"Ý thức con người thật sự bắt nguồn từ đâu – từ vật chất não bộ, hay là một thứ gì vượt ngoài vật chất?"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Bạn ơi, mình vẫn chưa rõ câu hỏi của bạn lắm nhé. Về nghị luận xã hội hay văn học có rất nhiều bài, nhiều cấp độ ứng với từng lớp, từng hoàn cảnh mà bạn cần nhé!

Đề 1:
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là biểu cảm và nghị luận.
Câu 2: Qua lời dẫn của nhà văn Pháp, nhà văn Tô Hoài muốn khuyên người viết văn miêu tả rằng: hãy vượt qua cái nhìn hời hợt ban đầu để đi sâu vào sự quan sát tinh tế. Mặc dù trăm thân cây bạch dương hay trăm ánh lửa ửng hồng có vẻ giống nhau, nhưng thực chất mỗi cái đều ẩn chứa những nét riêng biệt. Điều quan trọng là người viết phải có khả năng phát hiện ra cái độc đáo, cái khác biệt ấy, thay vì chỉ miêu tả những đặc điểm chung chung, rập khuôn. Việc tìm thấy "mỗi người một khác nhau, không ai giống ai" chính là chìa khóa để bài văn miêu tả trở nên sống động, chân thực và giàu sức gợi, tránh được sự nhạt nhẽo, sáo rỗng.
Đề 2:
Câu 1: Đoạn trích tập trung miêu tả bức tranh thiên nhiên bờ sông Lương khi mùa xuân về.Tác giả Nguyễn Đình Thi đã khéo léo khắc họa sự thay đổi diệu kỳ của cảnh vật, từ những chùm hoa gạo đỏ mọng điểm trên cành cao, màu lúa non sáng dịu trải khắp mặt đất, đến sự biến chuyển lốm đốm của các vòm cây xanh um và những vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Không chỉ dừng lại ở thực vật, mùa xuân còn được cảm nhận qua sự xuất hiện của các loài chim: đàn chim én lượn vòng trên bến đò vào những buổi chiều nắng ấm, hay những con giang, con sếu cao lớn lững thững bước trong bụi mưa phùn, làm cho bức tranh mùa xuân thêm phần sinh động và đầy sức sống.
Câu 2: Các câu sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn trích là:
- "Các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển mầu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng"
- "...những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa"
Câu 3:
- Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa:
+ Chủ ngữ: Các vườn nhãn, vườn vải
+ Vị ngữ: đang trổ hoa
+ Kiểu câu: câu đơn.
+ Dùng để: Câu này được dùng để miêu tả sự vật (các vườn nhãn, vườn vải) với hành động đặc trưng của chúng trong mùa xuân (đang trổ hoa), góp phần khắc họa bức tranh mùa xuân đầy sức sống.
- Mùa xuân đã đến:
+ Chủ ngữ: Mùa xuân
+ Vị ngữ: đã đến
+ Kiểu câu: câu đơn.
+ Dùng để: Câu này được dùng để khẳng định một sự việc (mùa xuân đã đến) và nhấn mạnh sự hiện diện của mùa xuân, tạo điểm nhấn, cảm giác về một khởi đầu mới trong đoạn văn.

Ta nghèo, không mực thì đen
Bút tre phấn gạch, bà con tạm dùng.
Nghiêng đầu trên tấm bảng chung
Phơ phơ tóc bạc, bạn cùng tóc xanh.

Bài thơ Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương) là thể thơ lục bát, gieo vần chân - lưng

Ngôi kể thứ nhất Miêu tả tinh tế, giàu hình ảnh Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gần gũi Kết hợp tự sự và trữ tình Chất thơ trong văn xuôi Khắc họa tâm lý nhân vật trẻ em Sử dụng hình ảnh thiên nhiên mang tính biểu tượng Biện pháp tu từ(so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ, liệt kê)

