Câu 1.
Khi cung cấp nhiệt lượng 8400 J cho 1 kg của một chất, thì nhiệt độ của chất này tăng thêm 2oC. Chất này là
A.nước đá.B.đồng.C.nước.D.rượu. Câu 2.
Cơ năng gồm hai dạng là
A.Động năng và nội năng.B.Động năng và thế năng.C.Thế năng và nhiệt năng.D.Thế năng và nội năng. Câu 3.
Hiện tượng nào sau đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A.Sự tạo thành gió.B.Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.C.Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.D.Đường tan vào nước. Câu 4.
Phát biểu nào sau đây về nhiệt năng của vật là đúng?
A.Hai khối nước có nhiệt độ như nhau nhưng khối lượng khác nhau thì nhiệt năng của chúng khác nhau.B.Khi nhiệt độ của vật là 0
oC thì nhiệt năng của vật bằng không.C.Khi vật nằm yên thì nhiệt năng của vật bằng không.D.Nhiệt năng của một vật bằng động năng của vật đó. Câu 5.
Nhận xét nào sau đây là sai?
A.Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.B.Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.C.Nguyên tử là hạt nhỏ nhất.D.Phân tử và nguyên tử có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Câu 6.
Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A.Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay tự phống lên.B.Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng tự phồng lên như cũ.C.Dùng một ống nhựa có thể hút nước từ cốc vào miệng.D.Săm xe đạp bơm căng để ngoài trời nắng có thể bị nổ. Câu 7.
Bộ phận nào sau đây của phích nước không góp phần giữ nhiệt cho phích?
A.Vỏ phích bằng kim loại.B.Lớp tráng bạc tại bề mặt hai lớp thủy tinh ở ruột phích.C.Nút xốp đậy miệng phích.D.Khoảng chân không giữa hai lớp thủy tinh ở ruột phích. Câu 8.
Đại lượng nào sau đây không có đơn vị là jun?
A.Công.B.Công suất.C.Động năng.D.Thế năng. Câu 9.
Trong các cách sắp xếp các vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng?
A.Không khí, nước, đồng.B.Đồng, không khí, nước.C.Đồng, nước, không khí.D.Nước, không khí, đồng. Câu 10.
Quá trình truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi
A.nhiệt độ hai vật bằng nhau.B.nhiệt năng hai vật bằng nhau.C.hai vật không còn tiếp xúc nhau.D.hai vật không còn khả năng sinh công. Câu 11.
Quan sát hình vẽ thí nghiệm sau.
Ta thấy khi đổ 100 cm3 nước vào 50 cm3 sirô thì hỗn hợp thu được có thể tích
A.lớn hơn 150 cm
3.B.bằng 150 cm
3.C.nhỏ hơn 150 cm
3. Câu 12.
Móc một quả nặng vào lực kế, số chỉ của lực kế 20 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
A.Giảm đi.B.Chỉ số 0.C.Không thay đổi.D.Tăng lên. Câu 13.
Các kì của động cơ nổ bốn kì diễn ra theo thứ tự
A.thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu.B.hút nhiên liện, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí.C.hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu.D.hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí. Câu 14.
Một bếp dùng khí đốt tự nhiên có hiệu suất 30%. Hỏi phải dùng một lượng khí đốt là bao nhiêu để đun sôi 4,5 lít nước ở 20oC Cho biết năng suất tỏa nhiệt của khí đốt tự nhiên là 44.106 J/kg.
A.81.B.115 g.C.49 g.D.250 g. Câu 15.
Khi dùng pit-tông nén khí trong một xi-lanh kín thì
A.khối lượng mỗi phân tử khí giảm.B.kích thước mỗi phân tử khí giảm.C.số phân tử khí giảm.D.khoảng cách giữa các phân tử khí giảm. Câu 16.
Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng
A.dẫn nhiệt.B.bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.C.bức xạ nhiệt.D.đối lưu. Câu 17.
Lực là một đại lượng vectơ vì
A.có thể so sánh lực này lớn hơn hay nhỏ hơn lực kia.B.có thể đo được lực.C.lực có phương, chiều, độ lớn.D.giá trị của lực là một đại lượng có đơn vị. Câu 18.
