K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau: QUẢ BÍ KHỔNG LỒ Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên: – Chà, quả bí kia to thật! Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng: – Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa. Anh kia...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

QUẢ BÍ KHỔNG LỒ

Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:

– Chà, quả bí kia to thật!

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

– Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.

Anh kia nói ngay:

– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

– Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?

Anh kia giải thích:

– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

 

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

 

Câu 1. Truyện được kể theo ngôi kể nào?

 

Câu 2. Hai anh chàng trong truyện thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cười?

 

Câu 3. Nghĩa hàm ẩn trong câu “Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.” là gì?

 

Câu 4. Thủ pháp gây cười của truyện là gì?

 

Câu 5. Tác giả sáng tác truyện trên nhằm mục đích gì?

 

Câu 6. Theo em, trong cuộc sống ngày nay, thói khoác lác sẽ gây ra những tác hại gì?

 

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      (Tóm tắt phần đầu: Hoàng triều về đời niên hiệu Vĩnh Thịnh có một vị tiến sĩ tên Đinh Hoàn, người làng An Ấp tỉnh Nghệ An. Vợ thứ của ông vốn là con quan họ Nguyễn, tính tình đoan trang, giỏi may vá, lại có tài thơ phú nên ông vừa yêu vừa kính trọng. Năm Ất Tỵ, triều đình cử ông làm sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao....
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     (Tóm tắt phần đầu: Hoàng triều về đời niên hiệu Vĩnh Thịnh có một vị tiến sĩ tên Đinh Hoàn, người làng An Ấp tỉnh Nghệ An. Vợ thứ của ông vốn là con quan họ Nguyễn, tính tình đoan trang, giỏi may vá, lại có tài thơ phú nên ông vừa yêu vừa kính trọng. Năm Ất Tỵ, triều đình cử ông làm sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao. Vợ chồng chia tay đầy bịn rịn, nước mắt người vợ tràn xuống như mưa. Người chồng đi sứ, gặp thời tiết mùa đông lạnh giá, bị cảm hàn, bệnh ngày càng trầm trọng và mất vào đêm 30 tháng Chạp, lòng vẫn mang nặng nỗi u hoài vì không làm trọn vẹn việc nước. Người vợ từ khi chồng đi xa, lòng lo buồn mà sinh bệnh. Mối u sầu phát ra văn thơ, có đến hơn 30 bài. Khi biết tin chồng mất thì có ý quyên sinh, người nhà hết lời khuyên nhủ.).

     Người nhà khuyên giải không ăn thua gì có ý đề phòng cẩn thận không rời phu nhân một bước. Một hôm, phu nhân đốt đèn ngồi một mình, khi ấy là mùa thu muộn, gió vàng hiu hắt, cây khuya xào xạc, sâu tường nỉ non, tiếng đập vải lạnh lùng như giã vào lòng người cô phụ, trăng suông như rọi vào giọt lệ Vương Sinh. Nỗi thương tâm khiến phu nhân đờ đẫn, nhìn đâu cũng toàn thấy âu sầu. Phu nhân càng thêm thê thảm, gục xuống bàn mà nức nở khiến cõi lòng chìm sâu vào cõi đê mê. Trong cơn dật dờ đó thấy một người khăn vuông đai rộng từ xa tới gần, nhìn kĩ hóa ra là chính chồng vậy. Phu nhân đón chào, mừng quá chảy nước mắt mà rằng:

     – Từ khi cách biệt đã bốn năm rồi, biết bao nỗi sầu bi, mộng hồn tản mát, không nơi nào là không tìm tung tích lang quân, ấy thế mà lang quân chẳng có đoái hoài gì đến thiếp. Nếu bảo rằng trần gian và thiên thượng hai nơi cách biệt, thì sao Thuấn phi (1) có hội ngộ, Chức Nữ (2) lại tương phùng, vậy lang quân đối với thiếp rất là bạc tình.

     Ông buồn nét mặt mà rằng:

     – Ta từ khi về chầu thiên đình, được trông coi về việc bút nghiên, nơi thiên tào công việc nhiều, không có thì giờ đến thăm nàng, còn tấm lòng khăng khít thủy chung không bao giờ thay đổi.

