viết 1 đoạn van diễn dịch có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm đễ thuyết phục mọi người về tác hại của bao bì ni lông
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. MỞ BÀI
- Lụi hụi làm đồ ăn trong bếp, tôi nghe thấy lão Hạc đến chơi.
- Trong cuộc trò chuyện giữa chồng tôi (ông giáo) với lão, tôi nghe lão kể lại việc lão bán con chó mà đau nhói lòng.
II. THÂN BÀI
- Vừa gặp ngay đầu cửa, lão nói với chồng tôi là: “Bán rồi”.
- Chồng tôi thắc mắc: “Bán thật rồi à, nó cho bắt à ?”.
- Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng.
- Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt ngân ngấn nước, đỏ hoe.
- Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi.
- “Khốn nạn...ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu”. Lão kể lại.
- “Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá!”.
Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy.
- Tôi thấy thương lão Hạc biết bao!
- Nhìn lão Hạc, trong lòng tôi chộn rộn biết bao điều. “Không biết cậu Vàng đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão " những khi lão nhớ đến con trai, ai sẽ bên cạnh lão khi lão ốm yếu?” Càng nghĩ tôi càng thấy thương lão.
- Giật mình khi thấy đồng hồ điểm mười hai giờ trưa, tôi phải tiếp tục nấu ăn, còn lão Hạc và chồng tôi vẫn nói chuyện ở gian trên.
- Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Một con người sống có tình có nghĩa như lão thật đáng trân trọng biết bao.
III. KẾT BÀI
- Đọc truyện ngắn của Nam Cao, đoạn lão Hạc sang báo tin bán chó với chồng đã để lại cho tôi cảm xúc khó tả, giúp tôi thấm thía, cảm nhận được những nỗi đau của lão Hạc cũng như những người nông dân thời xưa phải trải qua, họ phải sống trong tầng lớp nghèo khổ, bị khinh miệt rất đáng thương.
- Và đây cũng là đoạn trích mà tôi thích nhất.
Ngày ấy, khi tôi còn học tiểu học, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu kể từ khi tôi biết cảm nhận về cuộc sống, đó là: “Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?”. Kí ức về tuổi thơ của tôi không phải màu hồng như các bạn cùng trang lứa. Đó là những lần cãi vã, những trận đòn roi mà bố dành cho mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, thì: “Bố mẹ chỉ tranh luận chút thôi, không có gì đâu” là câu nói mà tôi phải nghe đến phát chán. Đồng ý là tranh luận, nhưng có nhất thiết phải to tiếng với nhau đến vậy? Rồi có nhất thiết mẹ phải bỏ về bà ngoại? Có những đêm đang ngủ, đùng đùng bố bỏ ra ngoài rồi đóng cửa đánh…sầm. Và tôi hiểu bố mẹ lại vừa… “tranh luận thôi”. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ được rằng, rồi ngày mai sẽ không có ai lo bữa sáng cho tôi, cũng chẳng ai quan tâm tôi đi học lúc nào…
Còn nhớ, có lần bố đuổi đánh mẹ chạy khắp xóm. Lúc ấy tôi chỉ biết co rúm vào góc nhà như chú gà con tránh bão. Rồi mấy hôm ấy mẹ sợ không về nhà. Tôi biết mẹ đã về bà ngoại, vừa yên tâm lại vừa lo lắng, không biết mẹ ra sao. Không dám ra khỏi nhà vì bố cấm, nhưng thật ra là tôi xấu hổ với mọi người. Mỗi lần sang nhà các bạn cùng lớp chơi, tôi lại ghen tỵ với chúng. Rồi những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu. Tôi không hiểu sao bố mẹ chúng bạn lại sống vui vẻ đến vậy? Tại sao chúng bạn lại được sinh ra trong gia đình hạnh phúc như thế?... Bố mẹ thường bảo “việc của con bây giờ là phải học cho thật tốt, còn những việc khác con không phải bận tâm”. Nhưng không bận tâm làm sao được khi mà hàng ngày phải chứng kiến những điều ấy?
Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không phải những cuốn sách phục vụ cho việc học như bố mẹ mong muốn, mà đó là những cuốn sách gia đình. Có lẽ chúng được xuất bản ra không phải để dành cho lứa tuổi của tôi, nhưng tôi vẫn đọc để tìm lời khuyên cho mình và chỉ thấy người ta nói về trách nhiệm của bố mẹ. Không ai cho tôi biết mình phải làm gì? Mà có lẽ tôi cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc im lặng…
Những cuộc cãi vã của bố mẹ cứ thế diễn ra triền miên ngày này qua tháng khác. Tôi câm lặng sống và cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong gia đình của mình. Cho đến một ngày, sau trận cãi vã rất lớn phải ra tòa; tôi không hiểu bố mẹ và ông bà đã nói chuyện gì với nhau, nhưng cuối cùng bố mẹ đã quyết định tiếp tục sống chung với 2 chữ “trách nhiệm”, bằng cách: mỗi người tự biết nhẫn nhịn!
Rồi những ngày tiếp theo đó, tôi không còn phải nghe tiếng cãi vã, thay vào đó là sự tĩnh lặng đến phát sợ. Những bữa cơm không có tiếng nói, cười; không có hơi ấm của một gia đình mặc dù có đầy đủ các thành viên. Tôi tự hỏi, sao cũng là cơm, canh mẹ nấu, giờ đây tôi cứ thấy thiếu thiếu vị gì đó. Tôi lơ mơ nhận ra hình như đó là “vị ngọt” của tỉnh yêu gia đình…
Cứ như vậy cho đến một ngày cuối năm cấp III, tôi vô tình nghe được cuộc cãi vã của bố mẹ trong một lần tan học sớm. Tôi đã sốc, khi nhận ra rằng, thực tế mình nhìn thấy thời gian vừa qua chỉ là vỏ bọc. Thật ra, những cơn sóng trái chiều giữa bố và mẹ chưa bao giờ dừng mà ngày càng nguy hiểm hơn, “sóng ngầm!”. Tôi sụp đổ và đã thi trượt tốt nghiệp trước sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè, trong đó có cả những lời trách móc từ bố mẹ: “Có mỗi việc lo ăn với học thôi mà cũng không xong, con làm bố mẹ thất vọng quá!”
Không tìm được sự cảm thông, chia sẻ từ bất cứ ai, tôi đã muốn giải thoát cho mình. Đứng trước sự sống và cái chết, tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống và bà ngoại là người giúp tôi nhận ra điều đó. Bà nói: “Bố mẹ đã sinh ra con và cho con một cuộc đời, con phải tự có trách nhiệm với cuộc đời ấy. Trong suốt chặng đường đi, có những nỗi đau, những lần vấp ngã, sẽ có những vết thương về thể xác rồi sẽ lành da, nhưng những vết thương lòng thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Con phải chấp nhận như chấp nhận sống chung với những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Dù thế nào, con vẫn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác vì còn có một gia đình, có bố mẹ, ông bà và người thân…”. Hiểu ý bà, tôi đã lựa chon cách sống và con đường đi cho mình.
Sau 12 năm đèn sách, giờ đây tôi vinh dự khi đặt bước chân vào giảng đường đại học, những tưởng đã đủ lớn để nhìn nhận mọi việc đúng, sai ra sao. Nhưng khi bắt đầu bước ra ngoài xã hội, đứng trước ngã ba của cuộc đời, giữa những sự lựa chọn mang tính quyết định là lúc tôi nhận ra, hơn bao giờ hết tôi cần có “bàn tay” yêu thương của bố mẹ… Xin bố mẹ, và tất cả những người đã và đang làm bố, làm mẹ, hãy lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của con trẻ: “Gia đình không phải là một công thức hóa học, không phải cứ có một mái nhà đủ đầy, có bố, có mẹ là sẽ có hạnh phúc. Hãy cho con một gia đình đúng nghĩa với những giá trị thật sự của “hạnh phúc gia đình”.