Một người thợ xây nhận thấy khi đứng trên gác kéo trực tiếp một xô vữa lên thì khó hơn khi đứng dưới đất dùng ròng rọc cố định đưa xô vữa lên. Trong trường hợp này, tác dụng của ròng rọc cố định là
A.giúp ta đổi hướng của lực tác dụng.B.giúp ta lợi về lực.C.giúp ta lợi về quãng đường đi.D.giúp ta lợi về công. Câu 19.
Có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của vật rắn dựa vào sự thay đổi
A.khối lượng riêng của vật.B.vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.C.nhiệt độ của vật.D.khối lượng của vật. Câu 20.
Người ta đổ 1 kg nước sôi vào 2 kg nước ở 25oC. Coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường là không đáng kể, nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là
A.50
oC.B.30
oC.C.40
oC.D.20
oC. Câu 21.
Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng trong trường hợp nào dưới đây?
A.Dùng búa đập vào miếng kim loại làm miếng kim loại nóng lên.B.Nối bóng đèn vào hai cực của pin làm đèn nóng sáng.C.Đun sôi nước, nước bốc hơi.D.Để miếng kim loại ngoài nắng, miếng kim loại nóng lên. Câu 22.
Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
A.khối lượng chất lỏng.B.thể tích chất lỏng.C.nhiệt độ chất lỏng.D.trọng lượng chất lỏng. Câu 23.
Khi trên chỗ đất trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền đất là để
A.giảm áp lực của chân lên mặt đất.B.Tăng ma sát giữa chân với nền đất.C.tăng áp lực của chân lên mặt đất.D.Giảm ma sát giữa chân với nền đất. Câu 24.
Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng trong trường hợp nào dưới đây?
A.Nút đậy ống nghiệm bật ra khi nước trong ống nghiệm được đun sôi.B.Khi bơm xe, lốp xe nóng lên.C.Miếng kim loại nóng lên khi được cọ xát vào mặt bàn.D.Nước chảy từ trên cao xuống làm quay tuabin máy phát điện. Câu 25.
Khi đúc đồng, người ta phải đun cho đồng nóng chảy rồi đổ vào khuôn.
Nhiệt độ cần cung cấp để một khối đồng có khối lượng 6 kg tăng từ 33oC đến nhiệt độ nóng chảy 1083oC là
A.2394 kJ.B.2544 kJ.C.2469 kJ.D.75 kJ. Câu 26.
Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Gọi nhiệt độ cuối của chúng sau khi cân bằng nhiệt là t_1,t_2,t_3t1,t2,t3. Ta có
A.
t_3>t_1>t_2.t3>t1>t2.B.
t_1=t_2=t_3.t1=t2=t3.C.
t_2>t_1>t_3.t2>t1>t3.D.
t_1>t_2>t_3.t1>t2>t3. Câu 27.
Khi một vật rơi từ trên cao xuống, thế năng của vật giảm đi 20 J thì
A.cơ năng giảm đi 20 J.B.động năng giảm đi 20 J.C.động năng tăng thêm 20 J.D.cơ năng tăng thêm 20 J. Câu 28.
Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pít-tông nhỏ đi xuống một đoạn h=40h=40 cm thì pít-tông lớn nâng lên được một đoạn H=5H=5 cm. Khi tác dụng vào pít-tông nhỏ một lực f=500f=500 N thì lực nén vật lên pít-tông lớn là
A.1000 N.B.5000 N.C.4000 N.D.10000 N. Câu 29.
Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật
A.đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.B.bị biến dạng.C.đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.D.đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 30.
Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ, biết dgỗ = 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là
A.18000 N/m
3. B.30000 N/m
3. C.180000 N/m
3. D.12000 N/m
3.
Thứ tư, 22/2/2006, 09:45 (GMT+7)
'Đi đường' - một bài thơ triết lý từ cuộc sống
Trong thơ của Bác Hồ có nhiều bài viết về đề tài Đi đường. Đặc biệt trong Nhật ký trong tù có tới gần chục bài (Giải đi sớm, Trên đường đi, Đáp thuyền tới huyện Ung, Mới đến nhà lao Thiên Bảo...). Con đường Bác đi trong Nhật ký trong tù là con đường chuyển lao. Bác bị giải đi từ nhà tù này đến nhà tù khác ở tỉnh Quảng Tây.
