K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2021

là nếu chúng ta không nghe theo lời bố mẹ dạy bảo thì mình se mãi là một đứa thất bại 

3 tháng 3 2021

-''Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” để răn dạy con cháu phải biết vâng lời ông bà cha mẹ. 

+,Đấng sinh thành đã có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người nên chúng ta phải biết trân trọng những người đã sinh ra ta. 

+,Ngụ ý của câu này khuyên cái cần phải biết vâng lời cha mẹ, sống trọn nghĩa tình.

23 tháng 4 2021

ổ rắn thần hả bn ?

3 tháng 3 2021

phát kiến

3 tháng 3 2021

phát kiến

4 tháng 3 2021

3/18 + 4/7= 1/6+4/7= 31/42

5 tháng 3 2021

\(\frac{3}{18}\)=\(\frac{3:3}{18:3}\) =\(\frac{1+4}{6+7}\) =\(\frac{7+24}{42}\) =\(\frac{101}{42}\)

3 tháng 3 2021

Cây bàng có lẽ là loài cây đặc biệt nhất mà tôi biết bởi 4 mùa, cây bàng đều mang một vẻ đẹp khác nhau. Đối với tôi, cây bàng lúc nào cũng đẹp nhưng đẹp nhất có lẽ là vào mùa hè.

Cây bàng có lẽ chính là một cô gái điệu đà nhất trong tất cả các loại cây trên sân trường bởi vì mỗi mùa cô gái ấy lại tự thay cho mình những diện mạo hay những chiếc áo mới cho riêng mình vậy. Nó không giống như cây hoa sữa lúc nào cũng xanh um mà cứ mỗi mùa nó lại mang cho mình một màu sắc lá thật khác và cũng thật đẹp nữa. Nhưng có lẽ cây bàng dường như đẹp nhất, tươi tốt nhất vào mùa hè.

Nếu như mùa thu đến những sắc lá bàng đã ngả sang màu vàng, cuối thu thì lại đỏ hoe, cây bàng lúc này lại trông như một cây lá đỏ vậy. Có thể ví von rằng cây bàng vào mùa thu lại tự thay cho mình một chiếc áo đỏ như thật nổi bật và giúp cho mùa thu đỡ lạnh lẽo hơn nhưng vẫn có một chút gì đó cũng sâu lắng thật khó có thể tả được hết thành lời. Bỗng cón gió như lạnh hơn, mạnh hơn của mùa đông tràn về đã cuốn đi tất cả những chiếc lá bàng đỏ kia, làm cho nó rơi rụng khô cong lại bay xào xạc dưới mặt đất. Cây bàng mùa đông trơ ra chỉ còn những cái cành thật khẳng khiu buồn bã. Mùa xuân về thì cây bàng như bừng tỉnh ra biết bao chồi non. Nhưng có lẽ cây bàng đẹp và xanh nhất chính là vào mùa hè.

Mùa hè đến nhìn cây bàng thật vững chãi, nó dường như không còn ở cái sự non tơ quá của những chồi non vào mùa xuân, cũng không già cỗi như màu thu và càng không buồn tủi như mùa đông. Mà cây bàng mùa hè thật đẹp, xanh tốt biết bao nhiêu. Những cái lá như một chiếc quạt Ba Tiêu vậy cũng có thể phe phẩy mang lại làn gió mát. Từ trong những tán lá xanh thẫm đó lại mọc lên những chùm hoa trắng ngà ngà có hình sao nhìn cũng thật đẹp. Hoa bàng có sắc trắng ngà và nhỏ xinh xinh đang e ấp. Chẳng bao lâu những chùm hoa đó lại có thể nở ra rồi rơi rụng xuống kín gốc cây. Chúng em rất thích thú khi được vui đùa ở gốc cây bàng và nhặt những bông hoa nhỏ xíu đó chơi đùa với nhau.

Chẳng mấy chốc từ những chùm hoa đó dường như cũng đã ra những quả bàng xanh non có hình thoi xanh lấp ló sau tán lá. Quả bàng lớn rất nhanh chỉ mấy hôm thôi mà em nhìn thấy cây bàng cành nào cành đó là sai trĩu quả. Khi mùa hè về thì cây bàng trên sân trường em cũng chính với tán bàng rộng khắp trải bóng mát. Trong cái xanh mát của cây bàng vào mùa hè thì gốc cây vẫn cứ thật to, thật xù xì chúng em phải hai người ôm mới hết được. Tôi còn nhìn thấy trên thân của cây bàng thì lại có được những ụ thật to như nói lên cây bàng đã rất lâu năm rồi. Nhìn xuống phía bên dưới thì những cái rễ bàng dường như cũng thật to biết bao nhiêu, trông xa như bao con rắn hiền lành cứ bò trên mặt đất vậy. Có lẽ chính vì nhờ có bộ rễ này mà cây bàng mới có thể chịu được những trận gió bão to mà tất cả các cây trong sân trường đều bị đổ xuống còn mình cây bàng chỉ bị nát lá do gió quật còn cây cứ vẫn hiên ngang sừng sững vậy thôi.

