K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

con ng cú di qua bình thường đến khi con gấu tỉnh dậy con ng sẽ ngoảnh lại như muốn đi sang bên kia con gấu ko cho đi vậy là ng đã qua cầu rồi

27 tháng 5 2021

Đi đến giưuã cầu vè quay mặt ngược lại . Con gấu thức dậy tưởng người đó từ bên kia qua nên rượt trở lại , thế là người đó đã qua đc cầu!

~Hok tốt ~

27 tháng 5 2021

Tài nguyên đất là tài nguyên vô cùng quý  giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta . Đất là tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người , dù vậy nhưng đất không phải vô hạn. Chính vì vậy, việc khai thác và bảo vệ đất đai là điều vô cùng cần thiết. Ông cha ta đã có câu " Tấc đất, tấc vàng". Câu tục ngữ này có nghĩa chỉ đất đai là vô cùng quý giá, nó sánh ngang với vàng. Để không bị lãng phí tài nguyên, mỗi chúng ta cần có ý thức tận dụng đất đai một cách hợp lí và hữu ích. Có như vậy, chúng ta mới có thể vừa sử dụng được đất đai , lại vừa bảo tồn được thiên nhiên. Và cuối cùng, lời mà tôi muốn gửi đến tất cả mọi người đó là " Hãy tận dụng đất đai" vì đất đai là tài sản vô cùng đáng quý.

Tấc đấc tấc vàng có nghĩa là quý như đất , quý như vàng .Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất , bỏ hoang vàng bạc .

24 tháng 5 2021

Mình chưa hiểu đề bài lắm bạn ei

cơn bão ập đến khiến cho giao thông gặp nhiều khó khăn

k pls

26 tháng 5 2021

Với cặp mắt trong veo của một cô gái mới lớn ngước nhìn Nam mà không nói gì, điều đó
                              TN                                         CN                               VN
làm anh phải suy nghĩ.
Nếu có ngày đó, tôi  sẽ xin lỗi bạn và sẽ làm mọi việc để chuộc lại lỗi lầm mà tôi đã gây ra.
                     TN    CN       VN                CN                                  VN

24 tháng 5 2021

lớp 7 mik học nhx bài nào ta ko rõ

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:        “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó,...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

        “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”

 

a.     Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b.     Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Vì sao?

c.      Ở đoạn văn trên, tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác.

     d. Tìm phép liệt kê trong câu sau, cho biết thuộc kiểu liệt kê nào và phân tích tác dụng:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”

      e. Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

Câu 2

a. Đặt một câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động.

b. Đặt một câu có cụm chủ - vị làm thành phần vị ngữ.


Câu 3. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu phân tích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

 

1
26 tháng 5 2021

a, Đoạn văn trên trích từ văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng

b, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: Nghị luận.

   Luận điểm: Sự nhất quán giữa đời sống chính trị và cuộc sống đời thường.

c, Qua văn bản, em học được ở Bác đức tính giản dị cao đẹp. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết.  Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Giản dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người.

Dẫn chứng: +, Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

                     +, Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.

                      

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:        “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó,...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

        “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”

 

a.     Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b.     Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Vì sao?

c.      Ở đoạn văn trên, tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác.

     d. Tìm phép liệt kê trong câu sau, cho biết thuộc kiểu liệt kê nào và phân tích tác dụng:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”

      e. Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

Câu 2

a. Đặt một câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động.

b. Đặt một câu có cụm chủ - vị làm thành phần vị ngữ.


Câu 3. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu phân tích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

 

3
24 tháng 5 2021

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

        “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

- Đoạn văn trên trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ"

- Tác giả là Phạm Văn Đồng

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Vì sao?

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: Nghị luận

- Luận điểm: Sự nhất quán giữa đời sống chính trị và cuộc sống đời thường

c. Ở đoạn văn trên, tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác.

Qua văn bản, em học được ở Bác đức tính giản dị cao đẹp. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết.  Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Giản dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người.