Trên con đường đó Bác đã xúc động, đã suy ngẫm thành thơ - trong đó có bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
Nguyên tác:
Tẩu Lộ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian
Dịch nghĩa:
Có đi mới biết đường đi khó. Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác. Lên đến đỉnh cao chót vót của rặng núi trùng điệp ấy. Ngoái nhìn lại, muôn dặm non sông đã thu cả vào tầm mắt.
(Nhật ký trong tù - Nhà xuất bản Văn học - 1990).
Mở đầu bài thơ là một phán đoán: Đi đường mới biết gian lao.
Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoán hiện thực (chỉ thêm một chữ “mới”). Đó là một nhận thức, một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: “Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn”. Câu thơ tiếp là hình ảnh miêu tả cụ thể khách quan về đường đi gian khó, cũng là sở cứ của câu thứ nhất: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.
Một con người đã trải qua con đường cách mạng dài lâu như Bác vẫn nghiệm lại nhận thức của mình. Một ý thức chủ động lao vào thực tế... Nhận thức và thực tiễn, thực tiễn và nhận thức đã chuyển thành ý chí và hành động...
Nếu hai câu đầu là nhận thức về gian lao của đường đi thì hai câu sau lại là kết quả của quá trình trải qua gian lao đó: Núi cao lên đến tận cùng/ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Đỉnh cao của đường đi cũng là đỉnh cao của gian lao chuyển hóa thành đỉnh cao của cảm xúc và nhận thức. Một hình ảnh thực (Núi cao tận cùng), kết quả thực của tri giác, chuyển hóa thành một thu hoạch của tâm hồn, trí tuệ (thu vào tầm mắt...), câu thơ là một kết luận triết học nhưng trước nhất vẫn là một cảm giác sảng khoái, cảm giác thực của con người khi lên tới đỉnh núi sau một chặng đường dài khó nhọc, được đứng lại nhìn cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp trải rộng dưới chân đến hút tầm mắt. Nhưng cảm giác đó mặc dù rất nhân bản vẫn không hẳn là đích của bài thơ. Đích của bài thơ là một bài học, một quy luật: Muốn có tầm cao về tâm hồn, trí tuệ phải chịu khó vượt qua nhiều gian lao thử thách. Gian lao càng nhiều, thử thách càng cao thì tâm hồn, trí tuệ càng được nâng cao, mở rộng. Đỉnh cao của gian khó chuyển thành đỉnh cao của tâm hồn, trí tuệ, cũng là đỉnh cao của hạnh phúc, hạnh phúc của “đại giác”. Gian khó được coi là cái giá của tầm cao tư tưởng và tâm hồn. Cao Bá Quát xưa cũng viết:
“Bất kiến ba đào tráng/ An tri vạn lý tâm”. (Nếu không thấy ba đào hùng tráng, Thì biết sao được tấm lòng muôn dặm).
Những tư tưởng lớn gặp nhau, nhưng Hồ Chí Minh nói giản dị hơn. Vương Chi Hoán, nhà thơ đời Đường xưa trong bài: Đăng quán tước lâu, cũng có câu: “Dục cùng thiên lý mục - Cánh thượng nhất tằng lâu”. (Muốn tầm mắt nhìn thấu ngàn dặm. Hãy lên cao thêm một tầng lầu). (Thơ Đường tập I - Nhà xuất bản Văn học năm 1987 - tr.111).