 Lũ nhóc chúng tôi yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng tôi. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi.

3 tháng 3 2021

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

3 tháng 3 2021

1. Núi Ba Vì - Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy  Tinh.

2. Mốc đá thề - Truyền thuyết An Dương Vương

3. Núi Sóc Sơn - Truyền thuyết Thánh Gióng.

4. Giếng Ngọc - Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Con hổ, đối với mỗi chúng ta mà nói thì đó là một loài động vật vô cùng hung dữ chẳng ai dám lại gần, bởi từ khi sinh ra nó đã sống trong tự nhiên, sống trong môi trường hoang dã, phải cố gắng đấu tranh để sinh tồn giữa cuộc sống khắc nghiệt như thế, vậy mà khi vào trong câu chuyện con hổ mang hình bóng của một con người, có tâm tư tình cảm, có mưu cầu hạnh phúc, đặc biệt hơn cả là biết trả ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ con người. Con vật cũng như con người, nó đều biết đâu là đúng, đâu là sai, ai tốt với nó, ai giúp đỡ nó thì nó sẽ trả ơn, nhưng ơn nghĩa mà con hổ thể hiện không chỉ là giúp đỡ một lần trả ơn một lần, đối với nó thì khi được giúp đỡ sẽ không bao giờ quên đi ơn nghĩa mà con người ban cho nó, đối với bác tiều phu từ khi giúp đỡ nó đến lúc mất nó vẫn không hề quên những gì mà bác đã làm. Khi bác mất con hổ đã đến bên cạnh quan tài để tỏ lòng thương tiếc, đến ngày giỗ vẫn mang dê hay lợn rừng tới thăm bác.

Câu chuyện đem lại hai giá trị cốt lõi mà người đọc cần thấu hiểu được, thứ nhất đó là đề cao tình người ở trong cộng đồng, khi gặp người khác khó khăn hoạn nạn hãy dùng tất cả khả năng của bản thân để ra tay giúp đỡ dù điều đó là nhỏ nhật và điều thứ hai đó là khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì bản thân cần ghi nhớ công ơn đó suốt cuộc đời, luôn sẵn sàng trả ơn đối với những người đã từng giúp mình. Đối với dân tộc ta mà nói thì tình cảm giữa con người với con người đã tồn tại từ rất lâu đời, nó xuyên suốt chiều dài lịch sử và còn tồn tại cho đến tận ngày nay với phương châm “Lá lành đùm lá rách”, tuy nhiên bên cạnh đó là những người thiếu đi nét đẹp lâu đời vốn có đó

Một loài động vật mà còn có tình nghĩa như thế vậy tại sao con người lại không thể thấu hiểu được tầm quan trọng của ân nghĩa ở trên đời. Chúng ta đang sống trong thời kì “Tự cung, tự cấp” vì vậy mà có những người suy nghĩ rằng việc được giúp chỉ là sự tương tác giữa người với người. Một đại bộ phận con người khi được giúp đỡ thường có thói quen quên đi những gì đã từng diễn ra trong quá khứ, đối với họ mà nói thì việc trả ơn thực sự quá vất vả và khó khăn. Hình tượng con hổ cũng thể hiện rằng trong cuộc sống này việc mang ơn và trả ơn có liên quan tới luật nhân quả trong cuộc sống, một người làm việc tốt dù trong lòng không mong muốn nhận lại ơn nghĩa nhưng đối với người được giúp đó là trách nhiệm, là điều tất yếu cần phải làm.

Câu chuyện “Con hổ có nghĩa” đem lại nhiều giá trị trong cuộc sống của con người, đọc xong câu chuyện, nhận ra giá trị của câu chuyện cũng là lúc bản thân trở nên thấu hiểu trước đạo lý của cuộc

3 tháng 3 2021

Con hổ có nghĩa là 1 câu chuyện có những tình huống rất đặc sắc thu hút nhiều đọc giả quan tâm. Đoạn thứ nhất là câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hình ảnh hổ đực mang bóng dáng hình ảnh con người. Nó mang nhiều phẩm chất cao quý của con người. Nó không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với ân nhân mà nó còn có nhiều biểu hiện đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay ân nhân...

