K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5: Con hãy quen và con hãy yêu Mỗi góc phố, mỗi căn nhà chật hẹp Những ngăn gác, cầu thang lên cót két Những vỉa hè gạch cũ, guốc khua vang... Nơi thiên tài nhân dân từng lớn lên ở đó Cho mắt con đầy ánh sáng Việt Nam! Thành phố suốt đời con qua chẳng hết Chưa phải rộng mênh mông mà sâu đến không cùng! Con đi giữa mọi...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

Con hãy quen và con hãy yêu
Mỗi góc phố, mỗi căn nhà chật hẹp
Những ngăn gác, cầu thang lên cót két
Những vỉa hè gạch cũ, guốc khua vang...
Nơi thiên tài nhân dân từng lớn lên ở đó
Cho mắt con đầy ánh sáng Việt Nam!

Thành phố suốt đời con qua chẳng hết
Chưa phải rộng mênh mông mà sâu đến không cùng!
Con đi giữa mọi sắc màu bất diệt
Mà nhẹ nhàng, thành phố cứ lâng lâng!
Con lớn lên. Đời sẽ rộng dài hơn
Sẽ sung sướng hơn thời lên một tuổi!
Nhưng có thể có gì so sánh nổi
Với mọi điều cha đang ước cho con?...

(Bằng Việt, Viết cho con mùa xuân thứ nhất, thivien.net)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Đoạn trích là lời của ai nói với ai?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của những dòng thơ sau?

Con lớn lên. Đời sẽ rộng dài hơn
Sẽ sung sướng hơn thời lên một tuổi!

Câu 4. Chỉ ra một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Con hãy quen và con hãy yêu
Mỗi góc phố, mỗi căn nhà chật hẹp
Những ngăn gác, cầu thang lên cót két
Những vỉa hè gạch cũ, guốc khua vang...
Nơi thiên tài nhân dân từng lớn lên ở đó
Cho mắt con đầy ánh sáng Việt Nam!

Câu 5. Anh/Chị rút ra được thông điệp gì cho bản thân từ đoạn trích trên?

1
10 tháng 4

Câu 1: Thể thơ của đoạn trích trên là thơ tự do.

Câu 2: Đoạn trích là lời của bố nói với con.

Câu 3: Dòng thơ "Con lớn lên. Đời sẽ rộng dài hơn / Sẽ sung sướng hơn thời lên một tuổi!" thể hiện sự hi vọng và mong muốn tốt đẹp của bố dành cho con. Bố mong muốn rằng khi con lớn lên, cuộc sống của con sẽ trở nên phong phú hơn, hạnh phúc hơn so với tuổi thơ.

 

 

Câu 1: Thể thơ của đoạn trích trên là thơ tự do.

Câu 2: Đoạn trích là lời của bố nói với con.

Câu 3: Dòng thơ "Con lớn lên. Đời sẽ rộng dài hơn / Sẽ sung sướng hơn thời lên một tuổi!" thể hiện sự hi vọng và mong muốn tốt đẹp của bố dành cho con. Bố mong muốn rằng khi con lớn lên, cuộc sống của con sẽ trở nên phong phú hơn, hạnh phúc hơn so với tuổi thơ.

Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ này là "guốc khua vang". Biện pháp này tạo ra âm thanh vang vọng, làm tăng tính sinh động và hình ảnh của bức tranh thành phố trong tâm trí người đọc.

Câu 5: Từ đoạn trích trên, ta rút ra được thông điệp về tình yêu thương và hy vọng của bố dành cho con. Bố mong muốn con luôn nhớ và yêu quý những giá trị tinh thần và nơi con lớn lên, và hy vọng rằng cuộc sống của con sẽ luôn phát triển và hạnh phúc khi con lớn lên.

10 tháng 4

Bài làm

Mỗi người trong chúng ta đều có những người bạn để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Em cũng có một người bạn thân như thế! Nam – cậu bé tinh nghịch nhưng vô cùng đáng yêu, đã trở thành bạn thân với em từ ba năm nay.

Nam học cùng lớp với em từ năm lớp một, thế nhưng, chỉ mới gần ba năm nay, được xếp ngồi chung một bàn, chúng em mới trở thành những người chiến hữu thân thiết.

Nam có nước da bánh mật khỏe khoắn cùng một gương mặt tròn bầu bĩnh cực kì đáng yêu. Hơn thế, bạn còn có một chiếc răng khểnh duyên dáng khiến mỗi lần cười càng làm cho người ta thêm phần thiện cảm. Trên gương mặt tròn trĩnh ấy là đôi mắt đen, sáng ngời như những ngôi sao trong đêm. Không chỉ thế, cái miệng duyên dáng với một đôi môi mỏng hồng hồng luôn nở những nụ cười thật tươi mỗi khi có người tìm đến bạn. Nam quả thật là một cậu bạn rất ưa nhìn.

Về thành tích học tập, Nam cũng là một trong những thành viên nổi bật nhất không chỉ của lớp em mà còn là cả khối lớp chúng em nữa. Thành tích học của bạn luôn đứng trong top năm của khối khiến cha mẹ của Nam không khỏi tự hào. Nam còn là cây văn nghệ của lớp, của trường. Mỗi lần đến dịp nhà giáo Việt Nam hay lễ hội, Nam lại trình bày một vài bài hát bằng chất giọng nhẹ nhàng, ngọt ngào khiến ai cũng phải say sưa nghe cậu hát.

