K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2023

Tôi về thăm mái trường xưa
Bao nhiêu kỷ niệm như vừa mới đây
Pha sương mái tóc cô thầy
Bảng đen phấn trắng còn đây căn phòng
Con đò neo đậu bến sông
Đưa đàn em nhỏ ấm nồng yêu thương
Bằng lăng tím rụng cuối đường
Phượng buồn nỗi nhớ vấn vương níu hè
Ríu ran chim hót cành me
Cánh diều mơ ước ta về tuổi thơ
Bên trang giáo án từng giờ
Lặng thầm thầy vẫn đưa đò qua sông
Ngoài sân vương sợi nắng hồng
Chuyến đò tri thức mênh mông tình thầy

3 tháng 12 2023

đây nha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

i'm noob

 

3 tháng 12 2023

giúp mình nha

Em bé thông minh là một truyện dân gian ca ngợi sự kết tinh của vẻ đẹp trí tuệ tài năng và kinh nghiệm. Nhân vật trung tâm của truyện là một em bé thông minh. Thông qua những thử thách, em bé đã thể hiện được sự đề cao của trí tuệ dân gian.

Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bốn lần. Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: “Trâu… cày một ngày được mấy đường?” thì em bé đã hỏi vặn lại: “Ngựa… đi một ngày được mấy bước?”. Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gặp nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong 3 năm? Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ đã chết mà cha em không đẻ được em bé nào nữa… Lần thứ ba, vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con em phải dọn thành ba mâm thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đứa vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn được ba con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ để dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích sự việc thành không thể nào được? Không thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được! Lần thứ tư, em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng. Làm sao xe sợi chỉ luồn qua đường ruột ốc xoắn? Trong lúc Trạng Nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè.

Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì rất dễ! Em đã làm cho vị sứ nước láng giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.

Có thể nói, thông qua nhân vật Em bé thông minh ta càng thêm cảm phục về trí tuệ, sự dũng cảm và lòng bao dung của ông cha ta khi xưa.

3 tháng 12 2023

164 39 4 8

3 tháng 12 2023

164:39=4,205128205

3 tháng 12 2023

ba dấu chấm có công dụng biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt

Sửa giúp mình bài này Đề tài thiên nhiên là đề tài luôn được nhiều độc giả yêu mến, trong đó, bài thơ “Mùa xuân trong vườn” tả về thiên nhiên lúc chuyển mùa mà tôi rất ấn tượng. Trong thơ, tác giả đã khắc họa sâu sắc về sự chuyển biến giữa xuân và đông. Thể thơ năm chữ theo nhịp 2/3, 3/2, 1/2/2 ( Mùa đông/ vừa đi qua) rất linh hoạt cùng cách gieo vần chân như: “qua-lá, ra-mà,… làm cho câu thơ dễ đọc dễ...
Đọc tiếp

Sửa giúp mình bài này

Đề tài thiên nhiên là đề tài luôn được nhiều độc giả yêu mến, trong đó, bài thơ “Mùa xuân trong vườn” tả về thiên nhiên lúc chuyển mùa mà tôi rất ấn tượng.

Trong thơ, tác giả đã khắc họa sâu sắc về sự chuyển biến giữa xuân và đông. Thể thơ năm chữ theo nhịp 2/3, 3/2, 1/2/2 ( Mùa đông/ vừa đi qua) rất linh hoạt cùng cách gieo vần chân như: “qua-lá, ra-mà,… làm cho câu thơ dễ đọc dễ nhớ đồng thời gợi lên một sự thay đổi thú vị và kì diệu khi nhận ra mùa xuân đến.

Ở khổ 2, xuân được báo hiệu bằng hình ảnh “Bật chồi non mượt mà/Bầu trời xanh trong vắt”. Ngoài ra còn có âm thanh “Thánh thót tiếng chim ca.” cùng biện pháp tu từ nhân hóa “Ông mặt trời ló ra…” làm cho mùa xuân trở nên vui tươi, trong trẻo, cây cối dường như được khoác lên mình một tấm áo mới đầy sức sống trẻ trung. Sự huy động tất cả các giác quan để miêu tả của tác giả cho thấy một tình yêu thiên nhiên cực kì sâu sắc.

Hai dòng cuối thể hiện niềm vui của trẻ thơ khi “xuân về”. Câu “Đón mùa xuân vào nhà” cho thấy tiếng reo vui, chờ đợi của mùa xuân, mùa của sự ấm áp, sum vầy.

Tóm lại, bài “Mùa xuân trong vườn” là thi thơ vô cùng hay về sự thay đổi của cây cỏ khi xuân đến, giúp tôi yêu thiên hơn phần nào.

