K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2021

Người chỉ huy người bảo vệ krem-li là chủ ngứ nha

Hok tốt

K cho mình nha

Trường em có rất nhiều cây bóng mát, cây nào cũng đẹp, cũng tươi tốt, nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ duy nhất ở cổng trường. Cứ mỗi hè về phượng vĩ lại nở hoa đỏ rực một góc trời, mời gọi cả tiếng ve kêu râm ran trong từng khóm phượng e ấp làm nức lòng lũ học trò chúng em.

Cây phượng và tiếng ve là những điều không bao giờ có thể thiếu vào những ngày hè ngập nắng nhất là đối với lũ học trò chúng em. Không biết cây phượng được trồng từ lúc nào nhưng từ khi em vào trường, cây phượng đã đứng đó, hiên ngang, hiền lành như một người gác cổng trung thành, một người bạn lớn mang lại cảm giác an toàn cho chúng em mỗi khi bước vào cánh cổng trường. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì, có những đốm to lồi lên như những con mắt. Lại gần, em thấy những chiếc rẽ ngoằn ngoèo như những con rắn đang uốn lượn trên mặt đất. Mùa hè đã đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường như một cây nấm đỏ khổng lồ giữa trời. Hoa phương mọc thành cùm chứ không bao giờ mọc riêng lẻ, tụ lại thành đóa trên cành, xòe ra duyên dáng, những cánh hoa mỏng như cánh bướm, sờ vào mềm mịn. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu bởi những đóa phượng đã góp phần tô điểm vào quãng đời học sinh chúng em những kỉ niệm khó quên. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ! Chúng em thường ngồi dưới gốc phượng, học bài, kể chuyện cho nhau nghe, mấy đứa nghịch ngợm thì lấy nhị phượng chơi trò đánh trận giả. Đến cuối năm, chúng em bảo nhau ép những đóa phượng vào trang lưu bút để lưu lại kỉ niệm tuổi học trò đến mãi về sau. Nhìn những cánh phượng được ép giữa trang vở như những cánh bướm dập dờn, làm sáng tươi cả một vùng trời tuổi thơ. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ cho một mùa hè vì chỉ khi có âm thanh của tiếng ve râm ran trong vòm lá, không khí hè mới ngập tràn cả sân trường. Trong những kẽ lá phượng, ve đồng loạt kéo về tạo những dàn hợp xướng ca vui suốt ngày đêm làm rộn lên không khí náo nhiệt của mùa hè. Có đôi lúc chúng em còn rủ nhau ra gốc phượng ngồi để làm khan giả cho dàn đồng ca ấy. Hình như những chú ve sầu kia chẳng biết mệt, em chẳng thấy chúng ngừng nghỉ lúc nào mà luôn có tiếng nhạc phát ra từ vòm phượng như thúc giục chúng em bước vào mùa thi. Đó là lúc chúng em vừa vui vừa buồn. Vui là vì được ngắm những cánh hoa phượng đung đưa trong nắng và gió, được nghe dàn đồng ca mùa hè râm ran trong lá suốt ngày, cũng là lúc chúng em được nghỉ hè. Buồn là vì kì thì sắp tới và cũng vì đó là báo hiệu cho sự chia tay mái trường, bạn bè, thầy cô. Và khi những chùm hoa phượng tàn, tiếng ve kêu thưa thớt trong từng vòm cây kẽ lá là lúc mùa hè đã kết thúc, chúng em lại chuẩn bị bước vào một năm học mới với những niềm vui mới, cây phượng và tiếng ve lại tiếp tục đồng hành với tụi học trò vào mùa tiếp với hứa hẹn những niềm vui mới. Gắn với mỗi niềm vui nỗi buồn của tụi học trò chúng em nên phượng được gọi với cái tên thân thương: “Hoa học trò” còn tiếng ve được coi như sứ giả báo tin mùa hè.

Tham khảo nhá

Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao bọc học sinh đã trưởng thành từ đây cùng với tiếng ve không ngơi nghỉ báo hiệu mùa hè. Dù sau này xa mái trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của học sinh và âm thanh tiếng ve bên gốc phượng sẽ là âm thanh gọi về bao kỉ niệm của tuổi hoa sau này.