     Phu nhân muốn lưu ông ở lại tự tình. Ông vỗ về nói:

     – Chết sống là lẽ thường xưa nay, hợp tan là tuần hoàn việc thế. Vị Ngọc Tiên (3) có duyên tái hợp, Dương Thái Chân (4) cơ ước lai sinh. Nàng không cần phải bi phiền về nỗi hạc lánh gương tan, cái ngày chúng ta gặp nhau gần đến rồi.

     Nói xong, có một trận thanh phong, không biết ông biến đi đâu mất. Phu nhân thương khóc chợt tỉnh dậy, sai thị nữ ra xem trời đất chỉ thấy sương mù trắng mờ, đêm đã gần sáng rồi.

     Từ đó phu nhân lại càng có ý chán đời, nhưng chưa có dịp. Đến ngày lễ tiểu tường (5) ông, người nhà bận việc, phu nhân ở trong buồng xé cái áo mà ông tặng ngày trước tự thắt cổ chết. Đến khi người nhà biết thì phu nhân đã tắt thở rồi. Cả nhà thương cảm, tống táng theo lễ. Việc ấy tâu lên, triều đình cho lập đền thờ, đề bảng nêu ra cửa, khắc chữ “Trinh liệt phu nhân từ”, ban cấp tế điền, bốn mùa có tế lễ, người làng cầu đảo đều có linh ứng.

                   (Trích Người liệt nữ ở An Ấp, Truyền kì tân phả, Đoàn Thị Điểm, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997,  tr 344-357)

Chú thích:

(1) Thuấn phi: vợ vua Thuấn, Nga Hoàng và Nữ Anh hai chị em (con vua Nghiêu) đều lấy Thuấn, khi mất làm thần sông Tương.

(2) Chức Nữ: tích Ngưu Lang Chức Nữ, hàng năm được gặp nhau một lần vào ngày mồng 7 tháng 7.

(3) Vị Ngọc Tiên: đời Đường, Vị Cao lúc hàn vi, ở trọ nhà họ Khương, chung tình với nàng Ngọc Tiên. Cao tặng nàng một cái vòng tay, hẹn 7 năm đến cưới làm vợ. Quá hạn không đến, nàng tự sát. Cách đó 13 năm, Cao được làm Tiết độ sứ Ba Thục, có người dâng một ca sĩ rất đẹp tên là Ngọc Tiên, Cao nhận rõ diện mạo y như nàng Ngọc Tiên ngày trước.

(4) Dương Thái Chân: Dương Quý phi bị chết ở núi Mã Ngôi, sau lại tái sinh cùng Đường Minh Hoàng kết làm vợ chồng lần nữa.

(5) Lễ tiểu tường: lễ tang chẵn một năm, cũng gọi là luyện tế.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra một số đặc trưng của thể loại truyền kì được thể hiện trong văn bản.

Câu 2. Chỉ ra 3 điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Nêu cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người vợ trong được thể hiện trong lời thoại sau.

     Phu nhân đón chào, mừng quá chảy nước mắt mà rằng:

     – Từ khi cách biệt đã bốn năm rồi, biết bao nỗi sầu bi, mộng hồn tản mát, không nơi nào là không tìm tung tích lang quân, ấy thế mà lang quân chẳng có đoái hoài gì đến thiếp. Nếu bảo rằng trần gian và thiên thượng hai nơi cách biệt, thì sao Thuấn phi có hội ngộ, Chức Nữ lại tương phùng, vậy lang quân đối với thiếp rất là bạc tình.

Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 5. Thông qua hành động, lời nói của nhân vật người vợ, anh/chị có nhận xét gì về vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay?

 

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng,... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng,... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn là nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến. Vậy thì cơm hến là gì?

     Trước hết, nói về cơm. Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp kẹp rau mưng, và món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn, gọi là cơm hến. Sau này ở Huế người ta còn bảy thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác. Vả lại, người Huế (Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong “lập trường ăn uống” của mình. Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”! […]

     Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm thế mà cứ sì sụp, xuýt xoa kêu “ngon, ngon”; đi xa nhớ lại thèm đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Huế để ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê, thế đấy, chao ôi là Huế!

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Huế – Di tích và con người)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Văn bản được diễn đạt bởi các yếu tố nào?

Câu 2. Theo tác giả, vì sao nhất thiết cơm hến phải là cơm nguội

Câu 3. Tìm một từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản. Giải thích nghĩa của từ ấy.

Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 5. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả thể hiện trong văn bản?

Câu 6. Vì sao nhà văn lại nói: “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”!”. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 - 7 câu).