0
3 tháng 12 2023

                                                      CẢM XÚC MÙA ĐÔNG                                                                                                Sáng nay trời lạnh gió se                                                                                     Cánh chim run rẩy khi nghe đông về                                                                                  Gió,ơi,gió lộng mạnh ghê                                                                                     Tổ chim tan tác, dầm dề sương đêm                                                                                  Tôi ngồi lo gió lạnh thêm                                                                                        Bơ vơ nhiều cảnh bên thềm đông sang

5 tháng 12 2023

Bạn Hà Quỳnh Trâm ơi,bạn có thể trình bày rõ ràng hơn được không? Mình chưa hiểu cách bạn trình bày đâu ah

3 tháng 12 2023

Viết đoạn văn ý ạ 

3 tháng 12 2023

Tham khảo

Trong những tác phẩm thơ đã được đọc, em đặc biệt ấn tượng với À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên. Đây là một bài thơ đậm chất trữ tình, với âm hưởng và giai điệu du dương như một ca khúc ru của mẹ. Điệp từ “À ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu các câu thơ đã ươm nhạc cho tâm hồn người đọc. Trong giai điệu dìu dặt, hấp dẫn ấy, em cảm nhận được tình mẹ thiêng liêng và cao cả. Bàn tay của mẹ nhỏ bé thế mà cũng to lớn như trời bể. Che mưa chắn gió, đem đến bình yên, an lành cho người con bé bỏng. Mẹ hi sinh tất cả chỉ mong con được ngon giấc, đủ đầy. Sự hi sinh vĩ đại không hỏi mong hồi đáp ấy, thử hỏi, còn có thể có ai ngoài người mẹ? Tất cả những cảm xúc yêu thương, trân quý của tình mẹ bao la đó, đã được nhà thơ Bình Nguyên truyền tải trọn vẹn vào bài thơ lục bát À ơi tay mẹ.

3 tháng 12 2023

*Bài tham khảo nên e tự chắt lọc ý ra làm lại thành bài của mình nhé!

Trong cuộc sống, con người thường mắc phải nhiều lỗi lầm. Tôi cũng vậy, tôi đã từng khiến cho bố mẹ phải phiền lòng vì mình.

Đó là năm tôi học lớp sáu. Tôi vốn là một đứa trẻ ham chơi nên không chịu học tập chăm chỉ. Cuối học kì một, kết quả học tập của tôi rất kém. Sau buổi tổng kết, cô giáo đã đến nhà để trao đổi với bố mẹ tôi. Chiều hôm đó, tôi về nhà mà cảm thấy rất lo lắng. Về đến nhà, tôi đã thấy bố mẹ ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chào bố mẹ, và chờ đợi những lời trách mắng. Nhưng không, bố mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng trò chuyện với tôi.

Bố nói rằng, cô giáo đã đến trao đổi tình hình học tập của tôi. Cô giáo nói rằng tôi là một học sinh thông minh, nhưng chưa chăm chỉ. Điều đó khiến cho thành tích của tôi không tốt. Bố còn kể cho tôi nghe về quãng đời học sinh của mình. Bố cũng đã từng ham chơi, trốn học khiến cho ông bà phiền lòng. Mẹ cũng kể về tuổi thơ của mẹ cho tôi nghe. Vì gia đình nghèo, nên mẹ chỉ được học hết cấp hai, sau đó phải nghỉ học để phụ giúp bà ngoại. Mẹ rất mong muốn được đi học tiếp nhưng không thể. Tôi ngồi nghe mà cảm thấy nghẹn ngào.

 

Lần đầu tiên, tôi được nghe những lời chia sẻ chân thành từ bố mẹ. Buổi trưa hôm ấy trôi qua nhẹ nhàng. Sau buổi chia sẻ, cả nhà tôi cùng nhau ăn cơm. Những món ăn mẹ nấu toàn là món mà tôi thích. Tôi lén nhìn mẹ, thấy khuôn mặt mẹ đã có nhiều nếp nhăn. Dù có tức giận, thất vọng về tôi nhưng bố mẹ vẫn yêu thương, quan tâm đến tôi. Tôi cảm thấy bản thân cần phải cố gắng học tập. Bởi bố mẹ đã vất vả làm việc để cho tôi có cơ hội được đi học.

Gia đình rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Bởi ở đó có những người luôn yêu thương, bao dung chúng ta. Từ tận đáy lòng, tôi muốn gửi những lời yêu thương nhất đến bố mẹ.