6 tháng 8 2021

 Không biết tự bao giờ tôi đã thích nghe tiếng ve sầu. Có lẽ từ lâu lắm rồi, thời còn học tiểu học, những ngày đầu hè là những ngày tôi thích nghe tiếng ve sầu nhất. Ngồi trong phòng học tôi thả hồn mông lung theo tiếng ve sầu. Cũng vì thích nghe tiếng ve sầu mà có lần tôi đã bị cô giáo phạt quỳ vì cô giáo hỏi mà tôi không nghe.

Tiếng ve sầu cứ ngân nga mãi trong ánh nắng chói chang, dưới bầu trời cao xanh lồng lộng của mùa hè, khiến những chùm hoa phượng vĩ vốn đỏ rực lại càng rực rỡ hơn, khiến bao cô cậu học trò tranh đua học hành chuẩn bị kỳ thi cuối năm và kỳ thi tuyển sinh.

Tiếng ve sầu làm tôi nhớ lại những trưa hè nắng cháy, bọn trẻ chúng tôi tụ tập dưới gốc phượng ở trường làng để hái hoa phượng chơi trò đá gà và tìm bắt ve sầu. Bắt được con ve sầu nào, chúng tôi bỏ ngay vào bao bóng để quan sát xem ve sầu kêu bằng cách nào. Quan sát xong, đứa thì bảo ve sầu kêu bằng miệng, đứa thì bảo tiếng kêu của nó phát ra từ đôi cánh... Chỉ có bấy nhiêu thôi mà chúng tôi cãi cọ la lối om sòm cả một góc sân trường. Cuối cùng chẳng có đứa nào lý giải được. Cũng may lúc đó có thầy giáo dạy môn Sinh vật đi qua, chúng tôi liền nhờ thầy giải thích giùm. Thấy chúng tôi tò mò, thầy ân cần giải thích: "Thực tế ve sầu không kêu bằng miệng. Miệng của nó vốn là một cái ống nhỏ dùng để cắm vào vỏ thân cây để hút nhựa. Tiếng kêu của ve sầu phát ra từ thắt lưng của nó. Ở cạnh bụng của nó có một cái màng giống như màng trống. Chính cái màng này đã phát ra tiếng kêu râm ran thật thú vị suốt cả mùa hè. Và chỉ có ve sầu đực mới kêu được, còn ve sầu cái thì không". Lời giải thích của thầy thật hấp dẫn, bọn trẻ chúng tôi cứ há hốc mồm nghe. Bấy giờ bọn trẻ chúng tôi mới tin là ve sầu phát ra âm thanh từ thắt lưng của nó. Từ hôm đó chúng tôi không còn tìm bắt ve sầu, cũng không tụ tập dưới gốc phượng hái hoa chơi trò đá gà giữa trưa hè nữa.

Tiếng ve sầu còn làm cho tôi nhớ lại những ngày tháng xa nhà, nhất là những ngày hè tham gia đội thanh niên tình nguyện lên vùng cao làm công tác giáo dục. Lúc đó tôi được bố trí ở nhà một bác nông dân ngoài sáu mươi tuổi. Nhà bác sát rừng dương nên suốt ngày chỉ nghe tiếng ve sầu và tiếng xào xạc của rừng dương khi gió thổi qua. Lần đầu tiên xa nhà đến ở nhà bác, tôi không sao ngủ được, nằm thao thức nhìn lên mái nhà, nghe tiếng ve sầu kêu râm ran như một điệu nhạc dài vô tận cứ ru hồn tôi vào giấc ngủ chập chờn. Rồi những trưa hè từ lớp học trở về tôi không ngủ trưa được, tiếng ve sầu râm ran làm tôi nhớ nhà đến ứa nước mắt. Tôi thấy hoàn cảnh nhà bác nông dân này sao giống hoàn cảnh nhà tôi quá. Nhà tôi cũng nghèo như nhà bác nhưng chị em tôi ai cũng học đến nơi đến chốn, còn bác thì con cái không đứa nào biết chữ. Tôi cảm thấy thương cho cha mẹ tôi mà cũng thương cho gia đình bác quá. Tôi nghĩ giá như ngày trước có đội thanh niên tình nguyện như bây giờ thì gia đình bác đâu đến nỗi... Tôi tự nhủ: "Thôi mình sẽ cố gắng giúp các con của bác biết được cái chữ. Ngày đêm tôi miệt mài đem hết trí lực của mình ra dạy cho các con của bác. Sau ba tháng hè, các con của bác đã biết đọc, biết viết. Tôi và bác mừng không thể tả.