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)   Đọc văn bản sau:                  GÁNH MẸ        Cho con gánh mẹ một lần,   Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.        Cho con gánh mẹ đầu non,   Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...        Ngày xưa mẹ gánh à ơi!   Con xin gánh lại những lời mẹ ru.       Đường đời sương gió mịt mù,   Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...    ...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

 

Đọc văn bản sau:

 

               GÁNH MẸ

 

     Cho con gánh mẹ một lần,

 

Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.

 

     Cho con gánh mẹ đầu non,

 

Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...

 

     Ngày xưa mẹ gánh à ơi!

 

Con xin gánh lại những lời mẹ ru.

 

    Đường đời sương gió mịt mù,

 

Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...

 

    Để con gánh mẹ đừng can,

 

Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?

 

    Cho con gánh cả tháng dài,

 

Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.

 

    Cho con... gánh cả đôi vai,

 

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.

 

    Mẹ già lá sắp xa cây

 

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?

 

    Mẹ ơi sóng biển dạt dào,

 

Con sao gánh hết công lao một đời.

 

    Bông hồng cài áo đúng nơi,

 

Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.

 

    Cho con gánh lại mẹ già,

 

Để sau người gánh chính là con con...

 

(Trương Minh Nhật)

 

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

 

Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ nào?

 

Câu 2.  Xác định cách ngắt nhịp của câu thơ sau.

 

    Đường đời sương gió mịt mù,

 

Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...

 

Câu 3. Gọi tên và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong văn bản trên.

 

Câu 4. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong văn bản trên?

 

Câu 5. Tác giả đã thể hiện cảm xúc gì trong đoạn thơ sau?

 

    Cho con... gánh cả đôi vai,

 

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.

 

    Mẹ già lá sắp xa cây

 

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?

 

Câu 6. Từ nội dung của văn bản trên, em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái với bố mẹ, gia đình?

 

1

C1 VB trên đc viết theo thể thơ lục bát 

2 tháng 1 2020

cái gì!

2 tháng 1 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

2 tháng 7 2018

     Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.

Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.

Bảy nổi ba chìm với nước non

Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi

Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.

Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.

Bảy nổi ba chìm với nước non

Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi

Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.

Tôi rất yêu quê tôi. Cứ vào những tháng hè, tôi lại được ba mẹ chở về quê chơi. Những cảnh vật ở quê tôi rất thơ mộng nhưng điều mà tôi thích nhất ở quê tôi là đêm trăng sáng. Hôm nay là rằm nên trăng lên rất sớm.

Gió thổi làm vơi đi những cái nóng của ngày hè. Chúng đùa giỡn bên những lũy tre làng xanh mướt.Ánh trăng hiện lên, in bóng dưới bờ ao gần nhà. Trăng soi sáng từng ngõ xóm, ngõ làng. Trăng càng lên cao, gió càng thổi mạnh hơn, ánh trăng càng sáng tỏ.Vầng trăng tròn, trăng như một quả bóng mà lũ trẻ đầu làng đá lên trời. Lúc ấy, em như nghe văng vẳng bài thơ được phổ nhạc của Hoàng Trung Thông.Màn đêm càng tối thì những ngôi sao càng sáng, trăng cũng càng tỏ hơn. Những ngôi sao rải khắp bầu trời in bóng xuống ao như một bầu trời thứ hai.Ánh trăng sáng dìu dịu. Vầng trăng chiếu sáng khắp nơi. Những chú ve cùng hoà chung tiếng nhạc tạo nên một bảng nhạc dưới trăng. Em như đang ngồi trong một buổi biểu diễn hoà nhạc.Ánh trăng lung linh dưới dòng sông uốn khúc quanh làng. Trăng lóng lánh trên vai chị gánh đêm khuya.Các anh đom đóm chăm chỉ đang đi gác đêm. Chị cò đi ăn đêm. Mùi lúa thơm nồng toả ra trong đêm trăng. Em như vừa thưởng thức hoà nhạc vừa thưởng thức nhũng món ăn ngon của đồng quê.Những đêm trăng khuyết, trăng như một chiếc thuyền trôi dạt trên bầu trời đen thẫm.Áng trăng lung linh cứ theo em như muốn cùng đi chơi, cùng nhảy muá với em. Trăng sà xuống như lắng nghe những câu truyện cổ tích của bà em. Trăng óng ánh cùng những vì sao tinh tú. Em thầm nghĩ: "Vì sao tinh tú của mình ở đâu nhỉ?". Những vì sao tinh tú đang đùa giỡn, chạy nhảy trên bầu trời.Bầu trời đêm thăm thẳm thật yên tĩnh. Tiếng gió nồng nàng thổi mát rượi. Chén nước chè xanh ông em đang uống như càng đậm đà hương vị quê hương.Cùng tiếng dế, tiếng gió, ánh trăng đã làm dịu đi những cái nóng oi bức, làm khô đi những giọt mồ hôi của những người vất vả, cực khổ trên cánh đồng.