Ngày ấy, khi tôi còn học tiểu học, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu kể từ khi tôi biết cảm nhận về cuộc sống, đó là: “Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?”. Kí ức về tuổi thơ của tôi không phải màu hồng như các bạn cùng trang lứa. Đó là những lần cãi vã, những trận đòn roi mà bố dành cho mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, thì: “Bố mẹ chỉ tranh luận chút thôi, không có gì đâu” là câu nói mà tôi phải nghe đến phát chán. Đồng ý là tranh luận, nhưng có nhất thiết phải to tiếng với nhau đến vậy? Rồi có nhất thiết mẹ phải bỏ về bà ngoại? Có những đêm đang ngủ, đùng đùng bố bỏ ra ngoài rồi đóng cửa đánh…sầm. Và tôi hiểu bố mẹ lại vừa… “tranh luận thôi”. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ được rằng, rồi ngày mai sẽ không có ai lo bữa sáng cho tôi, cũng chẳng ai quan tâm tôi đi học lúc nào…
Còn nhớ, có lần bố đuổi đánh mẹ chạy khắp xóm. Lúc ấy tôi chỉ biết co rúm vào góc nhà như chú gà con tránh bão. Rồi mấy hôm ấy mẹ sợ không về nhà. Tôi biết mẹ đã về bà ngoại, vừa yên tâm lại vừa lo lắng, không biết mẹ ra sao. Không dám ra khỏi nhà vì bố cấm, nhưng thật ra là tôi xấu hổ với mọi người. Mỗi lần sang nhà các bạn cùng lớp chơi, tôi lại ghen tỵ với chúng. Rồi những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu. Tôi không hiểu sao bố mẹ chúng bạn lại sống vui vẻ đến vậy? Tại sao chúng bạn lại được sinh ra trong gia đình hạnh phúc như thế?... Bố mẹ thường bảo “việc của con bây giờ là phải học cho thật tốt, còn những việc khác con không phải bận tâm”. Nhưng không bận tâm làm sao được khi mà hàng ngày phải chứng kiến những điều ấy?
Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không phải những cuốn sách phục vụ cho việc học như bố mẹ mong muốn, mà đó là những cuốn sách gia đình. Có lẽ chúng được xuất bản ra không phải để dành cho lứa tuổi của tôi, nhưng tôi vẫn đọc để tìm lời khuyên cho mình và chỉ thấy người ta nói về trách nhiệm của bố mẹ. Không ai cho tôi biết mình phải làm gì? Mà có lẽ tôi cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc im lặng…
Những cuộc cãi vã của bố mẹ cứ thế diễn ra triền miên ngày này qua tháng khác. Tôi câm lặng sống và cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong gia đình của mình. Cho đến một ngày, sau trận cãi vã rất lớn phải ra tòa; tôi không hiểu bố mẹ và ông bà đã nói chuyện gì với nhau, nhưng cuối cùng bố mẹ đã quyết định tiếp tục sống chung với 2 chữ “trách nhiệm”, bằng cách: mỗi người tự biết nhẫn nhịn!
Rồi những ngày tiếp theo đó, tôi không còn phải nghe tiếng cãi vã, thay vào đó là sự tĩnh lặng đến phát sợ. Những bữa cơm không có tiếng nói, cười; không có hơi ấm của một gia đình mặc dù có đầy đủ các thành viên. Tôi tự hỏi, sao cũng là cơm, canh mẹ nấu, giờ đây tôi cứ thấy thiếu thiếu vị gì đó. Tôi lơ mơ nhận ra hình như đó là “vị ngọt” của tỉnh yêu gia đình…
Cứ như vậy cho đến một ngày cuối năm cấp III, tôi vô tình nghe được cuộc cãi vã của bố mẹ trong một lần tan học sớm. Tôi đã sốc, khi nhận ra rằng, thực tế mình nhìn thấy thời gian vừa qua chỉ là vỏ bọc. Thật ra, những cơn sóng trái chiều giữa bố và mẹ chưa bao giờ dừng mà ngày càng nguy hiểm hơn, “sóng ngầm!”. Tôi sụp đổ và đã thi trượt tốt nghiệp trước sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè, trong đó có cả những lời trách móc từ bố mẹ: “Có mỗi việc lo ăn với học thôi mà cũng không xong, con làm bố mẹ thất vọng quá!”