Kết thúc đợt công tác, tôi trở về đơn vị cũ, khi chia tay bác tặng tôi một cuốn sổ tay, trên bìa in một chú ve sầu đang ca hát.

Từ đó trở đi tôi không còn thời gian để nghe tiếng ve sầu nữa. Hôm nay con trai của tôi bắt được con ve sầu đem về hỏi tôi: "Ba ơi! Ve sầu kêu bằng gì?". Câu hỏi ấy làm sống dậy trong tôi bao hoài niệm của một thời thơ ấu đã qua. Cái thời mơ mộng thả hồn theo tiếng ve sầu. Tôi lại giải thích cho con tôi bằng chính những điều đã học được từ thầy giáo dạy Sinh năm nào. Và tôi cũng không quên dặn các con không được trèo lên cây bắt ve sầu.

6 tháng 8 2021

Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

6 tháng 8 2021

Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Dấu gạch nối không phải là dấu câu, ngắn hơn dấu gạch ngang, không có dấu cách giữa nó với các tiếng khác trong từ phiên âm có nhiều tiếng và dữ liệu ngày giờ. 

6 tháng 8 2021

Nặc Nô ẽ sử lý bẹn =))))

Ko đc đăng linh tinh nhá

6 tháng 8 2021

hi cái bíp 

tôi bảo bạn này

cuộc đời quả thật giống như bài thi hoá nó cho ta nhiều lựa chon nhx ta có bt lựa chọn nào là đúng đâu

hay nhỉ 

mất nick https://olm.vn/thanhvien/linh5a5dv rồi ai lấy đc nick trả 15sp

làm ơn T-T

Trả lời:

Trong tuần này, chúng em đang tích cực ôn tập và hoàn thành các bài kiểm tra cuối năm học

#Hok Tot

5 tháng 8 2021

mình chọn ở nhà nhé

Giữa sân trường em, đứng sừng sững một cây cổ thụ cao lớn, lá xum xuê. em không biết nó được trồng từ lúc nào, chỉ biết rằng em mới đặt chân vào trường đã thấy nó, nó che nắng mưa cho tụi em.

   cây cổ thụ đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng em khỏi những ánh nắng gay gắt của mùa hè nóng nực. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. em không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá cây cổ thụ và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày. Giữa khoảng trời mênh mông, những cái lá cây to che hết ánh nắng gay gắt của mặt trời cho chúng em. Vào giờ ra chơi, ở dưới bóng mát của cây chúng em tụ họp ở đó vui đùa. Sau những trận mưa rào, lá cây cổ thụ rơi khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu xanh bát ngát, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây cổ thụ thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây cổ thụ già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng bóng mát của cây toả xuống. cây cổ thụ đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò chúng em.

   Mùa hè lại đến cây cổ thụ vẫn nằm trong những trang lưu bút của chúng em như một dấu ấn kỉ niệm đẹp ở dưới bóng của cây cổ thụ mà trước lúc chia tay đã gửi lại cho nhau để nghỉ hè. 

