K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 4.0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới ?                                                      “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư                                                     Tiệt nhiên định phận tại thiên...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 4.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới ?  

                                                   “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư

                                                     Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

                                                     Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

                                                     Nhữ đẳng hành khan thử bại hư.”

                                                   ( Nam quốc sơn hà -  Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 1.(0,5 điểm) Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời lien quan đến cuộc kháng chiến nào?

Câu 2. (0,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 3. (0,5 điểm)  Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

Câu 4. (0,5 điểm)  Dòng nào có nghĩa là “nước Nam” ?

Câu 5. (1,0 điểm) Từ “nghịch lỗ trong bài thơ nghĩa là gì ? Cách gọi giặc là nghịch lỗ thể hiện thái độ của tác giả như thế nào ?

Câu 6. ( 1,0 điểm ) Nêu nội dung chính của bài thơ ?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm)

Chứng minh rằng: Đời sống của con người sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.

0
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm )                   Cho bài thơ sau:                                  “Thân em vừa trắng lại vừa tròn                              Bảy nổi ba chìm với nước non                              Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn                               Mà em vẫn giữ tấm lòng...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm )

                   Cho bài thơ sau:     

                            “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                              Bảy nổi ba chìm với nước non

                              Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                              Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Đọc bài thơ trên và trả lời câu hỏi bên dưới.

Câu 1(0,5đ). Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ?

Câu 2(0,5đ). Từ “rắn nát”  thuộc từ ghép nào?

Câu 3(0,5đ). Tìm từ  đồng nghĩa với từ “tấm lòng son” trong câu  thơ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Câu 4 (0,5đ).   Biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được sử dụng  trong bài thơ trên là nghệ thuật nào?

Câu 5. (1 điểm) Hãy chỉ ra cặp quan hệ từ trong hai câu thơ cuối?

Câu 6. (2 điểm): Phân tích ý nghĩa của cặp quan hệ từ đó.

II/ PHẦN II. TẬP LÀM VĂN

Câu 7 (5,0 điểm) Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ; “Uống nước nhớ nguồn .

1
2 tháng 7 2021

câu 1 

bài thơ trên được viết theo thể thơ 7 chữ ( lục bát mình cx kho nhớ )

tác giả HỒ XUÂN HƯƠNG 

19 tháng 6 2021

còn cái nịt

19 tháng 6 2021

còn cái nịt

Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm rất hay và ý nghĩa, câu chuyện không chỉ xúc động bởi tình cảm hồn nhiên và ấm áp của hai anh em Thành và Thủy mà còn lấy đi nước mắt của không ít bạn đọc trước cuộc chia li đột ngột giữa hai anh em, giữa hai tâm hồn trong sáng và đáng thương ấy.

Búp bê vốn chỉ là thứ đồ chơi vô tri vô giác, chúng không biết bộc lộ cảm xúc, nhưng con người thì khác, con người ta với vô vàn cảm xúc khác nhau, vui có, buồn có, và đứng trước mỗi hoàn cảnh khác nhau tâm trạng con người thường khác nhau. Và thường là hoàn cảnh sẽ chi phối tâm trạng và cảm xúc của con người. Thành và Thủy cũng vậy, họ là hai anh em không chỉ biết yêu thương, đùm bọc cho nhau mà còn rất mong muốn bố mẹ không chia tay để gia đình tránh cảnh tan vỡ.

hành là một cậu anh trai rất hiền lành và yêu thương, chiều chuộng em gái, dù cũng chỉ có ít đồ chơi nhưng anh vẫn muốn dành hết cho em gái mình. Về phía Thủy, tuy còn rất nhỏ và trẻ con nhưng những hành động của Thủy lại xuất phát từ tình cảm chân thật nhất, khi anh đi chơi đá bóng chẳng may bị rách áo, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh, sợ anh bị mẹ mắng, em gái rất thương anh mà lại còn khéo tay nữa. Rồi với suy nghĩ rằng “võ trang cho con Vệ Sĩ” đặt ở đầu giường để bảo vệ cho anh trong những giấc mơ, giúp anh không gặp ác mộng cũng chính là những tình cảm chân thật nhấ
hành là một cậu anh trai rất hiền lành và yêu thương, chiều chuộng em gái, dù cũng chỉ có ít đồ chơi nhưng anh vẫn muốn dành hết cho em gái mình. Về phía Thủy, tuy còn rất nhỏ và trẻ con nhưng những hành động của Thủy lại xuất phát từ tình cảm chân thật nhất, khi anh đi chơi đá bóng chẳng may bị rách áo, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh, sợ anh bị mẹ mắng, em gái rất thương anh mà lại còn khéo tay nữa. Rồi với suy nghĩ rằng “võ trang cho con Vệ Sĩ” đặt ở đầu giường để bảo vệ cho anh trong những giấc mơ, giúp anh không gặp ác mộng cũng chính là những tình cảm chân thật nhất

