K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2018

1, thiên đường

2, thên ca

ko chắc đâu ạ

ghế , ng ta còn chả tự nuôi đc của lạ .

15 tháng 10 2018

    Giữa sân trường em có cây phượng. Thầy Xuân hiệu trưởng cho biết cây phượng đã được trồng trong dịp Tết trồng cây năm 2001.

Cây phượng cao. Ngọn phượng đã vươn tới nóc nhà hai tầng. Gốc phượng to, phải anh học sinh lớp Năm mới ôm xuể. Lên cao hơn hai mét, cây phượng có ba cành, mọc chĩa ra ba phía, lao vút lên, tạo thành tán xanh với bao cành lá sum sê.

Mùa xuân, lá phượng xanh mơn mởn. Mỗi cành có nhiều chùm lá. Mỗi lá phượng có đến mấy chục, mấy trăm tia lá nhỏ và mỏng chia đều và mọc đều về hai phía cuống lá. Mỗi chùm có nhiều lá. Lúc còn non, lá phượng như những chiếc vòi xanh ngọc, có người bảo đó là vòi phượng. Gió thổi, những vòi phượng rung rinh như múa lượn.

Mùa hè, lá phượng xanh non toả mát sân trường. Phượng nở hoa từng chùm đỏ rực. Nụ phượng chúm chím, to nhỏ khác nhau, như hòn bi hồng, như đầu ngón tay thiếu nữ. Lớp hoa phượng này tàn thì lớp hoa phượng khác lại nở tiếp kéo dài trong mùa hoa phượng suốt ba tháng tư, năm, sáu. Mùa hè, hoa phượng gọi đàn ve đến. Ve kêu râm ran, ve kêu dắng dỏi sân trường.

Em rất thích cùng các bạn ngồi chơi dưới gốc phượng. Buổi sớm đi học vừa đến cổng trường, em thường dừng lại ngắm cây phượng, hoa phượng, ngắm mãi không chán.

                                                                                                              

16 tháng 10 2018

chịu chịu chịu

15 tháng 10 2018

Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

 

15 tháng 10 2018

rước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

 

15 tháng 10 2018

it's me

15 tháng 10 2018

có tớ nè 

tích nha 

nhớ lần sau đừng đăng câu hỏi linh tinh nhé khỏi bị olm trừ điểm 

15 tháng 10 2018

thiên văn quan sát bầu trời

hok tốt

#sarasyaoran#

15 tháng 10 2018

Bài thơ Sông núi nước Nam có tên chữ Hán là Nam quốc sơn hà được coi là của Lí Thường Kiệt sáng tác. Bài thơ ra đời sau chiến thắng của quân ta trước quân Tông trên dòng sông Như Nguyệt do Lí Thường Kiệt lãnh đạo. Chúng ta xem bài thơ này là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong ba bản tuyên ngôn của nước ta.

Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hình thức và nội dung của bài thơ là sự kết hợp hài hòa trong một kết cấu hoàn chỉnh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Bài thơ chính là lời khẳng định quyền độc lập của dân tộc, chủ quyền của đất nước và thể hiện quyết tâm của toàn dân tộc trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Hai câu đầu khẳng định điều mà sách trời đã ghi rõ:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vàng vặc sách trời chia xứ sở.

Câu thơ tưởng chừng như đơn giản nhưng chứa đựng một lời tuyên bốhùng hồn. Đơn giản vì Sông núi nước Nam vua Nam ở, không có gì phải bàn cãi. Vậy mà lâu nay các thế lực phong kiến phương Bắc không nhìn thấy chân lí ấy. Từ trước Công nguyên, các thế lực phong kiến Trung Hoa đã đem quân xâm chiếm nước ta, coi nước ta như một vùng đất vô chủ. Lí Thường Kiệt đã đem Nam đế đặt ngang hàng với Bắc đế trong hai câu thơ trên. Đó chính là giá trị của câu thơ. Sự tồn tại của đất nước Đại Việt thuộc quyền sở hữu của vua Việt là điều hiển nhiên và đã được sách trời ghi rõ. Câu thơ dùng hai chữ Nam đã làm nổi bật danh hiệu Đại Việt và tư thế độc lập của dân tộc. Với cách diễn đạt thật cô đọng, hùng hồn, tác giả đã tuyên bố một chân lí không thể thay đổi: Sông núi nước Nam vua Nam ở.