Một loài vật hung dữ nhưng dưới ngòi bút miêu tả của tác giả con hổ hiện lên thật đáng trân trọng. Tác giả đã nhân hóa những phẩm chất trong con người thành những phẩm chất trong con hổ, một con hổ có tình có nghĩa. Con vật cũng như con người, dưới ngòi bút sắc sảo của tác giả nó đã trở thành những phẩm chất đáng quý để nhiều người phải học tập theo. Câu chuyện thứ nhất: Hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái. Bà đỡ Trần nhà ở huyện Đông Triều, nổi tiếng đỡ đẻ mát tay vì vậy một đêm hổ đực đã đến nhà và nhờ bà ấy đỡ đẻ cho hổ cái, bà đỡ đẻ xong hổ đực trả ơn bà Hổ đực trả ơn bà mười lạng bạc, sau này nhờ số bạc đó, bà đỡ Trần sống qua cảnh mất mùa đói kém. Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc.

Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn rừng đến để trước cửa nhà. Lòng biết ơn của hổ thật đáng quý, Bác Tiều Phu đã cứu giúp cho sự sống của Hổ lúc hoạn nạn vì vậy Hổ đã hết lòng cảm ơn và đền đáp ân huệ của mình với bác Tiều Phu, một tấm lòng đền đáp đáng quý của Hổ đã giúp cho chúng ta thấy được những loài vật cũng có những phẩm chất đáng quý của con người cũng biết ơn và biết trân trọng những tình cảm của con người đối với mình. Chỉ với 2 hành động của 2 con Hổ đó chúng ta nhận thấy lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người đã xuất phát trong động vật, động vật cũng như con người đều biết đền đáp những ân huệ cho những người đã cứu giúp mình . Đối với câu chuyện thứ nhất khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần.

Hành động đền ơn đáp nghĩa của con Hổ diễn ra ngay sau khi Bà đỡ đỡ xong cho Hổ cái. Hổ đền ơn cho Bà Đỡ rất nhiều hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn Bà Đỡ Trần về, hổ đã cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây có lẽ là lời chào tiễn biệt và là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân đã cứu giúp gia đình của mình.

Cách trả ơn của hổ trán trắng khác với hổ đực. Sau khi được bác Tiều Phu cứu sống, nó đã tha một con nai đến đặt trước của nhà bác Tiều Phu để tạ ơn, nhưng đó chỉ là những đền đáp về mặt vật chất cảm động nhất với tình huống của hổ trắng đó là sau hơn 10 năm khi bác tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ tới những ân tình của bác đã cứu sống nó hổ trắng tới nơi chôn cất bác và dụi đầu vào quan tài, gầm lên tỏ vẻ xót thương, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Đây có lẽ là những hành động tiếc thương và nhớ tới Bác của Hổ Trắng, những hành động của Hổ có tình có nghĩa như những hành động của con người,thời gian trôi đi nhưng những ân tình đó trong lòng hổ trắng vẫn không hề nguôi ngoai.

Từ đó về sau, hằng năm cứ tới ngày giỗ bác tiều là hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa. Đặc điểm chung của 2 con Hổ này là đều gầm lên những tiếng thét của mình đối với con Hổ thứ nhất nó gầm lên như 1 lời tiễn biệt còn đối với con Hổ Trắng tiếng gầm nói lên công ơn đền đáp và không quên được ân huệ của mình với Bác Tiều Phu. Cả 2 hành động của Hổ đã được tác giả nhân hóa lên để nói những phẩm chất tốt đẹp trong con người, những con người tình nghĩa, có tấm lòng cao thượng. Tác giả thật thành công khi đặt hổ vào hoàn cảnh như vậy, một con hổ hung dữ nhưng lại có tình có nghĩa người xưa từng nói " Hỗ dữ cũng không ăn thịt con" quả không hề sai, dù là một loài hung dữ nhưng lại có tình có nghĩa.

Truyện Con hổ có nghĩa là bài học giáo huấn đạo đức của con người bằng những hành động tình nghĩa của Hổ, qua đó nhắc nhở con người cần sống tình nghĩa và biết đền đáp những ân huệ đã giúp đỡ mình.

Ở trường  em có một cây hoa giấy lúc nào cũng nở bông thật đẹp. Chúng em hay chơi dưới vòm lá cây hoa giấy ấy.