Trăng đêm nay thật sáng. Dưới ánh trăng này, làng quê em thật huyền ảo, nên thơ và trong lòng của em tình yêu quê hương, đất nước ngày càng sâu nặng.

Những đêm trăng sáng tỏ, tôi cùng bà thường ngồi cạnh cửa sổ để ngắm trăng lên, thật là thích khi được nhìn ánh trăng từ từ nhô lên khỏi rặng tre cuối làng. Càng lên cao, càng nhạt màu, trăng càng toả sáng hơn, bóng tối từ từ nhường chỗ cho ánh sáng huyền dịu của vầng trăng. Bầu trời trong và xanh thăm thẳm, thỉnh thoảng có một vài đám mây trắng bay qua tạo cho bầu trời một không gian huyền ảo. Những chị sao thường ngày yểu điệu lấp lánh khoe sắc là vậy, thế mà giờ đây phải khép mình trước ánh sáng rực rỡ của chị Hằng. Càng tuyệt dịu hơn, gió hiu hiu thổi. Chưa hết, hoa mẫu đơn, hoa chiếu thuỷ khe khẽ lắc lư theo gió.

Ánh sáng thấm đượm đất trời, xóm làng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật sáng đẹp hơn, nồng nàn dưới ánh trăng

Đêm trăng ở thành phố.

Vào những ngày đẹp trời, cứ mỗi buổi tối, ông trăng tròn lại xuất hiện trên bầu trời, trên những ngôi nhà cao tầng. Ông trăng bay lơ lửng, tỏa cái nhìn trìu mến xuống thành phố Hà Nội thân yêu.

Buổi tối ngày hôm ấy mới đẹp làm sao. Tôi ra ngoài ban công nhìn ánh trăng tỏa. Trăng tròn vằng vặc từ từ bay lên theo gió. Ánh trăng sáng đến nơi nào, nơi đó cất tiếng hát, tiếng cười vui vẻ. Trăng đêm nay soi sáng khắp đất Việt Nam. Trăng sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của mọi người. Trăng soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. Cũng từ vầng trăng này, làn gió nhè nhẹ, mát rượi tỏa ra làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên phố phường, trải dài khắp thành phố. Tôi nhìn trăng, nhìn mãi, nhìn mãi và nghĩ sự tích chú Cuội ngồi trên cung trăng. Kể ra chú Cuội cũng tài thật, ngồi mãi bên gốc đa của mình mà không đi đâu cả. Nghĩ đến chị Hằng mỗi năm chỉ xuống chơi với các em thiếu nhi một lần vào Trung thu, tôi lại nhớ, nhớ chị lắm! Tôi ước mong chú Cuội sẽ lại trở về sống với con người, chị Hằng sẽ xuống chơi cùng các em vào những ngày mười lăm hàng tháng. Nhưng cái ước mong đó chỉ là ảo ảnh, hi vọng mỏng manh. Trăng dấp dưới giữa muôn vạn vì sao. Ánh trăng óng ánh tỏa trên khắp cành cây, hoa lá để rồi chúng toát ra một màu vàng tươi đẹp. Trăng chiếu xuống dưới đường làm những khuôn mặt thanh niên tươi trẻ hơn. Trăng cũng có một tình yêu vĩnh cửu như con đối với mẹ. Trăng yêu quý trái đất của mình, yêu quý hành tinh của mình, yêu quý những con người thông minh, cần cù sáng tạo, yêu lao động của mình. Hình như trăng đặc biệt yêu quý những em nhỏ đang vui chơi, học hành dưới mái trường mà trăng đã ôm ấp vào tận trong tim. Trăng còn tỏa ánh sáng của mình vào những chậu cây cảnh có nhiều sự sống hơn. Trăng cứ hiện lên trước mắt tôi, không bao giờ dứt ra được trong đêm nay. Tôi mơ mộng, tưởng tượng như trăng đang đến sát bên mình và khẽ nói với tôi:

– Bạn làm gì đấy? Tôi trả lời:

– Tôi đang mơ mộng đây!

