K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có người sẽ cần nèNghị luận về hiện tượng học sinh lười học (phiên bản siêu siêu siêu hay) Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, nơi công nghệ phát triển chóng mặt và những cám dỗ chỉ cách vài cú chạm tay, có một hiện tượng đang âm thầm lan rộng nhưng để lại hệ quả lớn – đó là học sinh lười học. Nghe có vẻ "bình thường thôi mà", nhưng thực tế, đây là dấu hiệu...
Đọc tiếp

Có người sẽ cần nè

Nghị luận về hiện tượng học sinh lười học (phiên bản siêu siêu siêu hay) Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, nơi công nghệ phát triển chóng mặt và những cám dỗ chỉ cách vài cú chạm tay, có một hiện tượng đang âm thầm lan rộng nhưng để lại hệ quả lớn – đó là học sinh lười học. Nghe có vẻ "bình thường thôi mà", nhưng thực tế, đây là dấu hiệu đáng báo động cho tương lai của cả một thế hệ. Lười học không phải chỉ là việc không làm bài tập. Nó là khi ta mở sách ra nhưng tâm trí lại lang thang trên TikTok. Là khi ta đến lớp với chiếc thân xác ngồi im, nhưng trái tim thì đã trôi theo thông báo YouTube. Là khi việc học không còn là nhu cầu, mà chỉ là nhiệm vụ – học để đối phó, học vì sợ, học để "thoát nạn". Nguyên nhân đến từ nhiều phía. Một phần là do học sinh thiếu động lực và mục tiêu rõ ràng. Phần khác đến từ môi trường xung quanh – từ áp lực học hành khiến các em mệt mỏi, đến sự thiếu sáng tạo trong cách giảng dạy, hay sự thờ ơ từ gia đình. Nhưng sâu xa hơn, lười học xuất phát từ việc các em chưa hiểu được giá trị thật sự của tri thức – rằng học không chỉ để thi, mà là để sống, để làm chủ chính mình. Hậu quả? Không cần nói nhiều. Từ điểm số tụt dốc, thái độ học hành thờ ơ, đến việc đánh mất tương lai – mọi thứ bắt đầu từ sự trì hoãn hôm nay. Một thế hệ lười học sẽ là một thế hệ yếu kém về tư duy, kỹ năng và cả nhân cách. Và một đất nước có quá nhiều người như vậy, làm sao vững mạnh được? Vậy phải làm sao? Trước tiên, mỗi học sinh cần "tỉnh giấc". Hãy tự hỏi mình: "Mình học để làm gì?", "Mình muốn gì trong tương lai?". Khi tìm được câu trả lời, việc học sẽ không còn là gánh nặng. Gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần thay đổi – dạy học sinh biết yêu việc học, không phải bằng điểm số, mà bằng đam mê và hiểu biết. Tóm lại, lười học là căn bệnh âm thầm nhưng dai dẳng. Muốn chữa nó, cần một cú thức tỉnh mạnh mẽ từ chính người học và cả hệ thống giáo dục. Vì chỉ khi học thật sự, sống mới thật sự ý nghĩa

0
Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”? Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang...
Đọc tiếp

Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”? Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ. Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường. Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”… khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây,… - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn. Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh1 một cách thông minh

Chỉ ra phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản​

0