      Cây hoa cao trùm lên hàng rào, bao nhiêu là lá xanh mát, ở hai đầu các cành nhỏ, từng chùm hoa rung rung. Bông trắng chen bông hồng, trông thật là đẹp. Em không hiểu sao cùng một cây lại hai màu hoa. Bạn em nói cây hoa giấy ở nhà bạn cũng vậy. Hoa màu cam nở cùng bông đỏ. Em thích màu trắng pha hồng làm dịu mắt. Mỗi buổi tan học về, chúng em tha hồ nhặt những bông hoa rơi, nghịch ném nhau, em cầm một bông hoa lên ngắm kĩ thấy ba cánh hoa mỏng úp vào nhau, ở giữa là nhị vàng. Nhiều lần em bắt gặp bướm trắng, bướm vàng lượn quanh. Gió nhẹ, bông hoa nhỏ bay bay theo gió như một chú bướm xinh.

       Em cùng các bạn yêu thích cây hoa giấy nhiều lá nhiều hoa. Cây che mát cho mọi người. Càng nắng, hoa càng nở đầy cành. Cây hoa làm cho trường em thêm đẹp để các em vui chơi mát mẻ. Nó thân với em nhiều hơn cây hoa khác.

Trường em có rất nhiều cây xanh nhưng những mùi hương thân thuộc, mùi hương như gợi nhớ, gợi thương của cây hoa sữa. Và cây hoa sữa cũng chính là một trong những loài cây em yêu nhất . Thật đẹp biết bao nhiêu khi có thể ngắm nhìn qung cảnh đường phố Hà Nội ở những con ngõ vắng vào mùa thu. Nó dường như cũng khác hẳn với quang cảnh tấp nập xe cộ và cảnh náo nhiệt của ban ngày. Hà Nội lúc này đây như ở một khung cảnh yên bình lắm. Đặc biệt hơn đó chính là có cây hoa sữa như vẫn đang thoang thoảng và tỏa ngát hương thơm. Khi em đứng dưới sân trường và ngước lên nhìn những bông hoa sữa trắng nõn nà đang rơi xuống.Nếu như hoa sữa có thể nở vào những ngày hè  nóng nực, cây hoa sữa lúc này đây thật giống như một chiếc ô xanh thật đẹp. Chiếc ô này dường như cũng đã che mát cho mấy bác xích lô, hay che mát cho cả những người khách bộ hành… Thật đẹp biết bao nhiêu khi em quan sát được thân của cây hoa sữa cao ngất nó lại mảnh dẻ nhưng sần sùi nữa. Thân cây có màu nâu và cũng rất thô ráp như có sự can thiệp cùa bàn tay khốc liệt là thời gian đã đi qua và in hằn lên thân cây hoa sữa này vậy. Từ thân cây lại phân nhánh thành những nhành cây như cũng lại thật mảnh mai vươn dài xen lẫn trong đám lá xanh um kia. Ngắm nhìm cây hoa sữa em thấy có cả những chiếc lá dài mọc thành từng chùm thật đẹp. Mỗi chùm lá này cũng rất đặc biệt nó chỉ có 5 – 6 lá mà thôi. Mặt trước lá có màu xanh đạm là vậy những quay ngược ra mặt sau thì chiếc lá lại có màu xanh rất nhạt nhòa nữa. Đụng đến thân cây hay bẻ lá là dòng nhựa trắng nhưu sữa đã chảy ra. Nhắc đến hoa sữa người ta thường tưởng tượng ra mùi hương cũng như chùm hoa nhỏ bé có màu trắng ngay. Hoa sữa có hình dáng thật nhỏ xinh, trắng ngà. Khi quan sát kỹ lại như thấy được bông hoa nhỏ nhắn đó như có hình sao và nó được gắn kết với nhau thành từng chùm. Những chùm hoa trắng đó như to bằng những nắm tay em và thậm chí có thể hơn. Màn đêm buông xuống, hoa sữa như nồng nàn mùi hương thật dễ có thể làm say lòng người. Mùi hoa sữa cũng sẽ rất gây hắc nếu như nhiều quá, hay ta ngửi gần. Nhưng những chùm hoa này được làn gió mang đi xa thật xa thì mùi hương nó lại gây thương nhớ cho chúng ta. Mùa thu Hà Nội như được nhắc nhớ không thể nào có thể quên được mùi hoa sữa nồng nàn và sự nức. Đã là người dân Hà Nội thì đai đâu cũng không thể quên được mùi hương của loài hoa này. Em rất yêu cây hoa sữa, hình ảnh chùm hoa sữa bé xinh như cứ mãi trong tâm trí em. Cho dù lớn lên đi khắp các phương trời thì em cũng không bao giờ quên được cây hoa gần gũi, gắn bó với biết bao kỷ niệm này.