K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tructoab2016

- Nghĩa của từ chân:

1) Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng.

2) Phần dưới cùng, phần gốc của một vật.

3) Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng.

4) Địa vị, chức vị của một người. (…)

3 tháng 10 2017

cậu vào tech12h xong rồi ấn vào phần ngữ văn

3 tháng 10 2017

1. Mở  bài:

   - Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.

   - Trường xây được 15 năm.

   2. Thân bài:

   Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)

   a) Tả bao quát về ngôi trường

   - Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)

   - Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp

   b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.

   - Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)

   - Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...

   - Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...

   c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.

   3) Kết luận

   Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp. 



 

3 tháng 10 2017

Tả quang cảnh lúc đó
- tả ngôi trường ( 1 vài nét nổi bật thôi)
- các bạn cùng tuổi xung quanh hồi hộp , náo nức
- tâm trang của bạn 
- tả lòng bồi hồi của bạn khi bước vào trường 
- cảm nghĩ về ngôi trường

3 tháng 10 2017

hello

my name is linh

i'm in class 6a

and you

3 tháng 10 2017

k tớ tớ lm cho

3 tháng 10 2017

a) Nên sửa lại thành:

Bạn Lan là lớp trưởng gương mẫu nên ai cũng đều quý mến.

b) Nên sửa lại thành:

Mai rất thích truyện dân gian vì nó là loại truyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo

c) Nên sửa lại thành:

Qúa trình vượt núi cao cũng là quá trình trưởng thành 

Bạn nên loại bỏ một trong hai từ " trưởng thành " hoặc " lớn lên " vì nó có nghĩa gần giống nhau.

Chúc bạn học tốt

3 tháng 10 2017

  Bạn Lan là lớp trưởng gương mẫu nên ai cũng yêu mến bạn Lan

-> Lan là 1 lớp trưởng gương mẫu nên ai cũng yêu mến bạn. 

  Truyện dân gian là loại truyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo nên Mai rất thích truyện dân gian.

-> Mai rất thích truyện dân gian vì chúng có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo.

  Quá tình vượt núi cao cũng là quá trình trưởng thành, lớn lên.

-> Quá trình vượt núi là quá trình giúp ta lớn lên và trưởng thành. 

3 tháng 10 2017

Đầu nghĩa gốc:bộ phận trên của con người 

Nghĩa chuyển:đầu gối,đầu ngón tay...

tay nghĩa gốc:cái dùng để cầm ,nắm trên cơ thể con người

Nghĩa chuyển:tay áo...

tai nghĩa gốc:cái dùng đẻ nghe

nghĩa chuyển:tai nạn

cổ nghĩa gốc:cái được nối từ thân đến  đầu

nghĩa chuyển:cổ tay...

miệng nghĩa gốc:cái dùng để nói ,ăn...

Nghĩa chuyển:miệng lọ,miệng chai...

7 tháng 10 2017

Sai rồi tai không phải nghĩa chuyển vì nghĩa chuyển phải có nét tương đồng với nghĩa gôc.bn nào k cho huệ thì xem lại đi nhé!

3 tháng 10 2017

Tiên vương nghĩa là tiên đế

Lẫm liệt nghĩa là vẻ hiên ngang, oai phong

Tráng sĩ nghĩa là người có sức lực cường tráng 

Trượng nghĩa là gậy dài bằng mười thước Trung Quốc cổ (3,33 m)

Hoảng hốt nghĩa là sợ hãi một cách vô lý bất cứ sự vật j 

KO CHẮC LÀ ĐÚNG LẮM NHA THEO MIK HIỂU THÌ LÀ VẬY

30 tháng 8 2018

Tiên vương là tổ tiên của các vị vua hùng  

Lẫm liệt là oai nghiêm hùng dũng 

Tráng sĩ là một nam nhân khỏe mạnh 

Trường là đơn vị đo của người xưa

Hoảng hốt là trạng thái lo lắng sợ hãi trước sự việc xảy ra

3 tháng 10 2017

“Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân.

Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.

Cơn giận lưu niên “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” của Thủy Tinh là sự phản ánh và lí giải vô cùng độc đáo, tài tình hiện tượng bão lụt hàng năm (mang tính chu kì) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.

