Câu 1. Phân tích cấu tạo câu : Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
Câu 2 : Cho đoạn thơ :
Ngững người Giáy, người Dao
Đi tìm măng hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Và gió thổi, suối reo
Ấm giữa rừng sương giá.
a, ghi lại các động từ có trong đoạn thơ trên.
b, từ "giá" trong đoạn thơ...
Đọc tiếp
Câu 1. Phân tích cấu tạo câu : Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
Câu 2 : Cho đoạn thơ :
Ngững người Giáy, người Dao
Đi tìm măng hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Và gió thổi, suối reo
Ấm giữa rừng sương giá.
a, ghi lại các động từ có trong đoạn thơ trên.
b, từ "giá" trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì? Đặt 3 câu với từ "giá" được dùng với các nghĩa khác nhau và khác với nghĩa của từ "giá" trong đoạn thơ trên.
Câu 3 : Sắp xếp các từ trong dãy từ sau thành hai nhóm theo nghĩa của tiếng "gia".
gia bảo, gia nhập, gia sản, gia đình, gia nhân, gia vị, gia tộc, gia tăng, gia giảm.
Câu 4 : Hai câu văn được liên kết với nhau bằng cách nào, từ ngữ liên kết là gì?
Nắng sớm chiếu đẫm vào người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.
Câu 5 : Sắp xếp các câu sau thành đoạn văn hoàn chỉnh.
(1) Tháp Rùa rêu phong cổ kính nằm uy nghi ở giữa hồ.
(2) Xa xa, cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn.
(3) Nhìn từ trên cao Hô Gươm như một tấm gương khổng lồ.
(4) Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
(5) Đó là một cảnh đẹp cổ kính lãng mạn giữa lòng Thủ đô.