Không tìm được sự cảm thông, chia sẻ từ bất cứ ai, tôi đã muốn giải thoát cho mình. Đứng trước sự sống và cái chết, tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống và bà ngoại là người giúp tôi nhận ra điều đó. Bà nói: “Bố mẹ đã sinh ra con và cho con một cuộc đời, con phải tự có trách nhiệm với cuộc đời ấy. Trong suốt chặng đường đi, có những nỗi đau, những lần vấp ngã, sẽ có những vết thương về thể xác rồi sẽ lành da, nhưng những vết thương lòng thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Con phải chấp nhận như chấp nhận sống chung với những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Dù thế nào, con vẫn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác vì còn có một gia đình, có bố mẹ, ông bà và người thân…”. Hiểu ý bà, tôi đã lựa chon cách sống và con đường đi cho mình.
Sau 12 năm đèn sách, giờ đây tôi vinh dự khi đặt bước chân vào giảng đường đại học, những tưởng đã đủ lớn để nhìn nhận mọi việc đúng, sai ra sao. Nhưng khi bắt đầu bước ra ngoài xã hội, đứng trước ngã ba của cuộc đời, giữa những sự lựa chọn mang tính quyết định là lúc tôi nhận ra, hơn bao giờ hết tôi cần có “bàn tay” yêu thương của bố mẹ… Xin bố mẹ, và tất cả những người đã và đang làm bố, làm mẹ, hãy lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của con trẻ: “Gia đình không phải là một công thức hóa học, không phải cứ có một mái nhà đủ đầy, có bố, có mẹ là sẽ có hạnh phúc. Hãy cho con một gia đình đúng nghĩa với những giá trị thật sự của “hạnh phúc gia đình”.
chúc bn chọn bài thích hợp nha
Tắt đèn” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố về tình hình xã hội Việt Nam, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ở “Tắt đèn” ta thấy nổi lên một hình ảnh đẹp về người phụ nữ nông dân, về người phụ nữ Việt Nam. Đó là nhân vật chị Dậu với nhiều phẩm chất đáng quý. Nhưng “nét nổi bật ở chị Dậu là tấm lòng yêu chồng thương con tha thiết, là tính vị tha và đức hi sinh”.
Đó chính là những tình cảm cao quý thiêng liêng mà chị luôn dành cho anh Dậu - chồng chị và những đứa con thơ. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác đến nỗi phải bán đứa con để lấy tiền nộp sưu, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình đã “lên đến bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Đó là hình ảnh gia đình chị Dậu nói riêng, gia đình những người dân Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
Cuộc sống của cả gia đình chị Dậu đã vất vả chạy từng bữa ăn lại càng khó khăn hơn khi trong cái xã hội thối nát đó vẫn còn nhan nhản, đầy rẫy những kẻ như Nghị Quế vợ, Nghị Quế chồng, quan phủ Tư Ân, bọn cai lệ, người nhà lí trưởng...
Đọc hai đoạn trích “Con có thương thầy thương u...” và “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn”, chúng ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất tiêu biểu thương chồng, yêu con. Dù trong mọi hoàn cảnh, em thấy chị Dậu vẫn luôn dành trọn tình cảm đối với chồng, con mà không hề nghĩ đến bản thân mình, đến những khó khăn vất vả mà mình chịu đựng.
Tình cảm chị dành cho chồng mà chị coi đó là trụ cột của gia đình còn hơn cả tình cảm của chị dành cho những đứa con, đặc biệt là cái Tí. Vì anh Dậu, chị sẵn sàng chịu đòn roi, nén nỗi đau tình mẫu tử để cứu chồng.
Vì tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng mình đã được Ngô Tất Tố khắc họa sâu sắc và rõ nét qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Sau khi nấu được nồi cháo, chưa nghĩ đến con cái chị múc ngay cháo ra một bát lớn, quạt cho chóng nguội rọi ân cần mời chồng: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.
Thái độ nhẹ nhàng, ân cần của chị đối với chồng thật cảm động biết bao. “Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống dó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không? Một tình cảm yêu thương sâu nặng của chị Dậu được biểu hiện một cách kín đáo nhưng vẫn sâu sắc, đậm đà biết bao qua việc quạt cháo cho nguội, ân cần mời chồng rồi xem chồng ăn có ngon miệng không.
