K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8

☘ Do Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm.

☘ Vì Trái Đất quay nên ngày và đêm sẽ luân phiên đổi liên tục cho nhau. Các vị trí được chiếu sáng sẽ khác nhau.

1. Ở lúa, thực hiện các phép lai sau: - Phép lai 1: P cây thân cao x cây thân thấp → F1 gồm 100% cây thân cao; cho F1 tự thụ phấn → F2 gồm 75% cây thân cao, 25% cây thân thấp. - Phép lai 2: P cây hạt tròn x cây hạt dài → F₁ gồm 100% cây hạt tròn; cho F1 tự thụ phấn → F2 gồm 75% cây hạt tròn, 25% cây hạt dài. Phép lai 3: Cho 2 cây thân cao, hạt tròn giao phấn với nhau → F₁ gồm 25% cây thân cao, hạt dài; 50% cây thân cao, hạt tròn; 25% cây...
Đọc tiếp

1. Ở lúa, thực hiện các phép lai sau:
- Phép lai 1: P cây thân cao x cây thân thấp → F1 gồm 100% cây thân cao; cho F1 tự thụ phấn → F2 gồm 75%
cây thân cao, 25% cây thân thấp.
- Phép lai 2: P cây hạt tròn x cây hạt dài → F₁ gồm 100% cây hạt tròn; cho F1 tự thụ phấn → F2 gồm 75% cây hạt tròn, 25% cây hạt dài.
Phép lai 3: Cho 2 cây thân cao, hạt tròn giao phấn với nhau → F₁ gồm 25% cây thân cao, hạt dài; 50% cây
thân cao, hạt tròn; 25% cây thân thấp, hạt tròn. Biết các gen quy định các tỉnh trạng đang xét nằm trên NST thường và không xảy ra đột biến.
a) Từ phép lai 1 và phép lai 2 xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng.
b) Biện luận và xác định kiểu gen có thể có của P trong phép lai 3. Viết sơ đồ lai minh hoạ.

0
30 tháng 7

quan trao đổi khí ở động vật là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi.

 

Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là tất cả các bộ phận có khả năng thấm khí của cơ thể. Tuy nhiên, trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng (lỗ vỏ) ở thân cây.

 

+ So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật:

 

    • Giống nhau: Lấy O2 và thải CO2

 

    • Khác nhau:

 

      - Trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường được thực hiện chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây. Động vật trao đổi khí với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.

 

      - Động vật chỉ trao đổi khí với môi trường nhờ quá trình hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2). Thực vật trao đổi khí với môi trường nhờ cả hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2) và quang hợp (lấy khí CO2, thải khí O2)

30 tháng 7

Bài tập lấy ở đâu vậy bạn 

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
26 tháng 7

Tâm nhĩ co để đẩy máu lên phổi lấy oxi rồi đưa lại về tim, trong khi tâm nhĩ co để đẩy máu giàu oxi đi nuôi khắp cơ thể nên lực co bóp phải mạnh và chậm hơn so với tâm nhĩ co. Như vậy do đường đi của máu từ tâm thất dài hơn đường đi của máu từ tâm nhĩ nên thời gian co bóp lâu hơn, lực mạch hơn.

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
24 tháng 7

a. Xét riêng tính trạng màu hoa, tỉ lệ hoa đỏ : hồng : trắng = (151 + 52) : (298 + 99) : (149 + 51) ≈ 1 : 2 : 1 --> 3 kiểu hình, hoa đỏ trội không hoàn toàn với hoa trắng --> P dị hợp: Aa x Aa.

Tương tự, xét riêng tính trạng hình dạng cánh hoa, tỉ lệ cánh đều : không đều = (151 + 298 + 149) : (52 + 99 + 51) ≈ 3 : 1. --> 2 kiểu hình, cánh đều trội hoàn toàn cánh không đều --> P dị hợp: Bb x Bb.

F1 có đủ 6 kiểu hình, tỉ lệ cây đồng hợp lặn aabb = 1/16 --> các gen quy định 2 tính trạng trên phân li độc lập với nhau.

b. P: AaBb x AaBb

F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) = 1AABB : 2AABb : 1AAbb : 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb.

c. Hoa hồng cánh đều có kiểu gene AaBB hoặc AaBb.

Để có 8 kiểu tổ hợp mà có 2 tính trạng --> 8 tổ hợp = 2 x 4 --> Trong 2 tính trạng đem lai, có 1 tính trạng cả bố và mẹ đều dị hợp, tính trạng còn lại chỉ có bố hoặc mẹ dị hợp.

Nếu hoa hồng cánh đều KG AaBB --> KG cây còn lại: AaBb. --> Chỉ có 1 phép lai thỏa mãn. Mà theo như đề bài, cây hoa hồng, cánh đều này lai được với 2 cây khác --> Phải có 2 phép lai thỏa mãn --> Loại trường hợp cây có KG AaBB.

Vậy cây hoa hồng cánh đều KG AaBb --> KG cây x và y là: aaBb và AaBB. 

Trường hợp 1: AaBb x AaBB 

--> F1 (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 1Bb) --> TLKG = 1AABB : 2AaBB : 1aaBB : 1AABb : 2AaBb : 1aaBb --> TLKH = 2 đỏ, đều : 4 hồng đều: 2 trắng, đều.

Trường hợp 2: AaBb x aaBb

--> F1 (1Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1Bb) --> TLKG = 1AaBB : 2AaBb : 1Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb --> TLKH = 3 hồng đều : 1 hồng không đều : 3 trắng đều : 1 trắng không đều.

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
5 tháng 7

P: AAbb x aaBb --> F1: AaBb

F1 x F1 = AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)

--> F2 = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb) = 1AABB : 2AABb : 1AAbb : 2AaBB : 4 AaBb : 2Aabb : 1 aaBB : 1aaBb : 1aabb = 9A-B- : 3aaB- : 3A-bb : 1aabb

--> TLKH F2 = 9đỏ : 7 trắng.

Nếu cho cây Aabb x aaBb = (Aa x aa)(bb x Bb)

--> TLKG = (1Aa : 1aa)(1Bb : 1bb) = 1AaBb : 1aaBb : 1Aabb : 1aabb

--> TLKH = 1 đỏ : 3 trắng.

3 tháng 7

Aabb aaBb, 9 hoa đỏ, 7 hoa trắng

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
5 tháng 7

Cao nhất khi có đủ 8 alen trội AABBDDEE = 80cm

Thấp nhất khi không có alen trội nào aabbddee = 80 - 5x8 =40cm

Cây lúa TB cao (80 + 40) : 2 = 60cm, tương ứng với có (80-60):5 = 4 alen lặn. Vậy cây còn lại có 4 alen trội

--> KG cây cao TB có thể là: AABBddee, AAbbDDee, AAbbddEE, aaBBDDee, aaBBddEE,aabbDDEE, AaBbDdEe.

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
27 tháng 6

Có. Vì mRNA đó được tổng hợp từ vùng mã hóa của gene, theo nguyên tắc bổ sung, mRNA sẽ có trình tự bổ sung với mạch khuôn của đoạn gene mã hóa nó. Theo đó, A mạch khuôn liên kết bổ sung với U của mRNA; T mạch khuôn bổ sung với A mRNA; G mạch khuôn bổ sung với C mRNA và ngược lại.