Nhưng kết quả thu nhận ở đây giành được có vẻ dễ dàng hơn vì đó là thu nhận, dẫu có tính triết học, cũng là của người ngoạn cảnh, còn trong bài Đi đường của Hồ Chí Minh, sự thu hoạch thuộc về người tự xác định mình là “chinh nhân” ở trên “chinh đồ” (Giải đi sớm, Nhật ký trong tù). Người đó là chiến sĩ nhưng cũng là thi sĩ nên đã trải trái tim mình trên suốt chặng đường đi. Người ấy cũng là triết nhân nhưng không hề tư biện, không minh hoạ tư tưởng có sẵn bằng hình ảnh sáo mòn mà suy ngẫm trong sự sống đầy cảm xúc của chính mình. Điều đó làm cho bài thơ triết lý vẫn rung động lòng người và tư tưởng của nó đã đi sâu vào tâm trí người đọc và ở lại đó như một điều tâm đắc, một điều chiêm nghiệm và từ đó trở thành phương châm sống, thành ý chí và hành động của con người. Và đó cũng là một bí quyết thành công, một đặc điểm thi pháp thơ triết lý, thơ suy tưởng của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Nhưng gần đây có ý kiến khác về nội dung tư tưởng của bài Đi đường. Đó là ý kiến của ông Lê Xuân Đức được ông Trịnh Thanh Sơn tán thành. Trong bài Đọc “Nay ở trong thơ…” của Lê Xuân Đức đăng trên Văn nghệ số 35, 36 (27/8/2005), ông Trịnh Thanh Sơn có khen ý kiến có tính phát hiện của ông Lê Xuân Đức về bài Đi đường trong bài Giang sơn nhìn lại động lòng cố hương. Tôi đã đọc bài của Lê Xuân Đức khi còn đăng trên báo với nhan đề “Cần hiểu đúng bài Tẩu lộ - Đi đường của Bác Hồ”, nay đọc đoạn viết của Trịnh Thanh Sơn về bài đó dưới cái tên mới Giang sơn nhìn lại động lòng cố hương, tôi vẫn giữ ý kiến không đồng ý với cách hiểu mới của ông Lê Xuân Đức cũng như với ý kiến đồng tình của ông Trịnh Thanh Sơn.
Ông Lê Xuân Đức viết: “Vạn lý dư đồ là non sông muôn dặm”. Cụm từ “Cố miện gian” trong văn học cổ được dùng để chỉ mối tình Tổ quốc tha hương. Như vậy, câu thơ “Vạn lý dư đồ cố miện gian” có nghĩa là: “Quay đầu nhìn Tổ quốc thêm lưu luyến non sông muôn dặm”… Từ đó, ông Lê Xuân Đức xác định chủ đề bài thơ là “Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình thế nào, tình yêu Tổ quốc vẫn luôn thường trực trong tâm trí Bác. Chính vì Tổ quốc mà Bác đã vượt qua muôn trùng non nước, vượt qua muôn vàn gian lao nguy hiểm làm việc vì nước, vì dân”.
Để khẳng định thêm ý kiến của mình, ông Lê Xuân Đức còn dẫn ra một loạt câu thơ nói lên nỗi nhớ Tổ quốc của Bác trong Thu dạ, Tức cảnh, Tân xuất ngục học đăng sơn…
Trước nhất, ta hoan nghênh ý thức và công sức suy nghĩ tìm tòi để hiểu thơ Bác của ông Lê Xuân Đức. Đối với tác phẩm văn học, do tính đa nghĩa của ngôn ngữ hình tượng và do quy luật tiếp nhận văn học, việc có những cách hiểu khác nhau, cách hiểu mới về một hình tượng, một câu thơ, một tác phẩm văn học xưa nay là chuyện thường tình. Song tôi thấy cách hiểu của ông Lê Xuân Đức đối với 2 câu thơ của Bác trong Tẩu lộ không đúng, từ đó dẫn đến cách hiểu cả bài thơ cũng không đúng, vì những lý do sau đây:
- “Dư đồ” không có nghĩa là giang san Tổ quốc mà chỉ có nghĩa là: “Địa đồ (carte géographique) (Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh trang 223).
- Cụm từ “Cố miện gian” không có nghĩa là “giang sơn Tổ quốc” mà chỉ có nghĩa là "trong khoảng giữa cái nhìn ngoái lại". Ông Lê Xuân Đức đã nhầm, cụm từ “cố miện sơn hà” (ngó liếc núi sông) thì mới nói lên niềm trìu mến nước cũ (cũng theo Đào Duy Anh, từ điển Hán Việt trang 111).
