lao của những người chưa bao giờ biết đến ngày quốc tế lao động".

30 tháng 4 2019

Lao động là nguồn gốc của sự sống. Có gì đẹp bằng lao dộng? Ca ngợi lao động và người lao động, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

“Bàn tay ta làm nên tất cả,

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Trong câu thơ, “bàn tay" là hình ảnh hoán dụ. Bàn tay là một bộ phận của cơ thể; qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" là lối nói quá, lối nói phóng đại để ca ngợi sức mạnh của lao động; ở đây là sức lao động của nhà nông. Câu thơ đã khẳng định và ngợi ca sức mạnh của người lao động, ca ngợi lao động là vô cùng sáng tạo. Lao động là sức mạnh của con người, “làm nên tất cả", lao động thật kỳ diệu: “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Có khối óc, có bàn tay, có sức khỏe, có sự khéo léo, có sự siêng năng cần cù, con người có thể làm nên tất cả. Khối óc và bàn tay con người có thể sản xuất ra mọi của cải vật chất, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống của con người ngày thêm ấm no hạnh phúc, xã hội ngày một thêm giàu có, phồn vinh, văn minh hiện đại.

Mọi nhu cầu của con người trong cuộc sống đều do lao động, do bàn tay lao động làm ra. Cơm ăn, áo mặc, viên thuốc ta uống lúc ốm đau, cây kim sợi chỉ, trang sách ngọn đèn, bài thơ bài văn được học, con búp bê, con tò he bé chơi,... đều do lao động làm nên. Mái nhà ta ở, chiếc xe ta đi, cái chăn ta đắp trong mùa đông rét giá, cái quạt ta dùng trong mùa hè nóng bức,... đều do bàn tay lao động làm ra. Những lâu đài tráng lệ, những ngôi nhà chọc trời, con tàu phá băng nguyên tử, con tàu vũ trụ,... đều do khối óc và bàn tay con người sáng tạo nên.

Lúc mới đọc câu thơ “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm", ta tưởng là vô lý, phi lý. Suy nghĩ kĩ, ta thấy Hoàng Trung Thông đã có một cách nói thật hay về sức lao động sáng tạo kì diệu của con người, của người nông dân.

Nhân dân ta từng nói: “Một giọt mồ hôi, một nồi cơm dẻo". Ca dao có câu: “Công lệnh chẳng quản lâu dâu - Ngày mai nước bạc, ngày sau cơm vàng": hoặc: “Ai ơi, bưng bút cơm đầy - Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần". Có nhà thơ đã viết: “Mồ hôi đã đổ xuống đồng - Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương". Đất đai, ruộng đồng được mồ hôi nhà nông tưới tắm mà có hoa thơm trái ngọt bốn mùa.

Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông thể hiện một tư duy nghệ thuật rất thông minh, sắc sảo. Tác giả đã nói lên tất cả niềm tự hào, yêu quý đối với người lao động, đối với người dân cày Việt Nam.

Đọc vần thơ của Hoàng Trung Thông, ta càng thấm thía công ơn của nhân dân lao động, càng thấy rõ học tập là nghĩa vụ của tuổi trẻ; mai sau bước vào đời đem bàn tay lao động để kiếm sống, để hiến dâng và phục vụ Tổ quốc.

30 tháng 4 2019

Lao động là nguồn gốc của sự sống. Có gì đẹp bằng lao dộng? Ca ngợi lao động và người lao động, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

“Bàn tay ta làm nên tất cả,

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Trong câu thơ, “bàn tay" là hình ảnh hoán dụ. Bàn tay là một bộ phận của cơ thể; qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" là lối nói quá, lối nói phóng đại để ca ngợi sức mạnh của lao động; ở đây là sức lao động của nhà nông. Câu thơ đã khẳng định và ngợi ca sức mạnh của người lao động, ca ngợi lao động là vô cùng sáng tạo. Lao động là sức mạnh của con người, “làm nên tất cả", lao động thật kỳ diệu: “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Có khối óc, có bàn tay, có sức khỏe, có sự khéo léo, có sự siêng năng cần cù, con người có thể làm nên tất cả. Khối óc và bàn tay con người có thể sản xuất ra mọi của cải vật chất, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống của con người ngày thêm ấm no hạnh phúc, xã hội ngày một thêm giàu có, phồn vinh, văn minh hiện đại.

Mọi nhu cầu của con người trong cuộc sống đều do lao động, do bàn tay lao động làm ra. Cơm ăn, áo mặc, viên thuốc ta uống lúc ốm đau, cây kim sợi chỉ, trang sách ngọn đèn, bài thơ bài văn được học, con búp bê, con tò he bé chơi,... đều do lao động làm nên. Mái nhà ta ở, chiếc xe ta đi, cái chăn ta đắp trong mùa đông rét giá, cái quạt ta dùng trong mùa hè nóng bức,... đều do bàn tay lao động làm ra. Những lâu đài tráng lệ, những ngôi nhà chọc trời, con tàu phá băng nguyên tử, con tàu vũ trụ,... đều do khối óc và bàn tay con người sáng tạo nên.

Lúc mới đọc câu thơ “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm", ta tưởng là vô lý, phi lý. Suy nghĩ kĩ, ta thấy Hoàng Trung Thông đã có một cách nói thật hay về sức lao động sáng tạo kì diệu của con người, của người nông dân.

Nhân dân ta từng nói: “Một giọt mồ hôi, một nồi cơm dẻo". Ca dao có câu: “Công lệnh chẳng quản lâu dâu - Ngày mai nước bạc, ngày sau cơm vàng": hoặc: “Ai ơi, bưng bút cơm đầy - Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần". Có nhà thơ đã viết: “Mồ hôi đã đổ xuống đồng - Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương". Đất đai, ruộng đồng được mồ hôi nhà nông tưới tắm mà có hoa thơm trái ngọt bốn mùa.

Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông thể hiện một tư duy nghệ thuật rất thông minh, sắc sảo. Tác giả đã nói lên tất cả niềm tự hào, yêu quý đối với người lao động, đối với người dân cày Việt Nam.

Đọc vần thơ của Hoàng Trung Thông, ta càng thấm thía công ơn của nhân dân lao động, càng thấy rõ học tập là nghĩa vụ của tuổi trẻ; mai sau bước vào đời đem bàn tay lao động để kiếm sống, để hiến dâng và phục vụ Tổ quốc.