Tham khảo!
Chuyện đó mới xảy ra cách đây một tuần. Tôi đã mắc lỗi mà không tự nhận khuyết điểm.
Chả là chiều thứ tư có tiết sinh hoạt lớp. Lớp trưởng lên tổng kết về ý thức kỉ luật của từng tổ. Cả lớp ngạc nhiên khi biết Tùng, lớp phó của lớp, ăn quà vặt trong lớp. Tùng rất vui tính mà sao hôm nay nét mặt cứ bị xị? Đúng rồi, nó sẽ phải viết bản kiểm điểm. Tội nghiệp nó quá. Tôi cũng rất sợ việc này. Tôi nhớ đến một lần tôi cũng phải viết bản kiểm điểm vì đi dép lê đến trường; cái giây phút đưa bản kiểm điểm cho bố mẹ kí lần đó thì đến lúc này tôi vẫn thấy như tim còn đập.
Đến phần nhận xét về tình hình chuẩn bị sách vở và làm bài tập, rất nhiều bạn bị nêu tên vì thứ hai vừa qua quên vở Giáo dục công dân, nhưng bạn lớp trưởng không nhắc đến tôi thì thật là may, vì hôm ấy tôi cũng quên vở, có lẽ lớp trưởng không biết việc đó. Tôi nhìn sang Sơn lo ngại vì nó biết việc này. Song Sơn vừa rụt rè giơ tay, lại cụp xuống làm tôi thở phào. Tôi hỏi nhỏ Sơn là tại sao nó không nói gì, thì nó chỉ lắc đầu buồn thiu. Tôi vẫn biết tự báo cáo với cô giáo thì hơn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm. Chợt Sơn lại giơ tay, rồi đứng lên, run run:
– Thưa cô! Hôm qua em đã không làm bài tập toán ạ.
À ra thế! Nó làm tôi thót cả tim! Nhưng rồi tôi lại thở nhẹ nhõm, không việc gì! Thú thực, sự nhận lỗi của Sơn có làm tôi xấu hổ: Tại sao tôi không đủ can đảm đứng lên như Sơn? Giá mà tôi làm được như vậy. Thế mà tôi vẫn cứ ngồi im thin thít. Tôi do dự vì tôi nghĩ lần trước tôi đã hứa với mẹ là không bao giờ phạm khuyết điểm nữa. Bây giờ nếu tôi không nói là tôi lừa dối cô, dối mẹ; còn nếu tôi nói thì tôi phải viết bản kiểm điểm thứ hai và sẽ bị mắng là không giữ lời hứa phấn đấu, không chừng còn bị “ăn đòn” nữa, bố tôi nóng tính lắm! Tôi đắn đo, thà bị mắng còn hơn là mang tội nói dối. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: Sơn không nói ra, tôi cũng không nói, thì nào ai biết tôi nói dối và thế là không bị “ăn đòn”. Thôi ém nhẹ đi để thoát đòn thì cũng đáng.
Hôm ấy đã không ai mách cô về lỗi của tôi cả. Tuy nhiên, tôi cũng không vui. Tôi thấy vừa thương vừa phục Sơn. Thương vì nó sẽ bị bố mẹ mắng, phục vì lòng dũng cảm thật thà của nó. Tôi trách mình hèn, không dám thành thật. Tôi cứ tưởng sau buổi họp vì thoát tội tôi sẽ mừng, hóa ra không phải vậy. về nhà tôi chẳng thiết chơi gì. Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.

Câu1:
- Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
- Dấu hiệu: Người kể xưng "hắn", "họ", "hai người tử tù" và biết mọi suy nghĩ, hành động của nhân vật mà không xưng "tôi".Câu 2 (0,5 điểm)
Câu 2:
- Lời người kể chuyện: "Đàn chim sáo đậu trên cành bàng hót nhặng lên:"
- Lời nhân vật: "– Đáng đời kẻ ác! Quả bàng bé nhỏ đã làm cho kẻ ác khiếp sợ!"
Câu 3:
- Tác dụng của biện pháp nhân hóa: Khiến quả bàng trở nên sống động, có ý chí, sức mạnh. Nhấn mạnh sự phản kháng mạnh mẽ của thiên nhiên và những điều tốt đẹp (biểu tượng của sự sống, hy vọng) trước cái ác, cái xấu. Tạo bất ngờ và gây ấn tượng về sức mạnh của chính nghĩa.
Câu 4:
Nhan đề "Quả bàng hình trái tim" mang ý nghĩa:
- Nghĩa tả thực: Quả bàng có hình dáng giống trái tim (chi tiết kỳ ảo).
- Nghĩa biểu tượng:
- Tình yêu thương, sự sẻ chia: Biểu tượng cho tình cảm giữa những người tù, sự đồng cảm của thiên nhiên.
- Sự sống và niềm hy vọng: Quả bàng là nguồn sống, giúp người tù vượt qua cái chết, giữ vững niềm tin vào tương lai thống nhất đất nước.
- Lòng căm thù cái ác: Quả bàng còn thể hiện tinh thần chống đối kẻ thù.
Câu 5:
Để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng ta cần:
- Giữ vững niềm tin và ý chí kiên cường.
- Trân trọng những điều nhỏ bé, tích cực.
- Phát huy tình yêu thương và sự sẻ chia.
- Luôn lạc quan và nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng.
- Xem khó khăn là cơ hội để học hỏi và trưởng thành.
NLXH (chung cho các mẫu đề )
Cuộc sống không chỉ là hành trình tồn tại mà còn là quá trình con người không ngừng hoàn thiện bản thân và hướng đến những giá trị tốt đẹp. Trong hành trình ấy, ...... luôn giữ một vai trò quan trọng, không chỉ tác động đến cách mỗi cá nhân sống và cư xử, mà còn góp phần hình thành nên một xã hội văn minh, nhân ái.