Nam là một cậu bạn vô cùng xuất sắc và được làm bạn với cậu ấy là một điều tự hào của em. Hi vọng rằng năm tháng sau này chúng em sẽ cùng nhau lớn lên, cùng nhau học tập tốt và mãi là những người bạn thân như bây giờ.

THAM KHẢO

a, Phương Định - một cô gái hết đỗi dũng cảm và kiên cường 

TD: đánh dấu phần chú thích

b, Cậu ấy đã nói với em rằng "Tớ chắc chắn sẽ đạt học sinh giỏi kì này!" 

TD: trích lời nói trực tiếp của nhân vật 

10 tháng 4

Câu ghép trong đoạn văn là: "Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi."

Các vế của câu ghép này được nối với nhau bằng cách sử dụng liên từ "nên", để thể hiện một mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa việc cỏ gần nước tươi tốt và hành vi ăn của trâu, cũng như hành vi di chuyển của chúng sau đó.

10 tháng 4

Câu nói của Bác Hồ "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu không, chính là phần lớn ở công học tập của các cháu" đề cập đến trách nhiệm và vai trò của các thế hệ trẻ trong việc phát triển đất nước.

Theo quan điểm của tôi, câu nói này mang ý nghĩa sâu sắc về trách nhiệm và cam kết của mỗi cá nhân đối với sự phát triển của đất nước. Việc học tập không chỉ là việc nắm vững kiến thức mà còn là quá trình hình thành nhân cách, ý thức trách nhiệm và tình yêu quê hương. Bác Hồ đã nhấn mạnh rằng sự nghiên cứu và học tập không chỉ để mở rộng kiến thức mà còn để chuẩn bị cho tương lai, để có thể góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Chúng ta, những người trẻ, có trách nhiệm xây dựng và phát triển non sông Việt Nam tươi đẹp hơn. Chúng ta phải học tập, rèn luyện bản lĩnh, và trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. Chúng ta cần đoàn kết, sáng tạo và hăng hái làm việc để Việt Nam có thể tiến xa hơn trên con đường phát triển.

Từ việc học tập, chúng ta sẽ hiểu được trách nhiệm của mình và định hướng cho tương lai. Chính vì vậy, học tập không chỉ là việc học sách vở mà còn là việc rèn luyện tinh thần, ý thức trách nhiệm và lòng yêu nước. Chúng ta cần học hỏi và áp dụng những giá trị đó vào cuộc sống hàng ngày, để từng bước tiến tới một đất nước Việt Nam phồn thịnh, tươi đẹp, và vươn lên sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống. Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau: Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non Em bé nhìn vầng trăng,                         nhưng chưa nhìn thấy mẹ Mẹ lẫn trên cánh đồng....
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau:

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng,
                        nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
                                         vườn hoa mận trắng
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng,
                        nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
                                         vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ, In trong Thơ về mẹ, NXB Lao động, 2012)

Chú thích:

Nhà thơ Vũ Quần Phương tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc, sinh năm 1940, quê gốc ở xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương. Thơ ông bình dị, có độ lắng của cảm xúc, suy tư.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:      Áp lực từ cuộc sống, những thất bại trong cuộc đời đôi khi làm ta cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị đối xử bất công, khiến ta tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn - là một phản vệ bản năng - làm ta run sợ, cảnh giác và thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác. Có lúc nào đó, ta...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

     Áp lực từ cuộc sống, những thất bại trong cuộc đời đôi khi làm ta cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị đối xử bất công, khiến ta tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn - là một phản vệ bản năng - làm ta run sợ, cảnh giác và thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác. Có lúc nào đó, ta đã quay mặt đi, không làm một điều rất nhỏ mà ta biết có người rất cần điều đó, trong khi ta hoàn toàn có thể... Dần dần đến một ngày, lòng ta trơ lì, nông cạn, thậm chí không còn trắc ẩn để nhận thấy được nỗi khổ cực của người khác. Ta quên mất mình hoặc thậm chí không nghĩ rằng mình có thể làm được điều tử tế.
    Thật ra, sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn trong ta, chờ ta cởi mở tấm lòng và thực hiện. Các nghiên cứu tâm lý học đã khẳng định, niềm hạnh phúc nhận được khi người ta làm việc tốt, việc thiện tạo nên cảm giác tự tin, ý thức bản ngã và nhất là mang lại sức mạnh tinh thần to lớn. Vậy là, khi ta sống tử tế với người khác, cũng chính là tử tế với cuộc đời mình.

(Trích Ai cũng có thể làm người tử tế, Trần Hoài, Báo điện tử Quân đội nhân dân, ngày 21/3/2021)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo đoạn trích, điều gì khiến ta "tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn"?

Câu 3. Dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn trích trên có công dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến "sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn trong ta, chờ ta cởi mở tấm lòng và thực hiện"?

Câu 5. Anh/Chị ấn tượng nhất với thông điệp nào trong đoạn trích trên? Vì sao?

0
II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác. Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau:  Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau: 

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, Nắng mới, thivien.net) Chú thích: – Lưu Trọng Lư (19/6/1912 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực Thơ mới đả kích các nhà thơ “cũ”. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội. – Me (từ cũ): Mẹ. – Nội: cánh đồng. – Chửa: chưa.
0