Tình thương dó của chị còn được biểu hiện qua khía cạnh khác: việc chị bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ. Khi chúng sấn sổ đến trói anh Dậu thì “Chị Dậu xám mặt” vội vàng đặt con bé xuống chạy đến đỡ tay hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, các ông tha cho". Cách xưng hô “ông - cháu” ấy thể hiện rõ thái độ nhẫn nhục của chị Dậu. Nhưng chị nhẫn nhục chỉ vì muốn cứu chồng. Ban đầu chị Dậu nhẫn nhục chịu đựng, dùng lời lẽ ngon ngọt mong cứu được chồng. Nhưng chúng chẳng những không tha cho mà còn đánh cả mình khiến chị thay đổi cách xưng hô từ “ông - cháu” đến “ông - tôi”, rồi “mày - bà”.
Cách thay đổi thái độ nhanh chóng như vậy thể hiện việc chị không thể chịu đựng cảnh chồng bị đánh. Dù mình bị đánh, chị vẫn cố gắng nài nỉ van xin đừng đánh chồng chị. Rồi việc chị thay đổi thái độ, ngôn ngữ đã hàm chứa sự phản kháng quyết liệt để bảo vệ chồng. Và đỉnh cao của tình cảm yêu thương của chị đối với chồng chị là việc chị đánh thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Đó là một chiến thắng vẻ vang vì một người đàn bà chân yếu tay mềm lại chiến thắng và chiến thắng dễ dàng trước hai gã đàn ông.
Chính việc thương chồng, lo chồng bị đánh đã biến thành sức mạnh để chị chiến thắng hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng, bảo vệ chồng mình. Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh một người vợ nông thôn hết mực thương yêu chăm sóc chồng.
Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh chị Dậu còn là hình ảnh một người mẹ rất mực yêu thương các con. Phải bán cái Tí, chị như đứt từng khúc ruột. Khi về nhà chị vẫn chưa nói cái tin sét đánh đó cho cái Tí nghe mà âm thầm chịu đựng. Nhưng sự hiếu thảo ngoan ngoãn của cái Tí vô tình lộ ra đã như lưỡi dao găm vào lòng chị, khiến chị càng nước mắt ngắn nước mắt dài.
Người mẹ nào sau những ngày tháng “mang nặng đẻ đau” mà chẳng thương yêu con. Bây giờ, phải đem con đi bán, người mẹ đó vẫn không đủ cam đảm nói ra cái điều đau đớn đó để trút bớt nỗi đau đang đè nặng trong lòng. Nỗi đau đó cứ nhân lên, nhân mãi lên như những mũi dao cứa vào lòng chị khi chị thấy cái Tí ngoan quá, hiếu thảo quá vậy mà phải đi làm tôi tớ ở nhà mụ Nghị Quế nổi tiếng độc ác, nhẫn tâm.
Phải có tình yêu sâu nặng lắm, thiết tha lắm đối với cái Tí, chị Dậu mới nén được nỗi đau mà chỉ lộ ra “rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau”. Tình thương yêu con vô bờ như vậy đã khiến chị Dậu một người mẹ lại phải van xin con của mình, van xin con chấp nhận hoàn cảnh. Bằng những lời nói thấm thía, chị khuyên cái Tí: “U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con cứ đi với u đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm... Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột đấy con ạ”. Thái độ van xin của chị đối với cái Tí thể hiện việc chị cảm thấy mình có lỗi với nó. Người đau đớn, khó xử nhất chính là chị Dậu. Muốn cứu chồng thì chị phải bán con. Không còn con đường lựa chọn nào khác. Nhưng qua thái độ tình cảm của chị đối với cái Tí ta thấy đây vẫn là người mẹ yêu thương con hết mực.
Và tình thương đó, chị còn dành cả cho cái Tỉu, thằng Dần. Khi cái Tí cứ khóc mãi, chẳng chịu đi, lại thêm thằng Dần cứ kêu gào ầm ĩ nhất định không cho cái Tí đi nếu là một người nhẫn tâm thì sẽ nổi cáu dọa ông lí sẽ bắt nó nếu không để chị đi. Khi thằng Dần đồng ý để cho chị đi thì chị Dậu hối vì mình đã nói dối trẻ con, tức thì chị nói chữa: “ừ, hễ cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vài hôm thì u đem nó về với con”. Việc không dám nói dối trẻ con, rồi dù rất đói nhưng chị vẫn cho cái Tỉu bú trước đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của chị đối với con cái. Chị quan tâm tới chúng mọi lúc, mọi khi có thể, dù có lúc chị bỏ lơ. Nhưng đó vẫn là tình cảm thương yêu sâu nặng, đằm thắm chị dành cho các con. Và nét nổi bật nhất ở chị Dậu là sự hi sinh, sự hi sinh vốn có của những người phụ nữ Việt Nam. Khi phải bán con, chị giả điếc trước những lời lẽ van xin được ở lại nhà của cái Tí dù chỉ ăn khoai thôi. Chị phải hi sinh tình mẫu tử của mình - điều thiêng liêng và cao quý nhất của người mẹ là vì cái gì? Đó là vì “tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kìa (...). Để cho thầy con khổ đến nước nào nữa?”.