- Bác Hồ viết bài thơ Tẩu lộ trên đường giải đến Thiên Bảo tức là khi đã ở sâu trong nội địa Trung Quốc cách biên giới Trung Việt đến hơn 100 km thì làm thế nào có thể thấy “giang sơn Tổ quốc” ở giữa khoảng nhìn lại của mình.
- Nếu hiểu 2 câu thơ trên là nhớ nước thì làm cho lôgíc hình tượng của bài thơ bị phá vỡ, tư tưởng triết lý của bài thơ bị giảm mất tính nhất quán, tính hệ thống đã được lĩnh hội trong cách hiểu xưa nay mà ông Lê Xuân Đức đã nhắc lại ở phần đầu đầu bài viết của ông: “Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao nhất, đỉnh cùng thì thu được muôn trùng non nước vào tầm mắt… Mục tiêu là thu lại non sông vào trong tầm mắt nhưng phải trải qua hết chặng đường gian khổ này đến chặng đường gian khổ khác” (đã thể hiện một phần trong 2 câu đầu của bài thơ: Đi đường mới biết gian lao, núi cao rồi lại núi trập trùng) chỉ có điều ông hiểu nhầm non + nước thành Đất nước, Tổ quốc, làm cho ý của câu 1+2 và ý câu 3+4, rồi ý câu 3 và ý câu 4 không ăn nhập với nhau phá vỡ lôgíc của tứ.
- Việc ông Lê Xuân Đức dẫn thêm 3-4 bài thơ (Thu dạ, Tức cảnh, Mới ra tù tập leo núi…) chỉ chứng minh tình yêu Tổ quốc là một chủ đề lớn trong thơ Bác - điều mà ai cũng biết - chứ không chứng minh được gì cho luận điểm của ông là bài thơ Tẩu lộ có chủ đề tình yêu giang sơn Tổ quốc (Trong bài Mới ra tù tập leo núi, Bác cũng chỉ “trông lại trời Nam” chứ không phải đã thấy “Việt Nam dư đồ” hiện ra trước tầm mắt).
Đưa ra một ý kiến mới, một cách hiểu mới và một câu thơ, bài thơ, một tác phẩm đã được mọi người hiểu theo một cách gần như thống nhất, đó là điều cần chú ý, cần xem xét nhưng tất nhiên cách hiểu mới đó phải có lý. Trong trường hợp này, theo tôi, cần hiểu hai câu thơ cuối của bài Tẩu lộ cũng như chủ đề của bài thơ như bây lâu nay mọi người vẫn hiểu. Điều này cũng đã thể hiện trong ngôn ngữ thơ dịch của Nam Trân:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
Còn dịch như ông Trần Đắc Thọ trong 2 câu cuối của bài thơ mà ông Lê Xuân Đức đã dẫn là một cảm nhận không đúng nguyên tác dẫn đến cách hiểu sai nguyên tác:
Đèo cao lên tới vừa xong
Giang sơn nhìn lại, động lòng cố hương
Theo giáo sư Lê Trí Viễn, lúc đầu dịch Nhật ký trong tù, cũng có người dịch 2 câu cuối ấy như sau:
Vượt núi trèo non lên chót vót
Trông về muôn dặm nước non nhà (hoặc nước non xa)
Nhưng tập thể ban dịch đã bác bỏ bản dịch này vì không đúng tinh thần nguyên tác và sau đó đã chọn bản dịch của Nam Trân, rất đúng rất hay như ta đã biết (Hồ Chí Minh - Tác gia, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. NXB Giáo dục 1997 trang 349).
Về một tác phẩm văn học có thể có những cách hiểu khác nhau nhưng không phải cách nào cũng gần với chân lý như nhau. Có những ý mới, những phát hiện mới, đó là điều đáng khuyến khích, song không phải ý kiến mới bao giờ cũng đúng. Và điều này cũng là điều bình thường trong nghiên cứu văn học.
Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.
“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”.
Bài thơ được dịch là:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.
“Đi đường mới biết gian lao”
Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?
“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”
Hai câu thơ được dịch khá sát là:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.
Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.