Đến khi giật mình trở lại, tôi mới biết đó không phải là trăng, chỉ là tôi tưởng tượng mà thôi. Trăng còn phải đi đây, đi đó xem xét đất nước mình nữa chứ. Sao hôm nay tôi kì lạ đến vậy, cứ mơ mộng tưởng tượng suốt? Vì ánh trăng đêm nay đấy các bạn ạ! Các bạn có thấy trăng đẹp không? Tôi thầm cảm ơn trái đất đã tạo nên vầng trăng đẹp thế này để tôi yêu đời hơn, mơ mộng hơn, học giỏi hơn… Tôi rất sợ, sợ lắm khi trăng bị làm sao đó. Tôi ngồi ngắm trăng cho tới lúc trăng tan dần? Sao trăng lại tan? Tôi tự hỏi tôi. Một đám mây không biết từ đâu đến, chen vào vầng trăng và vầng trăng cùng tan dần. Thế là buổi tối ngày mai, tôi mới gặp lại được vầng trăng. Một ngày dài quá, dài quá, tôi không biết có chịu đựng được hay không? Tôi đang nhìn theo bóng dáng trăng thì mẹ gọi tôi vào ngủ. Tôi không muốn ngủ chút nào nhưng vẫn phải vào. Vào trong chăn, tôi vẫn còn nghĩ đến trăng và thiếp đi lúc nào khôngbiết.

Vầng trăng đã đi tận vào trong giấc ngủ, vào tận trong giấc mộng của tôi.

Trăng đêm ấy đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Dù đã đi đâu rất xa, dù có ở nơi nào đi nữa, nhưng tôi cũng sẽ không bao giờ quên vầng trăng tròn vằng vặc. Tôi sẽ không bao giờ quên.

