Đề bài : Hãy kể lại một câu chuyện về lòng thương người mà em biết ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy ra sân. Khí trời se lạnh. Gió thoảng khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng trong. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Về phía Đông, mặt trời tròn xoe, ửng hổng còn e ấp nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rải quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm đã vội tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rồi lan toả nhanh cả cánh đồng.
Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả.
Tham khảo:
Linh là người bạn gái thân nhất lớp của tôi. Cô ấy không những là một người xinh đẹp, dịu dàng mà cô ấy còn là người rất chăm chỉ, học giỏi. Cô ấy không cao cũnàg không thấp. Dáng người nhỏ nhắn, dễ thương Mái tóc đen dài búi cao trên khuân mặt trái xoan cân đối. Chiếc miểng nhỏ, xinh xinh như cánh lá sen hồng. Nhất là đôi môi ấy lúc nào cũng nở nụ cười tỏa nắng làm siêu lòng bất cứ ai nhìn vào. Cô ấy rất hòa đồng với mọi người nên cả lớp ai cũng yêu quý cô ấy.
Ông em thích trồng cây ăn quả, ông thường ươm hạt đu đủ trong túi đất nhỏ. Khi hạt nảy mầm lên cây con, ông đem cây đu đủ con trồng ở ngoài vườn.
Cây đu đủ con bé như cây bút chì, nó chỉ cao mười lăm xăng-ti-mét, “tán” lá của nó bé tí, chỉ có hai, ba phiến lá nhưng phiến lá xoè ra hình sao rõ rệt. Tuy còn bé thân cây màu xanh non nhưng cây đu đủ con đã có hình dạng của một cây đu đủ trưởng thành. Ông trồng cây đu đủ trong hố đã đào sẵn có lót phân tro. Trồng xong, ông cắt lá chuối che nắng cho cây đu đủ. Ba ngày sau, khi đu đủ đã bén rễ, ông bỏ lá chuối đi. Hai ba ngày ông mới tưới nước một lần vì đu đủ không chịu nước, tưới nhiều nó úng rễ, chết cây. Ông dùng que tre rào xung quanh cây để tránh người dẫm đạp hay gà chó phá cây. Cây đu đủ con chỉ cao bằng mạ mới cấy nhưng cứng cáp, dẻo dai và có một sức sống mãnh liệt. Ông bảo chăm sóc cây tốt thì độ năm sáu tháng đu đủ sẽ ra hoa kết trái. Lúc đu đủ có quả chắc nhìn sẽ rất thích!
Mảnh vườn bé tẹo là niềm vui cho ông lúc tuổi già. Ngoài việc chăm sóc mấy giò phong lan với mảnh vườn tí hon ra, ông còn hay ngâm thơ, khề khà tách trà với mấy ông bạn. Em rất vui được giúp ông tưới nước, chăm sóc cây trồng.
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
Bạn vào trang này và tham khảo nhé , có nhiều bài cho bạn tham khảo đấy :
https://vndoc.com/van-mau-lop-5-ta-ngoi-truong-than-yeu-gan-bo-voi-em-nhieu-nam-qua/download
tôi hứa sẽ học tốt để thực hiện ước mơ trong tương lai
mỗi người có 1 ý khác nhau
hok tốt
Câu chuyện thứ ba: Cha Ơi, Đến Khi Nào Thì Ngón Tay Con Sẽ Mọc Lại
Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.
Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết.
“Con yêu cha.”
Bài học: Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.
Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha xé hết tập vở của tôi!
Hôm đó, tôi đi học về trễ hơn mọi bữa, trời đã nhập nhoạng tối. Cha đứng đợi ở cửa, quát: "Đi đâu giờ này mới về?". Tôi lí nhí đáp: "Dạ, con đi học thêm!". "Không học thêm học thiếc gì hết! Bỏ cửa bỏ nhà, không dọn dẹp nấu nướng; heo ca gà vịt không ai cho ăn", vừa nói, cha vừa rút cây roi vắt trên vách, quất liên tiếp vào mình tôi. "Kể từ ngày mai, không được đi học gì hết! Học nè, học nè, học nè!", mỗi từ học là một roi. Tôi đau quặn người, đưa tay ra đỡ. Cây roi gãy làm đôi. Cha quăng cây roi gãy xuống, phăm phăm bước vào nhà, đến kệ sách của tôi, chụp lấy đống sách vở, vừa quăng vừa xé! Tôi đứng trân mắt nhìn, đau điếng nhưng không dám phản ứng.