Chi tiết Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiều Sơn Tịnh cũng dâng núi Tản Viền cao lên bấy nhiều thật nên thơ và độc đáo. Đó là ước mơ nhưng đồng thời cũng có nhiều tính hiện thực. Bởi vi trừ nạn hồng thủy ra, không có trận lụt nào có thể dâng nước lên cao hơn núi Ba Vì. Nếu không như vậy thì làm sao người Việt có thể tồn tại được đến ngày nay?”

3 tháng 10 2017

“Sơn Tinh Thủy Tinh” là một truyền thuyết rất hay và độc đáo của nền văn học dân gian Việt Nam. Tác phẩm được xây dựng bằng trí tưởng tượng của con người, trong đó truyện mang đậm những yếu tố thần thánh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời qua đó, tác phẩm cũng thể hiện mơ ước của nhân dân trong việc chống lại thiên tai, đem đến một cuộc sống thanh bình no đủ hơn.

Truyện kể về hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh tài giỏi cùng đến xin vua Hùng được kết hôn cùng công chúa Mị Nương xinh đẹp. Vua Hùng rất khó xử bèn ra điều kiện thách cưới. Cuối cùng Sơn Tinh đã đem được lễ vật đến trước nên cưới được Mị Nương. Thủy Tinh vì thua cuộc nên mới tức giận hô mưa gọi gió hòng tiêu diệt Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương. Thế nhưng Sơn Tinh cũng quyết tâm chống trả lại. Cuối cùng, Thủy Tinh đành phải rút lui nhưng hàng năm vẫn nhớ mối thù xưa cũ nên dâng nước làm lũ lụt khắp nơi.

Với câu chuyện này, tác giả dân gian muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ hàng năm. Và từ xa xưa, người Việt chúng ta cũng đã biết cách đắp đê chống lũ. Bởi vậy, dù hàng năm có lũ lụt nhưng rồi nước vẫn phải rút. Đất đai sau đó lại trở nên màu mỡ và tươi tốt hơn. Người xưa chính là dựa trên những thực tế mà tưởng tượng ra câu chuyện về Sơn Tinh, Thủy Tinh để lý giải cho hiện tượng tự nhiên này.

3 tháng 10 2017

theo tớ là otô cảnh sát hoặc xe máy

bài 1 : trong tiếng việt , có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ cơ thể người . Hãy kể những trường hợp chuyển nghĩa đóbài 2:đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :                                             NGHĨA CỦA TỪ '' BỤNG '' Thông thường ,khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống ,ta nghĩ đến...
Đọc tiếp

bài 1 : trong tiếng việt , có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ cơ thể người . Hãy kể những trường hợp chuyển nghĩa đó

bài 2:đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :

                                             NGHĨA CỦA TỪ '' BỤNG ''

 Thông thường ,khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống ,ta nghĩ đến bụng .Ta vẫn thường nói :đói bụng ,ăn cho chắc bụng ,con mắt to hơn cái bụng,...Bụng được dùng với nghĩa ''bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột ,dạ dày ''.

  Nhưng  các cụm từ nghĩ bụng,trong bụng mừng thầm ,bụng bảo dạ,định bụng ,...thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người ,đi guốc trong bụng,sống để bụng chết mang đi,...Trong những trường hợp này,từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là''biếu tượng của ý nghĩa sâu kín,không bộc lộ ra,đối với người ,với việc nói chung''.

a;tác giả đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng?đó là những nghĩa nào?em có đồng ý với tác giả không?

b;trong các từ bụng sau đây,từ bụng có nghĩa gì :

- ăn cho ấm bụng 

- anh ấy tốt bụng 

- chạy nhiều ,bụng chân rất săn chắc

3
2 tháng 10 2017

bai 1: Dùng bộ phận cây côi để chĩ bộ phận của cơ thế người:

  • Lá: lá phối, lá gan, lá lách, lá mỡ.
  • Quả: quả tim, quả thận
  • Búp: búp ngón tay.
  • Bắp chuối: bắp tay, bắp chân
  • Buồng chuối: buồng trứng     

bai 2:  a) neu len 2 nghia cua tu bung. Do la nghia bong va nghia den. Em dong tinh

b) Tu " bung " chi bo phan cua co the

- bieu tuong y nghia sau kin

- chi bo phan cua co the

viet nhieu vc

2 tháng 10 2017

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.



 

2 tháng 10 2017

Tham khảo đây!

Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố’ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi llưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"