Rau muống là một hình ảnh quen thuộc trên khắp các miền quê ở Việt Nam, được coi là một loài rau bình dị, gần gũi nhất với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhất là ở những vùng nông thôn Việt Nam. Gia đình nhà em cũng có một góc vườn dành riêng cho rau muống, nhờ vậy mà em có dịp quan sát chúng kĩ hơn. Những chiếc lá rau muống có màu xanh đậm, những chiếc lá non có màu nhạt hơn và mỏng hơn. Lá cây rau muống gần giống với lá cây khoai lang, đều có hình phễu dẹt nhưng nhỏ hơn. Thân cây có màu xanh non, khi cây cao chừng gần hai gang tay thì mẹ em sẽ hái và để lại một phần thân để cây tiếp tục mọc thêm. Rau muống mọc rất nhanh và cũng rất nhanh dài. Rau muống có thể vừa trồng trên cạn, vừa trồng dưới nước. Rau muống trồng dưới nước sẽ có phần thân to hơn một chút, chúng thường kết thành bè với nhau và lan rộng trên bề mặt nước. Hoa rau muống thường xuất hiện khi cây đã già. Những bông hoa có màu tím nhạt, có phần thân như chiếc chuông tí hon, cứ đu đưa trươc gió như rung lên những giai điệu trầm lắng. Rau muống có thể trồng và phát triển quanh năm, nhưng vào mùa hạ là mùa rau đến độ ngon nhất. Cứ vào mỗi trưa hè mà có một bát canh rau muống luộc thêm chanh thì quả là tuyệt vời. Rau muống là một loài cây dễ gieo trồng, dễ phát triển và tạo ra rất nhiều món ăn ngon miệng. Mỗi lần cùng mẹ ra vườn, em đều chăm chút, tưới cho những luống rau muống những nguồn nước mát lành, để gia đình em luôn có những món ăn ngon nhất, bổ dưỡng nhất.

#Forever

Bố em là một kiến trúc sư nên ngôi nhà mà em đang ở được bố thiết kế rất đẹp mắt. Một trong những điểm nhấn về nội thất phòng khách nhà em là bố đặt nuôi một bể cá cảnh tương đối lớn. Trong bể đó nhà em nuôi nhiều loại cá cảnh rất đáng yêu. Nhìn đàn cá bơi lội tung tăng, em thấy nổi bật nhất là một chú cá vàng vừa đẹp vừa duyên dáng.

Chú cá to chừng một bàn tay của em. Nó có màu vàng óng ở phần đầu và lưng, da của chú ta về phía bụng thì có màu vàng nhạt hơn một chút. Nhìn chú ta ngập tràn sự uyển chuyển và đẹp đẽ. Đầu chú ta be bé, trơn bóng, nhìn hơn giống một hình tam giác nhỏ. Đôi mắt long lanh như hai giọt nước chẳng bao giờ chớp cả. Cái miệng chú ta dẹt lại, môi trên cong cong giống như môi con cá chép. Hai bên mép cũng có hai sợi râu khá dài màu vàng đậm. Cá vàng có cái bụng tròn, khá to so với hình dáng của mình, vây ở bụng có màu trắng bạc lấp lánh. Vây và đuôi chú ta cùng một màu vàng óng, nó vừa đẹp, vừa dài, lại rất mềm mại, chắc chắn sẽ giúp chú ta bơi lội dễ dàng trong làn nước mát.

Được nuôi chung với những con cá khác trong bể cá nhưng nhìn, chú cá vàng nhanh nhạn và nổi bật nhất. Chú ta luôn luôn bơi lội tung tăng khắp nơi để đi tìm thức ăn, lúc thì chui vào trong những khóm thủy sinh, khi lại chìm tận đáy bể. Vây và đuôi múa lượn trong nước, làm mặt nước nổi lên những bọt khí. Có lúc, chú ta lững lờ thả mình ngang dòng nước như để nghe ngóng, nhưng thoắt cái lại uốn mình mềm mại bơi tới nơi mà chú ta đã phát hiện ra thức ăn. Có khi lại chui mình trong những đám cây cỏ thủy sinh như chơi trò trốn tìm.

Nuôi cá cảnh trong nhà làm cho không gian thêm đẹp hơn. Có người nói, muốn nuôi được cá vàng là cả một nghệ thuật về sự tỉ mỉ, chu đáo và nhẫn nại. Nhìn ngắm chú cá vàng bơi lội trong bể sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng là thú vui của mọi thành viên trong gia đình em. Em luôn cố gắng chăm sóc chúng thật tốt, lau dọn và thay nước bể cho sạch để cá luôn mạnh khỏe, và cho nó ăn thức ăn ngon nữa.

Cứ cuối tuần là em được bố và mẹ cho đi công viên chơi. Ở đó em được vui chơi thỏa thích, được ngắm nhìn những con vật kì lạ. Đặc biệt là em thích thú với chú voi có tuổi ở đó.