 

Điệp ngữ:a. Khái niệm, các dạng điệp ngữ, tác dụng?b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các đoạn thơ sau:b.1        Trên đường hành quân xa      ………………………….Nghe gọi về tuổi thơ                                        (Xuân Quỳnh)b.2     Cháu chiến đấu hôm nay  ………………………..Ổ trứng hồng tuổi...
Đọc tiếp

Điệp ngữ:

a. Khái niệm, các dạng điệp ngữ, tác dụng?

b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các đoạn thơ sau:

b.1

        Trên đường hành quân xa

      ………………………….

Nghe gọi về tuổi thơ

                                        (Xuân Quỳnh)

b.2

     Cháu chiến đấu hôm nay

  ………………………..

Ổ trứng hồng tuổi thơ

                                     (Xuân Quỳnh)

b.3

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

                                          (Hồ Chí Minh)

b.4

         Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

                                       (Hồ Chí Minh)

b.5

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

                                           (Hồ Chí Minh)

0
“…Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng...
Đọc tiếp

“…Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

 
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!...”
 
( Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 60,61)
 
1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
 
2. Ghi lại nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.
 
3. Xác định và nêu tác dụng của một phép liệt kê trong đoạn trích trên.
 
4. Viết đoạn văn từ 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân trong đoạn trích trên.
 
pleaseee giúp mình với huhuh, mình cảm ơn nhoaaaa * pắn tim các thứ :3 *
0
17 tháng 6 2021

Nội dung : sự giản dị của Bác trong đời sống hằng ngày

17 tháng 6 2021

Ca dao từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn”. Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.

Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những "người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:

Xem thêm:  Thuyết minh về Hồ Tây Hà Nội

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Những từ ngữ giàu sắc thái biêu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,… đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác… đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.

Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn.

Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn", tác giả muôn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thỉ là phong tục.

Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin… Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.

Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho con. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả đế có thể:

Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả. Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đốì với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm của cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ… Con lớn lên như hòm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thâm thìa. Quả là:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:

“Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại – trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn – nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình…

Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thế hiện, diễn tả tình cảm. Những tư ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muôn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha – bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.

(bạn tham khảo mình tự làm nên không dài như văn mẫu)

        Câu nói của người mẹ khiến em rất xúc động, em thấy được tình yêu thương bao la, vô bờ bến của những người mẹ dành cho con cái . Cả cuộc đời của mẹ đều dành cho con, mẹ đã bất chấp tính mạng của mình để sinh ra con , nuôi nấng con. Không chỉ chăm sóc cho con, mẹ còn lo cho ca tương lai những đứa con của mình, người mẹ nào cũng muốn sau này đứa con của mình sẽ sống thật tốt, vững bước trên đường đời đầy gian khổ, mẹ biết rồi 1 ngày mẹ sẽ không còn đủ sức sát cánh cùng con chỉ mong con có thể tự lo cho mình bởi bấy giờ mẹ đã quá già yếu rồi....Các bạn thấy đấy tình yêu thương của mẹ như đại dương bao la, không gì sánh bằng, vậy nên hãy yêu thương mẹ khi còn có thể...Xin đừng dỗi hờn mẹ lúc bị mẹ quát mắng, khi mẹ quát con mẹ cũng đau lắm chứ chỉ vì "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" mong sao con thành người có đạo đức, giúp ích cho xã hội.

Bài 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu củadân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”a. Đoạn văn trên trích từ văn...
Đọc tiếp

Bài 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm và xác định nội dung chính của đoạn văn
trên?
c. Trong đoạn văn tác giả sử dụng hình ảnh nào để diễn tả sức mạnh tinh thần
yêu nước? Nêu ý nghĩa của cách sử dụng hình ảnh đó?
d. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) chứng minh rằng “ Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước”
Bài 2: Chỉ ra biện pháp tu từ chơi chữ được sử dụng và lối chơi chữ trong các
câu sau:
a. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
b. Bò lang chạy vào làng Bo
c. Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít
Trầu cả khay, răng lại gọi trầu không
d. Cha chài, mẹ lưới, con câu
Chàng rể đi tát, con dâu đi mò

0