Mẹ từ trong bếp chạy ra, kéo tôi vào nhà sau, nói: "Muốn ăn đòn nữa hay sao mà còn đứng đó. Vô nấu cháo heo đi!". Nhà sau là một cảnh nháo nhác. Bầy heo đói, kêu eng éc. Lũ gà lên chuồng lục tục, quang quác. Âm thanh inh ỏi. Mẹ tôi vừa thổi cơm, vừa la hai đứa em trai tôi, bảo tụi nó xắt rau, xắt chuối. Khói cay mù mịt gian nhà tranh chật chội, cay xè cả mắt. Bữa cơm tối rất trễ, tôi nuốt cơm, nuốt luôn cả những giọt nước mắt.
Năm đó tôi đang cuối cấp ba. Nhà tôi nghèo xơ xác. Cha tôi làm nông, mùa được mùa mất. Mẹ thì đi may ở chợ, sớm dọn đồ ra, tối dọn về. Anh Hai tôi trước đó buổi đi học, buổi phụ mẹ. Thấy mẹ cực quá, anh quyết định nghỉ học. Mẹ không cho, bảo: "Nếu con không học thì ra chợ xin thức ăn thừa ở mấy quán cơm về nuôi heo!". Anh tôi làm thiệt. Thấy cảnh đứa con trai mười bảy tuổi ngày ngày hai tay xách hai xô ra chợ xin thức ăn thừa, mẹ chịu không nổi, cho anh theo học may.
Đến lúc anh Ba tôi vào đại học, cha mất đi một người phụ việc, lại phải hàng tháng gửi tiền cho anh, nhà lâm vào cảnh túng quẫn. Cha mẹ cắn răng chịu đựng thêm vài năm, đến khi tôi vào lớp 12, cha bảo: "Con Phương là con gái, không cần phải học nhiều, hết mười hai ở nhà phụ mẹ vài năm rồi lấy chồng là vừa". Nghe vậy, tôi ứa nước mắt, nhưng biết cảnh nhà cơ cực, không dám hó hé, dặn lòng học đến đâu hay đến đó, biết đâu cha mẹ đổi ý cho tôi vào đại học.
Năm cuối cấp, bài vở rất nhiều. Tôi vừa học ở trường, vừa học thêm ở nhà Nam - học miễn phí, vì "thầy giáo" chính là Nam! Nam học với tôi từ nhỏ, hai đứa rất thân. Biết cảnh nhà tôi, Nam thường kèm tôi làm bài tập. Sau giờ đi luyện thi ở nhà thầy chủ nhiệm về, Nam sắp xếp thời gian hướng dẫn cho tôi làm bài tập chung. Nhờ vậy mà tôi học cũng khá. Nhưng kẹt nỗi, tôi vừa học vừa phải canh giờ về.
Ở nhà bao nhiêu việc chờ tôi, nào nấu cơm tối, dọn dẹp nhà cửa, nào giặt giũ áo quần, cho heo ăn - lũ heo chính là tiền học của mấy anh em tôi, nhất là anh Ba; nhờ bán mấy lứa heo con, mẹ mới có tiền gửi cho anh trọ học! Cha tôi biết chuyện tôi nuôi mộng đại học, nhưng do việc nhà cũng ổn nên không nói gì. Ngặt nỗi, hai đứa em tôi lười chảy thây, chẳng giúp tôi được gì. Đó cũng chính là lý do gián tiếp khiến cho tôi bị cha xé tập vở, bắt phải nghỉ học gấp.
Sáng hôm sau, lo lắng cơm nước xong, phần cho cha bới đi làm, phần để mẹ bới đi chợ, tôi rón rén ôm cặp ra khỏi nhà. Cha nhìn theo, lặng lẽ. Đến lớp, mắt tôi vẫn còn sưng húp, tụi bạn xúm nhau hỏi, nhưng tôi không trả lời. Xui xẻo làm sao, đúng hôm đó thầy chủ nhiệm gọi tôi lên trả bài. Tôi hoảng hốt, ngơ ngẩn bước lên bục giảng. Thầy cầm lấy quyển tập của tôi, ngạc nhiên hỏi: "Tập em sao thế này? Không phải em xé đó chứ?". Tôi đứng im vô hồn, thầy hỏi gì cũng không đáp. "Này!", thầy khẽ nắm lấy cổ tay tôi lắc lắc, đúng ngay chỗ bị cha đánh. Tôi đau quá, la "oái" lên. Thầy nhìn thấy cổ tay tôi sưng vù, bầm tím, như hiểu ra điều gì, dịu giọng nói: "Em xuống phòng y tế đi, nhờ cô Vy bóp dầu cho. Thầy cho em nợ, lần sau trả bài nhé!".
Kể từ hôm đó, thầy chủ nhiệm quan tâm đến tôi nhiều hơn. Thỉnh thoảng, thầy nhờ Nam gửi cho tôi một vài quyển sách tự học với lời nhắn nhủ: "Hãy cố lên, rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp, em nhé! Không gì là mãi mãi..." Lời nhắn nhủ của thầy theo tôi mãi đến những tháng năm sau này...
Rồi tôi cũng tốt nghiệp, loại giỏi! Tôi tiếp tục nộp đơn dự tuyển sinh đại học. May thay, dù chỉ dự thi một trường duy nhất là Đại học Sư phạm, tôi cũng đậu. Trước mặt tôi là một con đường! Dưới chân tôi là một con đường! Tôi sẽ phải bước tiếp!
Hôm tôi trình giấy báo nhập học, mẹ lặng lẽ cười. Cha tôi trầm ngâm không nói. Thêm một người nữa vào đại học. Một niềm vui, một nỗi lo. Phía trước, phía trước. Phía trước chắc chắn là những tháng ngày gian khó cho cha mẹ, và dĩ nhiên, cả cho tôi nữa. Tôi nhớ lúc trong phòng thi, khi đã hoàn thành bài thi cuối cùng mà vẫn còn chút ít thời gian, thay vì coi lại bài, tôi đã gục đầu trên trang giấy của mình và khóc. Giám thị có lẽ nghĩ tôi làm bài không được, nhìn tôi ái ngại.
Nhưng tôi thì lại khác, không hiểu sao tôi nghĩ là mình sẽ đậu, đậu trong lo lắng. Tôi khóc vì tấm lưng cha phơi nắng giữa đồng. Tôi khóc vì những đường kim miệt mài của mẹ. Khóc cho hai đứa em tôi. Và tôi khóc cho tôi. Không gì là mãi mãi... Tôi nhớ câu nói của thầy chủ nhiệm và tự nhủ: vì những người thân yêu, mình sẽ thay đổi được mọi thứ! Nhất định!
Khuya hôm đó, mẹ dậy sớm nấu cơm. Hai đứa em tôi vẫn còn say ngủ. Cha ngồi uống trà, nghe radio, kênh nhà nông. Tôi một mình xếp hành lý. Ăn sáng xong, tôi cúi chào cha mẹ lên đường. Cha tôi chỉ gật đầu, còn mẹ chỉ dặn: "Con đi đường cẩn thận. Phải biết tự chăm sóc cho mình, cha mẹ ở xa không lo được". Lần đầu tiên tôi xa nhà, xa những vài trăm cây số. Trong túi tôi cũng chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn. Ra đến cổng, tôi ngoái lại nhìn căn nhà thân yêu của mình, nơi tôi đã sống, đã thương yêu, đã buồn khóc những 18 năm trời!
Bất chợt, tôi bắt gặp ánh mắt của cha nhìn theo. Thấy tôi quay lại, cha vội lảng đi chỗ khác. Dù xa, nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhận ra những giọt nước mắt - giọt nước mắt đã chảy xuống đôi gò má sạm nắng của cha. Cha đã khóc vì tôi. Nghĩ đến đó, mắt tôi chợt cay xè!
Bến xe hôm đó thật đông. Tôi lên xe, lặng lẽ nhìn ra cửa. Đây là quê hương tôi, lát nữa tôi phải xa. Dù là đi học, nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cái cảm giác biền biệt, như lời một bài hát: "Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa lắm...".