Chà, chú mới to làm sao! Mẹ nói chú phải nặng đến vài tấn chứ chẳng chơi. Nhìn chú mà em tưởng tượng ra cả một tòa nhà lớn. Bốn cái chân to lớn như cái cột đình. Còn cái tai thì chẳng khác gì một cái quạt lúc nào cũng phe phẩy. Thích nhất là chiếc vòi dài, càng về đỉnh lại càng nhỏ đi và có nhiều vòng tròn rất đều nhau. Mõm nép dưới cái vòi to tướng, nhìn sơ qua khó mà có thể thấy được. Hai chiếc răng nanh sắc nhọn, cong cong hình con tôm, chìa ra khỏi hàm răng, trông thật giống một con ác thú. Chú có cái đuôi dài thượt, dẻo như chiếc roi mây của cô em. Cùng với thân hình vạm vỡ, tròn tròn, nước da nhăn nheo, tựa như màu đất bùn ở những đồng ruộng xâm xấp nước đưa lên.

Cái kiểu chú ăn trông thật kì lạ. Đầu tiên, chú gắp thức ăn lên. Dùng vòi cuộn tròn lại rồi quăng tuột vào mồm. Chiếc vòi hữu ích ấy còn giúp chú làm được nhiều việc nữa cơ, chẳng hạn: “Bắt tay, chào người lớn…”

Mỗi lần ra về em lại có cảm giác nuối tiếc. Cuộc vui nào rồi cũng phải tàn, em chia tay chú mà lòng buồn rười rượi. Mẹ nói nếu em cứ học tập tốt rồi tuần nào mẹ cũng đưa đi chơi vườn bách thú, nô đùa với chú voi to lớn và thật dễ thương.

5 tháng 8 2021

Tham khảo ạ !!!

Cây tre là một loài cây gắn bó mật thiết với đời sống của con người Việt Nam. Tre không chỉ có sức sống mạnh mẽ mà còn có thói quen sống thành luỹ, thành hàng. Họ hàng nhà tre luôn sống bao bọc, che chở, quấn quýt quây quần bên nhau. Bằng cách sử dụng biện pháp nhân hoá thông qua các từ “ôm”, “níu”, “thương nhau”,..., nhà thơ Nguyễn Duy không chỉ giúp ta hiểu rõ phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, mà qua đó còn giúp ta hiểu hơn những phẩm chất, những truyền thống cao đẹp của con người Vịêt Nam, dân tộc Việt Nam

5 tháng 8 2021

đoạn thơ nói về sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cay tre. Dù cho bão tố phong ba lơn như thế nào nhưng tre vẫn sẽ luôn sát cánh bên nhau để che chở và bảo vệ lũy tre.Cx giống như p/c con ng VN ta , luôn đoàn kết đùm bọc nhau cho dù ở trong hoàn cảnh nào .cây tre thật đúng là biểu tượng của con người VN

k cho mk ạ

5 tháng 8 2021

Con mèo nhà em nuôi là mèo tam thể. Mèo tam thể sinh được ba con mèo xinh xắn nhưng không con nào có màu lông giống mẹ. Ngoại cho em một con mèo lông đen mun khi mèo con đã biết ăn cơm.

Chú mèo con tuy nhỏ nhưng mạnh mẽ. Nó ăn ngoan, chóng lớn. Chỉ sáu tháng sau, nó đã là một chàng mèo trưởng thành, giỏi săn bắt chuột. Chàng mèo có bộ lông đen nhánh, óng mượt. Đầu mèo tròn, đôi mắt của chàng ta màu xanh ve, sắc sảo. Hai tai nó như hai cái lá cắm hai bên mái đầu. Mũi chàng mèo màu nâu nhạt, nho nhỏ với bộ ria dài, cứng, đỏm dáng. Thân hình nó thon gọn, chỉ vừa bằng cánh tay người lớn. Bốn chân của mèo có những ngón chân u lên như đôi hài nhung đen. Chàng mèo đi lại uyển chuyển, ngoe ngoe cái đuôi dài, ra dáng một tay săn chuột điềm tĩnh, khôn ngoan.

