K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.  NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC    Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng con mắt của chung ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của "Lục Vân Tiên", hiểu "Lục Vân Tiên" khá thiên lệch về nội dung và...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC

   Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng con mắt của chung ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của "Lục Vân Tiên", hiểu "Lục Vân Tiên" khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp.

   Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược. Ông vốn là một nhà nho sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc đất nước lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi tỏ tâm hồn trong sáng, cao quý lạ thường của tác giả và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!

   "Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã!". Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng. Cảnh đất nước cũng như cảnh riêng càng long đong, đen tối, thì khí tiết của người chí sĩ yêu nước càng cao cả, rạng rỡ: "Sự đời thà khuất đôi tròng thịt/ Lòng đạo xin tròn một tấm gương!".

   Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng: "Học theo ngòi bút chí công/ Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân thu!" hay: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."

   Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và Nguyễn Đình Chiểu trọng chức trách của mình chừng nào thì càng khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa chừng nấy: "Thấy nay cũng nhóm văn chương/ Vóc dê da cọp khôn lường thực hư!" [...]

   Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút - tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu - đã diễn tả, thật sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước. Chúng ta hãy đọc lại nhiều đoạn trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" [...] Bài văn ấy của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi. Hai bài văn hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...".

   Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bây giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ.

(Bài viết vào tháng 7/1963 nhân dịp kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đinh Chiểu, in trong: Tuyển tập Phạm Văn Đồng, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008)

Câu 1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định hai câu văn mà người viết đã sử dụng trong bài để nêu nhận xét khái quát, chính xác và sinh động về đặc điểm, giá trị văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3. Nêu nhận xét về việc lựa chọn và sử dụng bằng chứng của người viết trong văn bản.

Câu 4. Mục đích so sánh hai văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là gì?

Câu 5. Kết thúc văn bản, tác giả viết: "Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ". Hãy liên hệ với thực tiễn hiện nay để đưa ra lí lẽ/ bằng chứng khẳng định sau hơn nửa thế kỉ (tính từ khi tác giả viết bài này - năm 1963), niềm tin, niềm hi vọng của tác giả đã trở thành hiện thực.

0
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.       MỘT TIẾNG RAO ĐÊM       Ai ăn bánh bột lọc không?      Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!      Không phải giọng của một hầu đứng tuổi      Cao thánh thót hay rồ khan gió bụi      Đây âm thanh của một cổ non tơ      Mà giây ngân còn vương vấn dại khờ      Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ.      Tiếng rao nhỏ của một em gái bé      Không vang lâu, chỉ vừa...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

     MỘT TIẾNG RAO ĐÊM 

     Ai ăn bánh bột lọc không?
     Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!
     Không phải giọng của một hầu đứng tuổi
     Cao thánh thót hay rồ khan gió bụi
     Đây âm thanh của một cổ non tơ
     Mà giây ngân còn vương vấn dại khờ
     Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ.
     Tiếng rao nhỏ của một em gái bé
     Không vang lâu, chỉ vừa đủ rao mời
     Mà giọng còn non quá, yếu dần hơi
     Nên cái bánh nửa chừng ra cái bén
     Thôi cũng được, tiếng em vừa ngon đến
     Rao đi em, kẻo nữa quá khuya rồi...

     Anh nằm nghe qua cửa khám, xa xôi
     Tiếng em bước trên đường đêm nho nhỏ
     Nhưng cũng đủ cho lòng anh lắng rõ.
     Anh thấy em, mình gió thổi nghiêng nghiêng
     Như cây dương liễu nhỏ tóc chưa viền
     Manh áo mỏng che không kín ngực
     Đầu không nón, bụi sương thầm chấm ướt
     Đuôi tóc chuôi chừng bảy tám năm thôi!
     Ấy chân em leo lên bước đường đời
     Ngày tháng đó trong mủng vài chục bánh.
     Gia tài đó, mấy đồng xu mỏng mảnh,
     Biết bao giờ mà sướng được em ơi!
     Có ai thương một com bé giữa trời
     Mà thương nữa, cũng đôi người lơ đễnh
     Kêu em lại, mua cho vài chiếc bánh
     Trả vài xu và thoa má, ngọt ngào
     “Ồ cái con bé nó mới ngoan sao
     Chừng ấy tuổi đã làm ăn bán dạo!”

                                     (Trích Một tiếng rao đêm, Tố Hữu)

Chú thích: Bài thơ được sáng tác tại xà lim Quy Nhơn, vào tháng 11 năm 1941. Tác giả nằm trong nhà giam, nghe tiếng rao đêm của một đứa trẻ mới chỉ 7 - 8 tuổi trong đêm khuya vắng (đứa trẻ này chính là con gái của người bạn tù của Tố Hữu). Trong ông dâng lên nỗi xúc động, nghẹn ngào và tiếng thơ Một tiếng rao đêm ra đời là vì thế.  

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ. 

Câu 2. Chỉ ra nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ. 

Câu 3. Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!

Câu 4. Phát biểu chủ đề và tư tưởng của bài thơ. 

Câu 5. Tác giả gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?

0
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. TRUYỆN NGƯ TINH     Ở ngoài biển Đông có con cá đã thành tinh, mình như rắn dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như rết, biến hóa thiên hình vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa bão, lại ăn thịt người nên ai cũng sợ...     Có hòn đá Ngư tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, cá tinh sống ở trong đó. Thuyền dân đi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.