1 tháng 1

Cuộc đời mỗi con người bao giờ cũng gắn liền với một quê hương, xứ sở, một đất nước. Có thể nào sống giữa xứ sở, quê hương đó mà không hề gắn bó, yêu thương? Ngày bé thơ, chúng ta còn ngây ngô chưa hiểu: "Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?" Nhưng khi đã lớn khôn, có lẽ ai cũng có thể cảm nhận một cách sâu sắc về tình yêu đất nước trong mình. Đất Nước - hai tiếng ấy gợi nhắc chúng ta biết bao điều thiêng liêng, ấm áp. Tổ tiên, nguồn cội chúng ta ở đâu? Chúng ta sinh ra, lớn lên, già yếu và chết đi ở đâu? Nơi nào cho ta cuộc sống của chính bản thân mình? Đó chính là Đất Nước. Yêu nước, yêu Tổ quốc là tình cảm quý báu luôn thường trực trong mỗi trái tim Việt Nam. Tự nó đã đan dệt thành lịch sử, và có thể nói, lịch sử dân tộc Việt cũng chính là lịch sử của lòng yêu nước. Tình yêu đất nước là tình cảm gắn bó sâu nặng giữa con người với quê hương, dân tộc. Nó không chỉ là sự cố kết giữa con người với nơi “chôn nhau cắt rốn", với mảnh đất mình sinh ra, lớn lên mà nó còn là sự giao kết giữa tâm hồn mỗi người dân với linh hồn dân tộc. Nếu đột nhiên có ai đó hỏi bạn có yêu nước không? Hãy tự tin trả lời bằng một câu khẳng định, bởi lẽ yêu nước không nhất thiết là cầm súng, gươm tranh đấu với kẻ thù. Thời bình người ta thể hiện lòng yêu nước khác với thời chiến. Thời phong kiến yêu nước là phải gắn liền với “trung quân”, “tề gia trị quốc” thì ngày nay yêu nước lại gắn liền với yêu lý tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa. Tình yêu đất nước như một viên đá ngũ sắc, mỗi cạnh mỗi mặt của nó có một màn lung linh khác nhau. Mỗi thời đại sẽ làm cho viên đá đó mang những màu sắc khác biệt. Khi bạn say mê trước một thắng cảnh của đất nước, khi bạn tích cực bình chọn để Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới hiện đại hay khi bạn biết và trăn trở trước vấn đề biển Đông - một trong những vấn đề đang từng ngày, từng giờ nóng dần trên các diễn đàn, trang mạng hay báo chí và cầm bút để viết lên những dòng cảm xúc của mình để gửi đến Trường Sa thân yêu… thì chính lúc đó tình yêu đất nước trong bạn đang hiện rõ. Khi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, khi các nhà Thơ mới viết những câu thơ, bài thơ thật hay ngợi ca vẻ đẹp quê hương Việt Nam, đó cũng đúng là lúc cảm hứng nghệ thuật của các nghệ sĩ đang thăng hoa trong tình yêu đất nước. Không yêu, không gắn bó với mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, làm sao cụ Tam Nguyên có thế viết chùm thơ thu tuyệt bút, phác nên khung cảnh tuyệt đẹp của miền quê Việt Nam: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. (Thu điếu) Nếu chỉ thuần túy là tài năng, liệu rằng nữ sĩ Anh Thơ có thể phát được bức họa thiên nhiên bằng ngôn từ đẹp thế này: Ngoài bờ đê cỏ non tràn biếc cỏ Bầy sáo đen sà xuống mổ vu vơ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. (Chiều xuân) Yêu thiên nhiên chính là biểu hiện của lòng yêu nước - một biểu hiện không cầu kì, ồn ào mà hết sức giản dị, tự nhiên. Nhưng tình yêu đất nước không chỉ được đan dệt bằng tình yêu thiên nhiên. Yêu nước còn được biểu hiện bằng niềm tự hào dân tộc. Người Việt Nam có rất nhiều điều đáng tự hào về quê hương, đất nước mình. Chúng ta vẫn nhắc lại cho nhau nghe những chiến công oanh liệt trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều câu chuyện, nhiều áng văn thơ ngợi ca tinh thần đấu tranh ngoan cường của nhân dân, dân tộc. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng, nghĩa sĩ, chiến sĩ đã đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc... Niềm tự hào không chỉ in dấu trong các chiến công oanh liệt mà còn in đậm ở truyền thống văn hoá. Đọc Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, người đọc bắt gặp rất nhiều di tích văn hoá – lịch sử lâu đời của dân tộc: những ngôi chùa, mái đình, những làng nghề cổ truyền... Gắn với mỗi di tích ấy là bao truyền thuyết lịch sử, lễ hội đầu xuân, lời ca điệu hát truyền lại từ đời này sang đời khác... Mạch thơ tuôn trào không đứt cùng với niềm tự hào khốn tả: Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. Càng yêu mến, càng tự hào về quê hương giàu đẹp, trù phú bao nhiêu, người Việt Nam càng căm thù bè lũ cướp nước, bán nước bấy nhiêu. Đất nước bốn nghìn tuổi cũng là đất nước bốn nghìn năm kiên cường đấu tranh giữ nước: Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Bốn nghìn năm đó biết bao người đã ngã xuống "Để Đất Nước này là đất Nước của nhân dân". Hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ từng gốc lúa, bờ tre cho Tổ quốc, ý chí chiến đấu đó đã đưa mỗi người con đất Việt đi tới chiến thắng trước mọi bè lũ xâm lăng hung hãn nhất. Đất nước hoà bình, "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” viên ngũ sắc yêu nước lại mang sắc màu lung linh khác. Ý thức về vận