Câu thơ thứ hai trong bài thơ giúp khẳng định thêm chân lí đã xuất hiện trong câu thứ nhất. Tác giả đã khéo sử dụng từ trời trong câu thơ. Tư tưởng phương Đông nói chung đề cao mệnh của ý trời còn cao hơn cả lệnh vua, vua cũng phải tuân theo mệnh trời. Chủ quyền của Đại Việt được sách trời ghi thì không ai có thể thay đổi được. Điều này đã khẳng định chắc chắn chủ quyền của Đại Việt trước các thế lực xâm lược.

Từ sự khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã tố cáo hành động xâm lược của kẻ thù, đồng thời khẳng định ý chí vì độc lập dân tộc, vì chủ quyền đất nước của nhân dân Đại Việt.

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thơ được diễn đạt theo lối nghi vấn nhưng thực chất là để khẳng định tính chất phi nghĩa trong việc xâm lược của quân Tông. Tiếp đến, tácgiả khẳng định thất bại tất yếu của những kẻ đi xâm lược: chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thơ cuối cùng thể hiện một niềm tin tất thắng vào tính chính nghĩa của nhân dân ta, điều này dựa trên cơ sở của lòng yêu nước nồng nàn, của tinh thần vì độc lập dân tộc và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

15 tháng 10 2018

 Hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cở sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

   Trước hết về chủ quyền, Đại Việt là đất nước có chủ quyền riêng, điều này được thể hiện rõ qua cụm từ “Nam đế cư”. Trong phần dịch thơ được dịch là “vua Nam ở”. Ở đây chúng ta cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đế và vua, vì đây là hai khái niệm rất khác nhau. Đế là duy nhất, toàn quyền, có quyền lực cao nhất; Vua thì có nhiều, phụ thuộc vào đế, quyền lực xếp sau đế. Bởi vậy, khi sử dụng chữ đế trong bài đã khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam, đồng thời khi sử dụng “Nam đế” thì mới sánh ngang hàng với “Bắc đế”, độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế.

   Về cương vực lãnh thổ, nước ta có cương vực riêng đã được quy định ở sách trời. Căn cứ vào thiên thư nước ta nằm ở phía nam núi Ngũ Lĩnh thuộc địa phận sao Dực và sao Chẩn. Dựa vào sách trời để khẳng định chủ quyền của đất nước rất phù hợp với tâm lí, niềm tin của con người ngày xưa (tin vào số phận, mệnh trời) bởi vậy càng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đồng thời sách trời ở đây cũng tương ứng với chân lí khách quan, qua đó tác giả cũng ngầm khẳng định sự độc lập của đất nước ta là chân lí khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan.

   Hai câu sau khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa kinh miệt “nghịch lỗ” – lũ giặc làm điều trái ngược, để gọi những kẻ đi xâm lược. Ngoài ra để vạch trần tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh, tác giả còn đưa ra hình thức câu hỏi “như hà”(cớ sao). Bởi điều chúng làm là phi phĩa, đi ngược lại chân lí khách quan nên tất yếu sẽ chuốc lại bại vong. Câu thơ cuối vừa có tính chất khẳng định, vừa như là lời răn đe, cảnh báo trước hành động xâm lược của chúng: các người sẽ chuốc lấy bại vong hoàn toàn khi xâm lược Đại Việt.

   Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc và cô đọng. Tác phẩm chỉ có 28 chữ nhưng lại ẩn chứa những tư tưởng và tình cảm lớn: khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc và nêu lên quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập đó. Ngôn từ cô đọng, giàu sức gợi cảm: nam đế cư, nghịch lỗ, như hà,… Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm và biểu ý: bài thơ thiên về nghị luận trình bày nhưng ẩn sâu bên trong là những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả. Giọng thơ trang trọng, hào hùng, đầy tự tin.

   Bài thơ ngắn gọn, hàm súc mà chưa đựng những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp. Văn bản là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta về độc lập, chủ quyền của đất nước. Tác phẩm đã tạo niềm tin, sức mạnh chính nghĩa cho nhân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc