Để bày tỏ ý kiến xung quanh vấn đề không nên cười cợt trước những khuyết điểm của người khác, tác giả của đoạn trích trên đã đưa ra lí lẽ nào? (Các bạn đọc ở web Hành trang số trang 73-75 để trả lời hộ mình nhé)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Từ thuở bé, chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng thích những câu chuyện cổ tích do bà kể. Bước vào thế giới cổ tích như bước vào thiên đường vậy. Và có lẽ, một câu chuyện nói về dì ghẻ con chồng, không ai không biết được. Đó là câu truyện Tấm Cám.
Ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ có hai chị em cùng cha khác mẹ. Chị tên là Cám, em tên là Tấm. Mẹ Tấm mất sớm, mấy năm sau thì ba Tấm cũng qua đời, Tấm phải sống chung với dì ghẻ chính là mẹ Cám. Bà rất cay nghiệt, bắt Tấm làm quần quật từ sáng đến tối không lúc nào ngơi tay, từ việc nhà, chăn dâu cắt cỏ.Thế nhưng Cám chẳng làm gì cả, Cám được nuông chiều chẳng khác gì một cô công chúa.
Một ngày nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng mò tôm xúc tép, với lời thưởng “Hễ đứa nào được đầy giỏ thì sẽ được thưởng cho cái yếm đỏ”. Đến đồng, vì quen với công việc khó nhọc nên chẳng mấy chốc, Tấm được đầy giỏ, còn Cám thì chẳng được gì.
Cô em thấy vậy, nói lời ngon ngọt, bảo chị: “Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Tin lời Cám, Tấm hụp sâu xuống nước tấm rửa. Nhân cơ hội đó, Cám trút hết giỏ của Tấm, tung tăng bước về nhà. Nhưng khi bước lên, thì chỉ còn giỏ không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tấm kể hết sự việc cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Thôi con nín đi, con xem trong giỏ còn gì hay không?”. Cô nhìn vào giỏ rồi trả lời: "Dạ, chỉ còn một con cá bống.”
Bụt nói: "Con hãy đem con cá bống về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một bát hãy dành cho bống. Mỗi lần cho ăn, con hãy gọi:
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”
Con không gọi như thế thì nó không lên ăn đâu đấy.” Nói xong, Bụt biến mất. Tấm đem bống về nhà, làm như lời Bụt dặn, chẳng mấy chốc, bống và Tấm trở thành đôi bạn thân thiết.
Thấy Tấm có dấu hiệu lạ, mẹ con Cám sinh nghi, đi theo sau Tấm ra giếng. Thế là mẹ con họ bàn kế hoạch, dụ Tấm đi chăn trâu đồng xa để ở nhà hai mẹ con họ làm thịt bống.
Tấm về, vẫn gọi bống như cũ nhưng không thấy bống đâu, nhìn trên giếng nước có cục máu nổi lên, Tấm ôm mặt khóc. Bụt lại hiện lên, bảo Tấm hãy tìm xương bống bỏ vào bốn cái lọ và chôn xuống dưới bốn chân giường. Nhờ vào một con gà, Tấm đã tìm thấy xương và làm theo lời Bụt dặn.
Ít lâu sau, trong làng có lễ hội do nhà vua mở. Mẹ con Cám sắm sửa quần áo đẹp để trẩy hội. Ghét Tấm, họ trộn gạo với thóc vào nhau, bảo khi nào nhặt riêng ra xong thì mới được đi. Tấm lại khóc nức nở, Bụt bảo Tấm hãy đem gạo thóc ra ngoài sân để chim sẻ nhặt và hãy đi đào lọ lên. Khi đào lên, mỗi lọ đều có điều bất ngờ, nào là áo mớ ba, áo xống lụa, yếm lụa, đôi hài thiêu, một con ngựa và một bộ yên cương xinh xắn.
Trên đường đi lễ hội, Tấm đánh rơi một chiếc giày. Khi đi ngang qua chỗ ấy, nhà vua thấy một chiếc giày rất xinh, và quyết định rằng ai ướm vừa, thì người đó sẽ là hoàng hậu. Mọi người chen chân nhau ướm, trong đó có mẹ con Cám. Đến lượt Tấm vừa ướm vào thì đã vừa chân. Thế là từ hôm đó, Tấm vào cung và trở thành hoàng hậu. Nhân ngày giỗ cha, Tấm về nhà. Vì ghen tị với Tấm, dì ghẻ bảo Tấm hãy trèo lên cây cau và khi Tấm lên đến sát buồng thì bà ấy dùng dao đẵn gốc. Tấm ngã lộn cỗ xuống ao chết và dì ghẻ đưa Cám vào cung thay thế chị.
Tấm chết hóa thành con chim vàng anh bay vào vườn ngự, mỗi ngày hót cho vua nghe. Cám ganh tị và đã giết chim làm thịt. Thế là lông chim hoàng anh hóa thành cây xoan đào, ngày ngày vua mắc võng hóng mát. Cám mách mẹ và mẹ Cám bảo hãy chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Khung cửi lúc nào cũng rúc rích và kêu kót két. Cám đốt khung cửi và đem tro đổ ngoài đường. Đống tro lại mọc thành cây thị lớn và ra được một quả. Và một bà lão quán nước đã đem quả thị về nhà. Ngày ngày khi đi làm về bà thấy cơm nước đầy đủ, nhà cửa sạch sẽ. Bà rình thì thấy Tấm bước ra từ quả thị và bà xé vụn quả thị. Vua ngang qua quán nước, thấy quán sạch sẽ, vua ghé vào. Thấy têm trầu cánh phượng giống vợ mình và gọi người têm trầu thì vua nhận ra đó là vợ mình, vua truyền cho quân hầu rước nàng về cung.
Thấy Tấm đẹp hơn trước, Cám hỏi Tấm để làm theo. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đổ nước sôi vào. Cám chết, Tấm đem xác làm mắm rồi gửi về cho dì ghẻ ăn. Bà nức nở khen ngon, con quạ bay đến đậu kêu rằng: “Ngon ngỏn ngon ngon! Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng”. Bà quát mắng và đuổi quạ đi. Nhưng khi ăn gần hết, cuối chòm hĩnh bà mới nhận ra đầu lâu của con gái mình và lăn đùng ra chết.
TK:
I. Khổ 1 Mùa xuân chín
1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ
* Các hình ảnh thơ:
- Làn nắng ửng: ảnh nắng nhẹ, tươi tắn của mùa xuân.
- Khói mơ tan: làn khói nhẹ, mơ màng.
- Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng: hình ảnh những mái nhà tranh với sắc vàng lấm tấm.
- Tà áo biếc: tà áo màu xanh biếc hoặc có thể hiểu màu xanh của thiên nhiên như tấm áo.
- Giàn thiên lí: mùa xuân đến cùng giàn thiên lí thắm tươi.
* Bức tranh xuân hiện lên với diện mạo tươi tắn:
- Màu sắc được miêu tả cụ thể.
- Các sự vật sống động.
⇒ Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả như một người thiếu nữ ngập tràn tình xuân rạo rực.
2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ
- Các kết hợp từ: làn nắng ửng, khói mơ tan, mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc là những kết hợp danh từ, tính từ độc đáo.
⇒ Hệ thống các tính từ đặc sắc đã miêu tả sắc xuân sinh động, phong phú.
3. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật
- Nhịp điệu, cách gieo vần
Nhịp điệu: 4/3.
Gieo vần chân, vần lưng linh hoạt, tự do tạo không khí phóng khoáng cho bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc xuân.
- Các biện pháp tu từ:
Nhân hóa: gió trêu. Có thể hiểu "gió" là một chàng trai đa tình.
Đảo ngữ: sột soạt gió trêu tà áo biếc nhằm nhấn mạnh âm thanh sột soạt của gió.
Hoán dụ: tà áo biếc – hình ảnh con người. Có thể hiểu đây là hình ảnh người con gái thẹn thùng trong tà áo biếc.
- Các yếu tố từ, câu:
Từ láy: lấm tấm, sột soạt → gợi hình, tạo liên tưởng cho người đọc về một mùa xuân sinh động.
Câu đặc biệt: Trên giàn thiên lí. → không phải một trạng ngữ chỉ nơi chốn, giàn thiên lí là sự vật hiện tượng trong mỗi bước xuân sang.
⇒ Khổ thơ miêu tả sự hiện diện của mùa xuân đã, đang len lỏi trong từng cảnh vật qua cách cảm nhận của một tâm hồn thi sĩ tài hoa với niềm yêu đời tha thiết.
II. Khổ 2 Mùa xuân chín
1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ
- Các hình ảnh thơ:
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời: cỏ mùa xuân tươi tắn như chuyển động thành làn sóng trải rộng trong không gian, mở biên độ tới chân trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi: những cô thôn nữ đang độ xuân thì phơi phới. Họ tặng cho cuộc đời những tiếng hát của tuổi trẻ đầy hi vọng.
Đám xuân xanh: những con người tuổi xuân thì trẻ trung.
Kẻ theo chồng: những người thiếu nữ lấy chồng.
- Nhận xét về hình ảnh thơ:
Thiên nhiên và con người mang vẻ đẹp của độ xuân thì rạo rực, căng tràn sức sống.
Thiên nhiên và con người không nằm ngoài dòng chảy của thời gian và những quy luật của cuộc đời, hình ảnh thơ vận động từ những cô thôn nữ theo thời gian trở thành người phụ nữ theo chồng.
2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ
- Kết hợp hai danh từ sóng và cỏ tạo nên hình ảnh sống động, gợi sự vận động của thiên nhiên, kích thích những tưởng tượng thị giác.
- Sóng cỏ - nghĩa là sự rung động của cỏ. (Chu Văn Sơn) → Tình xuân chất chứa bên trong sự vật và ứa tràn ra bên ngoài thành những chuyển động đến tận chân trời.
3. Vẻ đẹp các yếu tố nghệ thuật
- Nhịp điệu, cách gieo vần:
Chủ yếu cách ngắt nhịp 4/3 (câu 1, 2, 4), xen lẫn cách ngắt nhịp 2/2/3 (câu 3)
Gieo vần chân.
4. Cái tôi trữ tình
- Nhân vật trữ tình mang trong mình niềm yêu rạo rực trước mùa xuân, tình xuân.
- Nhân vật trữ tình bộc bạch cảm giác hụt hẫng, buồn tiếc khi nghĩ về tương lai.
⇒ Khổ thơ miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng thiên nhiên và đồng thời miêu tả sự vận động trong lòng con người: đi từ rạo rực, xuyến xao đến cảm giác tiếc nuối, lo lắng.
III. Khổ 3 Mùa xuân chín
1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ
- Các hình ảnh gợi ra nhiều liên tưởng về âm thanh của “tiếng ca”:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
- Lấy hình ảnh gợi âm thanh là nét đặc sắc và độc đáo của ngòi bút Hàn Mặc Tử.
2. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật
- Nhịp điệu, cách gieo vần
Nhịp điệu: 4/3 (câu 1, 4); 2/2/3 (câu 2, 3)
Gieo vần chân: núi – trúc, mây – ngây.
- Biện pháp tu từ
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng ca vắt vẻo, âm thanh được gợi tả qua hình ảnh vắt vẻo – trạng thái của sự vật ở vị trí trên cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc, chỉ được vắt ngang qua cái gì đó... hoặc ở trạng thái buông thống từ trên cao xuống.
- So sánh tiếng ca hổn hển như lời của nước mây thể hiện tiếng hát rạo rực, vút cao bay lên thành lời của nước mây.
⇒ Sắc xuân và tình xuân đã vào độ chín.
- Các yếu tố từ, câu:
vắt vẻo, hổn hển là từ láy tượng hình, diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người.
thầm thĩ là từ láy tượng thanh, vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết.
- Khổ thơ như một câu văn dài miêu tả tiếng hát (chủ ngữ) và các đặc điểm của chủ thể được miêu tả bởi các vị ngữ gợi nhiều liên tưởng cả về hình ảnh và âm thanh.
3. Cái tôi trữ tình
- Nhân vật trữ tình là người lắng nghe và thu nhận tất cả những âm thanh (tiếng hát) của sắc xuân, tình xuân với một niềm nâng niu, trân trọng tha thiết.
⇒ Khổ thơ miêu tả cụ thể mùa xuân chín qua tiếng hát. Tiếng hát là kết tinh của mùa xuân chín – tình xuân nảy nở, căng tràn ở cả thiên nhiên và con người phát lộ ra thành hình ảnh vắt vẻo, hổn hển và âm thanh thầm thĩ.
IV. Khổ 4 Mùa xuân chín
1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ
- khách xa: người lữ khách từ xa đến, đi ngang qua.
- mùa xuân chín:
mùa xuân đang ở độ tươi đẹp, viên mãn nhất
mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh viễn
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc:
hình ảnh nhọc nhằn của lao động
hình ảnh thơ mộng trong kí ức nhà thơ
- bờ sông nắng chang chang: hình ảnh cái nắng vượt ra ngoài cõi xuân – xuân đã tàn.
⇒ Những hình ảnh trong khổ thơ như một cuốn phim kí ức được bật lên trong một thời điểm - mùa xuân chín, khiến người khách xa sực nhớ về quá khứ với niềm khát khao đầy nuối tiếc.
2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ
- bâng khuâng sực nhớ: hai tính từ cùng miêu tả trạng thái của nỗi nhớ đặt liền nhau đã nhấn mạnh tâm trạng nhớ nhung, luyến lưu một điều gì đến ngẩn ngơ của con người.
- lòng trí: hai danh từ miêu tả hai khía cạnh của phần tinh thần con người (cảm xúc và lí trí) đi liền nhau như biểu hiện sự đồng điệu hoàn toàn của trái tim và lí trí khi suy tư.
- bờ sông trắng - nắng chang chang: hai cụm danh từ có phần phụ sau là hai tính từ (trắng, chang chang) cho thấy sắc trắng tinh khôi, lóa sáng không nhìn ra.
3. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật
- Nhịp điệu, cách gieo vần
Nhịp điệu: 2/2/3 (câu 1, 2, 3), 4/3 (câu 4)
Dấu phẩy (câu 1, 3) tạo điệu nhấn cho nhịp điệu; tách biệt, nhấn mạnh cho đối tượng khách xa và chị ấy.
Các cặp vần “trắng – nắng” cùng vần “ang” kết hợp năm phụ âm “ng” ở các tiếng trong dòng cuối làm câu thơ kéo dài, ngân nga mãi...
- Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ: Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
→ Bộc lộ những xúc cảm băn khoăn, nỗi lo âu cho hiện tại, cho sự phôi phai theo thời gian.
- Các yếu tố từ, câu:
Cụm danh từ bờ sông trắng: từ trắng có nhiều cách hiểu: trắng của bờ cát ven sông?/ nắng chói chang làm trắng cảnh vật?
Từ láy chang chang: miêu tả sinh động cái nắng; bổ sung và làm tăng sắc trắng của bờ
sông trắng.
4. Cái tôi trữ tình
- Được khách thể hóa thành hình ảnh khách xa với nỗi niềm bâng khuâng, nhớ thương hoài niệm và lòng ưu tư, trắc ẩn cùng niềm thương cảm.
- Đó là niềm khao khát có thể giữ mãi được những kí ức tươi đẹp.
- Khổ thơ là những dồn nén xúc cảm của con người khi thực sự bước vào thời điểm mùa xuân chín – thời điểm của xuân tàn phai.
V. Đánh giá chung Mùa xuân chín
Hàn Mặc Tử với cảm hứng thiên nhiên trữ tình, màu sắc cổ điển hài hòa với chất dân dã, trẻ trung bình dị đã làm hiện lên một bức tranh xuân tươi tắn thơ mộng. Mùa xuân đẹp; con người trẻ trung, hồn nhiên, xinh đẹp, đáng yêu. Mùa xuân chín mãi là kiệt tác bất hủ của Hàn Mặc Tử.
Điểm nhìn ngôi kể bài "xà bông con vịt " ? Trong văn bản có bao nhiêu nhân vật? hãy kể tên những vật đó ?
Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, lời cảm ơn và xin lỗi tưởng chừng như rất khó nói nhưng thực chất nó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và kết nối các mối quan hệ. Đặc biệt tại môi trường công sở, khi công việc được giải quyết bằng sự phối hợp của tập thể thì giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi càng được nhân lên gấp nhiều lần.
Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Thậm chí thường ngày khi cha mẹ dặn dò con cái phải biết cảm ơn và xin lỗi nhưng đôi khi lại ít chủ động làm gương trong việc nói những lời ấy.
Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?
Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.
Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.