TRUYỆN NGƯ TINH

    Ở ngoài biển Đông có con cá đã thành tinh, mình như rắn dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như rết, biến hóa thiên hình vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa bão, lại ăn thịt người nên ai cũng sợ...

    Có hòn đá Ngư tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, cá tinh sống ở trong đó. Thuyền dân đi qua chỗ này thường hay bị cá tỉnh làm hại. Vì sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở đường đi khác nhưng đá rắn chắc khó đẽo. Một đêm, có tiên đến đục đá làm cảng để cho người đi dễ dàng qua lại. Cảng sắp làm xong, cá tinh bèn hóa làm con gà trắng gáy ở trên núi. Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đã rạng đông nên cùng bay lên trời (nay gọi là cảng Phật Đào). Long Quân thương dân bị hại, bèn hóa phép thành một chiếc thuyền lớn, hạ lệnh cho quỷ Dạ Xoa ở dưới thủy phủ cấm thần biển không được nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá, cá tỉnh, thần giả vờ cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Cá tinh há miệng định nuốt, Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá. Cá tinh chồm lên quẫy mình quật vào thuyền. Long Quân cắt đứt đuôi cá, lột da phủ lên trên núi nay chỗ đó gọi là Bạch Long Vĩ, còn cái đầu trôi ra ngoài bể biến thành con chó. Long Quân bèn lấy đá ngăn bể rồi chém nó. Nó biến thành cái đầu chó, nay gọi là Núi Đầu Chó (Cẩu Đầu Sơn), còn thân mình trôi ra ngoài Mạn Cầu, chỗ đó nay gọi là Cẩu Mạn Cầu.

(Trích Lĩnh Nam Chích Quái)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2. Tìm câu văn mô tả ngoại hình của Ngư tinh. 

Câu 3. Chỉ ra một chi tiết kì ảo có trong văn bản và nêu tác dụng của chi tiết kì ảo đó. 

Câu 4. Việc Long Quân diệt trừ Ngư tinh thể hiện khát vọng nào của con người thuở sơ khai?

Câu 5. Việc lồng ghép những địa danh có thật trong tác phẩm có tác dụng gì? 

0
Câu 1. (2 điểm)    Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích dưới đây. UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ     (Tóm tắt đoạn đầu: Sau hơn hai mươi năm xa cách, trải qua bao nỗi gian lao, Uy-lít-xơ mới được trả tự do, quay trở về với gia đình. Giả dạng làm người hành khất, Uy-lít-xơ đã vào được trong ngôi nhà của mình, được Pê-nê-lốp cho phép ở lại để kể cho...
Đọc tiếp

Câu 1. (2 điểm)

   Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích dưới đây.

UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ

    (Tóm tắt đoạn đầu: Sau hơn hai mươi năm xa cách, trải qua bao nỗi gian lao, Uy-lít-xơ mới được trả tự do, quay trở về với gia đình. Giả dạng làm người hành khất, Uy-lít-xơ đã vào được trong ngôi nhà của mình, được Pê-nê-lốp cho phép ở lại để kể cho nàng nghe những câu chuyện về chồng nàng mà anh ta biết... Nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo cho nàng biết Uy-lít-xơ chồng nàng đã trở về và đã trừng trị bọn cầu hôn quấy nhiễu, gây sức ép cho nàng suốt bấy lâu này. Nhưng Pê-nê-lốp không tin. Nàng đã khéo léo thử thách chồng, để Uy-lít-xơ nói ra điều mà chỉ có nàng, chồng nàng cùng một người thị nữ thân cận biết để kiểm chứng thân phận của người hành khất.)

    Pê-nê-lốp thận trọng đáp:

   - Khốn khổ! Tôi không coi thường, coi khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu. Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã I-tác ra đi trên chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơ-ri-clê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.

    Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Uy-lít-xơ bỗng giật mình nói với người vợ thận trọng:

    - Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai. Nguyên trong sân nhà có một cây ô-liu lá dài; nó mọc lên, khoẻ, xanh tốt và to như cái cột. Tôi kẻ vạch gian phòng của vợ chồng mình quanh cây ô-liu ấy, rồi xây lên với đá tảng đặt thật khít nhau. Tôi lợp kĩ gian phòng, rồi lắp những cánh cửa bằng gỗ liền, đóng rất chắc. Sau đó tôi chặt hết cành lá của cây ô-liu lá dài, cố đẽo thân cây từ gốc cho thật vuông vắn rồi nảy đường mực, làm thành một cái chân giường và lấy khoan khoan lỗ khắp xung quanh. Tôi bào tất cả các bộ phận đặt trên chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nạm vào trang trí, và cuối cùng tôi căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp. Đó là điểm đặc biệt mà tôi vừa nói với nàng. Nhưng nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ, hay đã có người chặt gốc cây ô-liu mà dời nó đi nơi khác. 

    Người nói vậy, và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uy-lít-xơ tả đúng mười mươi sự thật. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói: 

    - Uy-lít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác... Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Ác-tô-rít, một người thị tì của cha thiếp cho khi thiếp về đây... Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi. 

    Nàng nói vậy, khiến Uy-lít-xơ càng thêm muốn khóc. Người ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình mà khóc dầm dề. [...] Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời.

(Hô-me-rơ, Ô-đi-xê, theo bản dịch của Phan Thị Miến, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 2. (4 điểm)

  Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về vấn đề sử dụng AI và việc phát triển bản thân. 

0