* Dẫn chứng:

- Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

- Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ

d. Tìm phép liệt kê trong câu sau, cho biết thuộc kiểu liệt kê nào và phân tích tác dụng:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”

- Thuộc kiểu liệt kê tăng tiến

- Tác dụng: Diễn tả cuộc sống hằng ngày của Bác

e. Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

- Em sẽ cố gắng rèn luyện theo tấm gương của Bác 

- Em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập 

24 tháng 5 2021

Câu 3. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu phân tích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Từ xưa tới nay, nhân dân ta đã thực hiện được biết báo là truyền thống tốt đẹp. Và "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những truyền thông tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" theo nghĩa đen là gì?, ăn quả thì phải nhớ đến người trồng ra quả. Ở đây nghĩa đen của câu tục ngữ được mọi người hiểu là phải biết quý trọng những gì mình đã-đang-sẽ được hưởng từ những người làm ra chúng, ăn hay làm thì phải nhớ "không làm gì không tự nhiên nó có, phải có người làm thì mới có mà ăn". Nhưng hàm ý của chúng có thực sự mang ý nghĩa như vậy?. Theo nghĩa bóng, đạo lí này nó theo một hướng hoàn toàn khác. Cụ thể, khi ăn hay sử dụng một tứ gì đó, làm bất cứ việc gì, hãy nhớ đến người làm ra chúng hoặc nhớ đến người tạo ra chúng ta, tạo ra cuộc sống yên bình này. Bác Hồ có câu: "Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước", đây cũng là sự tỏ lòng biết ơn của Bác và nhân dân đối với vua Hùng. Hay các ngày lễ như Ngày Thương Binh Liệt Sĩ, Ngày Nhà Giáo Việt Nam, Quốc Tế Phụ Nữ,.... là các ngày tôn vinh lên công lao to lớn của người dân Việt Nam. Đấy đều là "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", đều biết ơn công lao to lớn của người khác. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" được tất cả người dân Việt Nam truyền từ đời này đến đời khác, và kèm theo đó là thực hiện để tỏ bày lòng biết ơn sâu sắc. 

Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền

Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!

 
 

Tương tư với nguyệt cùng mây

Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?

Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia…

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, sênh, phách… bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.

Nhiều người đến Huế đã có chung một nhận xét rằng hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Hương Giang, nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Ðua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế…đều diễn ra trên sông. Sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi như thế đó! Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dịp được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Ðại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Ðức (1848 – 1883).

Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Ðại Cảnh… Ðêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, tương tư khúc… cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Ngày nay, do thị hiếu của người nghe các ca sĩ thường lồng vào chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huế với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như "mưa trên phố Huế", "huế thương", "đêm tàn bến Ngự", "ai ra xứ Huế, " Ðây thôn vĩ dạ" thú thực là bản thân người viết bài này đã từng được nghe nhiều ca sĩ tài danh hát những khúc ca về Huế, nhưng khi đã nghe ca sĩ Huế hát cũng những lời ca đó thì tôi có một cảm xúc thật là lạ thường không thể nào diễn tả được. Có lẽ "cái tình cố đô" chỉ có người cố đô mới thấu hiểu được hết chăng?

Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa… Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch… Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó, Huế ơi!

Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay alr rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay như:

“Ngó lên nạt luộc mái nhà

Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.

Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

24 tháng 5 2021

= 1 bài văn nha mn

24 tháng 5 2021

Cộng hòa . . . ( Ở giữa )
Ngày ... tháng ...năm ...( Bên phải )
BÁO CÁO ..... ( ở giữa , chữ cỡ 15 in )
Kính gửi : Gvcn...
Em tên là :. . . .
Là học sinh lớp ....
Kính thưa cô kính mến :
Thưa cô ,qua quá trình học tập năm học lớp 6 năm học 20017-2018 tại trường .......
Em xin trình bày việc học của em như sau :
Trong năm học vừa qua, nhờ sự dạy bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo, em đã đạt được một số thành tích trong học tập và rèn luyện. Cụ thể như sau :
-
-
-
-
Trên đây là một số kết quả em đã đạt được trong năm học vừa qua. Em xin hứa sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa để đạt được thêm nhiều kết quả cao hơn
ngày tháng năm 201
Kí tên