Rồi chị phải cầu khẩn cái Tí như với người ban ơn dù chính chị cũng đang còn đau đớn gấp trăm ngàn lần nó. Bởi vì chị đang đứng giữa hai con đường: một là chị phải bán con để cứu chồng, để gia đình khỏi mất đi trụ cột. Và rồi một lần nữa, chị Dậu phải liều mạng để cứu chồng. Việc chị nhẫn nhục chịu đựng, xưng hô “ông - cháu” rồi đến việc chị đấu lí cãi lại chúng khiến chị bị tên cai lệ đánh cho bôm bốp và rồi cuối cùng chị đánh nhau với bọn chúng thể hiện tình cảm sâu nặng thắm thiết của chị đối với anh Dậu. Ngoài ra còn là sự nhẫn nhục hi sinh. Chị hi sinh bản thân mình, hi sinh tình mẫu tử cao đẹp cũng chỉ vì chị lo lắng tới gia đình mình quan tâm đến người chồng khốn khổ. Hình ảnh chị đã rất cao đẹp với tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng cho con, giờ càng tỏa sáng và đáng quý hơn bởi sự hi sinh thầm lặng nhưng giàu ý nghĩa biết bao.
Bạn chia như thế nào thì tuỳ bạn nha. k mik nha (^_^)
Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình yêu thương mẹ của cậu bé hồng. sinh ra trong một gia đình mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống vốn đã thiếu thốn tình cảm của người cha lại thêm vắng bóng mẹ, hồng phải sống nhờ vào bà cô giàu có nhưng cay nghiệt.mặc dù bà cô bên cạnh luôn ngày ngày tìm cách chia rẽ mẹ và hồng cậu ko mảy may đến những lời nói đó mà còn thấy nhớ mẹ, thương mẹ vô cùng. và càng ngày nỗi niềm khát khao được sống trong tình yêu của mẹ, sự chăm sóc dịu dàng và nâng niu của mẹ. và rồi, chính sự khát khao của hồng đã giúp cậu gặp lại mẹ vào 1 buổi chiều tan học.bằng những trực giác hết sức tinh tế và nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn đã ăn sâu vào tiềm thức, cậu dã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ của mình.cậu đã khóc, tiếng khóc ấy chứa đựng niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp mẹ và cả nỗi tủi thân bởi quá lâu không được gặp mẹ. trong giây phút ấy, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quí, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.
#Trang
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp.
Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn ứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó. Rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Tóm lại, bao ni lông có rất nhiều tác hại, cho nên chúng ta phải hạn chế việc sử dụng bao ni lông.
Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện sử dụng. Ngày nay, nó được sử dụng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hóa học hay đựng những phế liệu nhỏ, lưu hành từ chợ cho đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, những người bán hàng rong, len lỏi vào mọi nơi của cuộc sống hiện đại.Sau khi hoàn thành chức năng của mình thì những túi nilon này sẽ tràn ngập các bãi rác, chôn vùi dưới lòng đất, ao hồ, cống, rãnh… Chúng góp phần vào những hiện tượng như xói mòn, thoái dóa đất đai, ứ đọng nước thải, gây cản trở cho sự phát triển của cây trồng, tác nhân xấu đối với môi trường sinh thái.Theo thống kê của sở Tài nguyên – Môi trường TP. HCM cho thấy, mỗi ngày người dân Thành phố này thải ra môi trường khoảng 60 tấn túi nilon đã qua sử dụng.Theo phân tích của các nhà khoa học, sau khi sử dụng, rác thải nilon phải mất từ 500 đến 1000 năm mới tự phân hủy.