mệnh dân tộc vẫn được giương cao nhưng mỗi người tự khắc nhận thức được vai trò của minh đối với sự nghiệp canh tân đất nước. Học sinh thi đua học tốt, giáo viên thi đua dạy tốt, nông dân thi đua canh tác vụ mùa bội thu, công nhân thi đua lao động sản xuất, các chiến sĩ nơi biên thùy vẫn chắc tay súng... Ai ai cũng cố gắng hết sức để góp phần nhỏ bé trong công cuộc dựng xây đất nước. Những huy chương từ các cuộc thi Olympic Vật lý, Toán học quốc tế, từ các đại hội thể thao khu vực, những thành tựu trên các mặt trận kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật… các năm gần đây chẳng phải được xây dựng nên từ lòng yêu nước, từ ý chí, tinh thần chiến đấu, lao động vì màu cờ sắc áo của dân tộc sao? Đất nước bốn nghìn năm tuổi nhưng ngày càng trẻ ra, ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Đó là nhờ bao bàn tay yêu nước không ngừng chung sức đắp xây đất nước. Sự nỗ lực của mỗi cá nhân đã góp phần vinh danh cho dân tộc, góp phần đưa Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập quốc tế. Như vậy, có thể hiểu một cách nôm na, yêu đất nước là yêu tất cả những gì đẹp đẽ thuộc về xứ sở quê hương, là không ngừng giữ gìn, xây đắp cho tổ quốc thêm giàu mạnh, là không ngừng chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác có nguy cơ xâm hại đến quốc; gia... Tình yêu đất nước là tình yêu muôn màu. Nó thường trực trong mỗi con người và không nhất thiết phải được bộc lộ, biểu hiện như nhau. Tình yêu đất nước tiềm chứa trong nó sức mạnh cực kỳ to lớn. Nó là bệ đỡ tinh thần cho mỗi người trong cuộc sống này. Tại sao “đất nước” vẫn là chủ đề bất tận để các nhạc sĩ, hoạ sĩ, các nhà thơ, nhà văn mọi thời đại, mọi thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật? Tại sao kiều bào Việt Nam sóng ở nước ngoài luôn hướng về đất nước? Tại sao những người con xa Tổ quốc đó, lúc về già luôn ao ước được yên nghỉ tại quê hương bản quán? Chính tình yêu đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn họ, dẫn bước cho họ vững vàng trong hành trình sống. Không chỉ nâng đỡ tinh thần con người, lòng yêu nước còn là đòn bẩy khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình. Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân cá nhân. Chúng ta say mê học tập, lao động vì chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước. Học thức, tài năng của những sứ thần như Mạc Đỉnh Chi chẳng phải đã khiến vua quan Trung Quốc phải kinh ngạc, nể phục đó sao? Mỗi tấm bia khắc tên tuổi các vị trạng nguyên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đâu chỉ có ý nghĩa tôn vinh tài học của họ? Nguyên khí quốc gia là ở đó, Lòng yêu nước đã thôi thúc họ say mê học tập, thôi thúc họ làm rạng danh cho đất nước. Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã khiến các nước đế quốc phải chùn nhụt bước chân xâm lược. Nó là yếu tố cốt lõi nhất mang lại sự trường tồn vĩnh cửu cho giang sơn, tổ quốc này. Sức mạnh của tình yêu đất nước là vô biên, tuyệt đích, là bất khả xâm phạm. Nhận thức được điều đó, chúng ta càng nên gìn giữ, vun đắp để tình yêu đất nước mãi cháy sáng trong ta, để sức mạnh này càng nhân lên gấp bội trong cộng đồng dân tộc. Nhận thức được sức mạnh của tình yêu đất nước, mỗi chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định cho mình ý thức bồi dưỡng tình cảm đó. Với nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, anh “tự nguyện” dâng hiến cuộc đời mình: "Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người tôi sẽ chết cho quê hương. Tất nhiên, chết cho quê hương là cách nói hình ảnh, thể hiện sự cống hiến trọn vẹn cho đất nước, cho dân tộc. Thế hệ trẻ chúng ta có muôn vàn cách để chứng tỏ tình yêu quê hương, tổ quốc trong mình. Vũ khí trong tay chúng ta là sức mạnh tuổi trẻ, nhiệt huyết thanh xuân, là tri thức vững vàng, là nhân cách đạo đức trong sáng. Không có lý do gì để chúng ta không noi gương tinh thần yêu nước của cha anh. Không có lý do gì để chúng ta không hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ học tập của mình. Không có lý do gì để chúng ta không làm giàu cho quê hương, đất nước bằng sức lao động chân chính. Và càng không có lý do gì để chúng ta không thể đối diện chiến đấu với những tệ nạn đang nảy nở trong cuộc sống hôm nay. Chắc chắn mỗi người dân Việt Nam ai cũng mang trong mình tình yêu đất nước. Nhưng làm thế nào để tình yêu đó ngày càng nồng nàn, tha thiết, ngày càng mãnh liệt hơn - đó là điều ai cũng cần tự giác nhận thức và tìm cho ra câu trả lời. "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay" - lời ca ấy cũng chính là thông điệp nhắc nhở chúng ta nên quên đi “cái tôi” ích kỷ của mình để sum vầy cùng dựng xây đất nước.

30 tháng 12 2024

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

30 tháng 12 2024

cái gì mà hay dữ vậy bạn?