Buổi sáng mèo ta thường nằm ườn ở hiên nhà sưởi nắng, xế trưa, mèo đi đi lại lại trong nhà. Chàng mèo ngó nghiêng lên tường nhà, chuẩn bị bắt thạch sùng. Thạch sùng chỉ là món để mèo nghịch chơi. Chuột mới chính là món mèo thích. Chiều tối, chàng mèo ngồi như bất động ở góc nhà, bốn chân thu lại, đuôi cong áp sát mặt đất. Chàng rình chuột. Mắt chàng mèo lúc này sáng quắc, chăm chú nhìn vào góc nhà, nơi mẹ em hay để thực phẩm chăn nuôi. Một con chuột nhắt lấp ló rồi chạy đến gần bao bắp. Mèo ta phóng đến, chỉ nghe một tiếng “chít” vang lên gọn lỏn. Mèo ta ngoạm chú chuột xấu số ra sân sau. Mèo vờn chuột, đùa giỡn chán rồi mới ăn. Nhờ chú mèo, nhà em bớt hẳn chuột phá thóc lúa. Chàng mèo khá tinh khôn, chàng cũng biết mừng chủ. Khi em đi học về, chàng mèo chạy đến, kêu một tiếng “meo” mừng rỡ rồi cạ thân mình, nép vào chân em. Em cúi xuống vuốt đầu chàng mèo. Mèo ta rất bằng lòng, chàng lim dim mắt nom vừa dễ thương, vừa buồn cười.

Nuôi mèo để đỡ bị chuột cắn phá đồ đạc trong nhà nên hầu hết ở nông thôn, mọi nhà đều nuôi mèo bắt chuột. Chàng mèo bắt chuột giỏi của em được mọi người khen ngợi và thường gọi đùa chàng là “Dũng sĩ diệt chuột”. Em rất yêu chàng mèo và thường đùa giỡn với chàng. Thế nên, ngoài những lúc làm “Dũng sĩ diệt chuột” chàng mèo là một người bạn thân của em, biết nhõng nhẽo, làm dáng và đón em ở cửa nhà sau mỗi buổi học về. Chàng mèo thật đáng yêu!

5 tháng 8 2021

Tham khảo ạ !!! Mk tả mèo nha !!

Gia đình em có nuôi một con mèo từ cách đây khá lâu rồi. Đối với em nó giống như một thành viên trong gia đình của mình.
Bố em bắt nó về nuôi khi nó mới được sinh ra vài ngày. Đến nay nó đã hơn 1 tuổi rồi. Nhìn nó giống như một con tiểu hổ vậy. Bộ lông của nó 3 khoang màu là màu đen, màu trắng và màu vàng vì vậy mà người ta gọi nó là mèo tam thể. Riêng em thì đặt tên cho nó là Mi Mi. Nhìn từ xa, Mi Mi giống như một cục bông di động. Bộ lông của nó óng mượt vì vậy mà em rất thích vuốt ve nó. Đuôi của Mi Mi khá dài. Khi nó bước đi, cái đuôi cũng uyển chuyển theo. Mi Mi có 4 cái chân thon dài với lớp đệm bên dưới giúp nó chạy nhảy mà không bị đau. 4 cái chân của nó còn có những cái móng vuốt sắc nhọn. Đây chính là vũ khí lợi hại của nó giúp nó luôn chiến thắng con mồi.

Cái đầu của chú to như quả cam sành. Tai của chú nhỏ như lá quất và lúc nào cũng vểnh lên. Thi thoảng chú lại đưa tay lên gãi đầu gãi tai. Mũi của chú có màu hồng và nhỏ xíu rất dễ thương. Ria mép của chú có màu trắng, đâm ngang sang hai bên. Đôi mắt của chú có màu xanh nhưng mỗi bên là một màu xanh khác nhau. Chú thích nhất là nằm sưởi dưới nắng. Lúc ấy, chú sẽ lăn qua lăn lại trên sân và nghịch nghịch cái đuôi của mình.

Chú không chỉ là bạn của em mà còn là vệ sĩ săn bắt chuột. Nhờ có chú mà gia đình em không còn bị lũ chuột hoành hành nữa vì vậy mà em càng yêu quý chú hơn.