K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tác giả đã đưa ra những lý lẽ, ý kiến,dẫn chứng nào để chứng minh sự hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật (ghị lại đoạn) Hai vạn dặm dưới đáy biển Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển   (Lê Phương Liên)   (1) Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân...
Đọc tiếp

Tác giả đã đưa ra những lý lẽ, ý kiến,dẫn chứng nào để chứng minh sự hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật (ghị lại đoạn)

Hai vạn dặm dưới đáy biển Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

 

(Lê Phương Liên)

 

(1) Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn.

 

Hai vạn dặm dưới đáy biển là câu chuyện về cuộc hành trình bất đắc dĩ của nhà nghiên cứu biển A-rôn-nác, Giáo sư Viện bảo tàng Pa-ri (Paris), cùng người cộng sự Công-xây và người thợ săn cá voi Nét Len sau khi đột nhiên bị rơi vào con tàu No-ti-lớt kì lạ.

 

(2) Đã từ lâu, biển cả mênh mông, dữ dội, đầy sóng gió và bão tố, chiếm ba phần tư diệ tích Trái Đất, luôn hiện diện đối kháng với con người, thách thức tất cả những ai muốn vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp của quê hương mình để đi tới những miền đất khác. Con người luôn luôn muốn tiến ra biển, muốn làm chủ biển cả và muốn chiếm lĩnh trọn vẹn tất cả các đại dương. Khát vọng đó đã thôi thúc các dân tộc Bắc Âu làm những con thuyền Vi-kinh (Viking) đi phiêu lưu trên biển cả. Khát vọng đó cũng thôi thúc người Hà Lan, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đóng thuyền đi vòng quanh Trái Đất.

 

Hình ảnh thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện trong Hai vạn dặm dưới đáy biển là một con người bí ẩn gần như huyền thoại, chính là hình tượng anh hùng mang tư tưởng của tác giả Véc-nơ. Thuyền trưởng Nê-mô là một con người vừa có trí tuệ, vừa có tính phiêu lưu, mạo hiểm. Ông đã trải qau nhiều đau khổ nên đứng trước mọi khó khăn đều quả quyết hành động dũng mãnh với một bản lĩnh sáng suốt, tự tin. Đọc Hai vạn dặm dưới đáy biển, người đọc được chia sẻ khát vọng khám phá cuộc sống cả về nội tâm và ngoại cảnh với nhân vật tự sự, Giáo sư A-rôn-nác, có lẽ cũng chính là hiện thân của tác giả.

 

(3) Ra đời vào nửa cuối thế kỉ XIX, tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển đã ghi nhận được một cách nóng hổi bầu không khí sôi sục, đầy khát vọng của một thời con người muốn chinh phục biển cả. Có lẽ bầu không khí đó đến thế kỉ XXI này lại càng nóng bỏng hơn. Điều mà Véc-nơ đã ghi dấu ấn vào lịch sử văn học thế giới chính là ở những sáng tạo mang tính khoa học viễn tưởng về những máy móc công nghệ chưa từng hiện diện trên Trái Đất; những dự cảm về không gian tận đáy biển sâu nhất, vùng biển xa xôi nhất, nguy hiểm nhất mà con người chưa thể đặt chân tới. Với những trang viết của Véc-nơ, người đọc thán phục tầm hiểu biết sâu rộng về địa lí thế giới, sự am hiểu cặn kẽ về kiến thức vật lí, toán học, sinh học, lịch sử, tự nhiên và xã hội,... Trên nền tảng văn hoá vững vàng, nhà văn đã để trí tưởng tượng của mình thăng hoa sáng tạo theo một mạch viết thật tự nhiên. Đọc những trang viết của Véc-nơ, ta được thưởng thức một lối kể chuyện hấp dẫn, cách tạo ra những tình huống bất ngờ, nghẹt thở, đầy kịch tính, lại được diễn đạt bằng một giọng văn hài hước, dí dỏm, chan chứa tình cảm yêu thương con người.

 

(4) Con người tưởng như là thật bé nhỏ, yếu ớt trước đại dương lớn lao, dữ dội. Nhưng với hình tượng thuyền trưởng Nê-mô và con tàu No-ti-lót sinh ra từ nỗi đau khổ quan gì tới nhan đề của thế giới loài người, nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”. Cuộc vật lộn giữa con người với đại dương thực sự là một cuộc hoà đồng, con người đã và sẽ sống chung với biển cả, bởi con người cần biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu biển cả sâu sắc hơn, như tìm hiểu chính bản thân mình. Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Véc-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?

 

5 Ngoài Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870), nhiều tác phẩm của Véc-nơ như Năm tuần trên khinh khí cầu (1863), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873),... đã chinh phục người đọc khắp năm châu, khẳng định ông là nhà văn đi tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng, một lối đi riêng biệt trong văn học thế giới. Những ý tưởng thiên tài của ông về cuộc sống hiện đại cũng như các thành tựu khoa học, công nghệ và hơn hết là khát vọng của con người mà ông đã diễn tả dường như cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba
tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc: Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thơm:
Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: "Cộng sản rải giấy nhiều quá!' Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm
được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát ly hắn nghe
anh!
(Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định - nữ Thiếu tướng đầu tiên trong.
Quân đội nhân dân Việt Nam)

Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?  Câu chuyện được kể bằng lời của ai?  Câu 2 : Theo em, nhân vật tôi có cảm xúc như thế nào khi kể lại đoạn hồi kí trên? Câu 3. Tìm 3 từ mượn  trong đoạn văn trên . Câu 4: Tại sao trong tác phẩm kí thường sử dụng ngôi thứ nhất? Câu 5: Vì sao chị Út vừa mừng vừa lo khi nghe thấy anh Ba giao cho mình công việc đầu tiên? Câu 6. Các từ  “bồn chồn”, “thấp thỏm” trong đoạn văn thuộc loại từ gì ? các từ ấy diễn tả tâm trạng gì của chị Út?   Câu7:Hãy viết từ 3-5 câu nhận xét về phẩm chất của chị Út, trong đó sử dụng những từ mượn và chỉ rõ 2 từ trở lên Câu 8. Ý nghĩa của câu chuyện “Công việc đầu tiên” là gì? Câu 9. Chi tiết, sự việc nào trong câu chuyện để lại cho em ấn tượng nhất? Vì sao?  Câu 10. Từ câu chuyện trên, em thấy thế hệ trẻ ngày nay thấy cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? Giúp em với ạ, em cần gấp
0