Xe khởi động. Tiếng rừm rừm làm tôi rùng mình. Tôi thò đầu ra khỏi xe, nhìn về hướng nhà. Bỗng, trên con đường đất đỏ, tôi thấy dáng ai đang tất tả chạy lại - dáng ai như thể dáng mẹ! Đúng là mẹ rồi! Mẹ đi đâu vậy nhỉ? Không phải giờ này mẹ phải ra chợ rồi sao? Đến trước cửa xe, mẹ hớt hơ hớt hải gọi tài xế: "Chờ tôi chút!". Tôi vội lao ra khỏi xe. "Có chuyện gì hả mẹ?", tôi lo lắng hỏi. "Không!", mẹ vừa thở hổn hển vừa nói: "Mẹ chỉ gửi cái này cho con!".
Nói rồi, mẹ dúi vào tay tôi một bọc giấy nhỏ: "Con cầm lấy đi!". Tôi ngờ ngợ, vội mở ra, mẹ không kịp ngăn lại. Cái gì đây? Một đôi bông tai và chiếc nhẫn vàng! Ồ,... không! Chẳng phải đây là đôi bông tai và chiếc nhẫn cưới của mẹ sao. Mẹ đã giữ gìn cẩn thận nhiều năm, cho dù có túng quẫn thế nào cũng không đem ra bán. Đó là vật kỷ niệm thiêng liêng của ngoại tặng mà mẹ quý hơn máu thịt.
"Mẹ, con không nhận đâu!", tôi bật khóc nói. "Không, con cầm lấy đi cho mẹ yên tâm. Thân gái dặm trường, không có ai lo cho con cả!". "Còn cha thì sao? Cha có biết chuyện này không?", tôi ngập ngừng hỏi. Mẹ gật đầu: "Cha con nói, vật kỷ niệm thì cũng là vật. Bây giờ mà không đưa cho con thì đợi đến bao giờ?!". Thì ra, cha tôi... Cha vẫn rất thương yêu tôi, thương yêu theo cái cách của cha! Hai mẹ con chia tay nhau tại bến xe, ngập đầy nước mắt!
Xe chạy. Dáng mẹ xa dần. Tôi lại giở những kỷ vật của mẹ ra xem. Nước mắt lại trào ra. Tôi tự hứa là sẽ không bao giờ bán những kỷ vật này đi. Tôi có đôi bàn tay; tôi có khối óc; tôi có những kiến thức quý giá mà mình đã tích lũy được từ nhà trường, gia đình và xã hội. Nhất định tôi sẽ tự đứng trên đôi chân của mình. Nhất định!
Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha nhìn theo tôi, nước mắt cha chảy xuống đôi gò má sạm đen vì nắng! Tôi thương cha, thương theo cách của mình. Dù cha có làm gì đi nữa thì tôi vẫn thương.
Mik nghĩ phần đông là thích tiền, nhưng nếu là mik thì mik chỉ thích đc sống, ở bên cạnh bố mẹ mik suốt đời thôi!
có 1 đứa bạn thân tốt
có lòng tự trọng
tài giỏi
vv...............
"Khi những đám dã quỳ khảm vàng phố núi
Mây cũng len lén vàng trong chút ráng hoàng hôn
Giữa lồng ngực anh chao chác rung dồn
Có một đóa dã quỳ, thao thức nở..."
Đâu chừng khoảng trên dưới một tháng nữa thôi là đến Tết Nguyên Đán – anh nhớ vậy vì dạo này anh biếng nhác nhìn lên tờ lịch treo tường, hay đúng hơn, anh “thấy mình” bất chợt... sợ Tết! Thật đấy, anh chợt sợ những phút giây nhìn thấy người người sum họp, nhà nhà đỏ lửa vui vầy mà chúng ta, anh – và – em cứ biền biệt đôi nơi. Ừ thì anh biết cuộc sống chả hào phóng đến mức cho ai một khắc mà trở nên đầy đủ. Ừ thì anh biết để hạnh phúc ta phải biết đợi chờ. Ừ thì anh biết giờ này chúng ta cần vượt qua nhiều hơn cho những ngày bình yên sắp tới. Nhưng ai cũng có lúc mềm lòng, kể gì trẻ già, mạnh yếu đâu em!
Mà... không mềm lòng sao được khi mỗi sớm mai thức dậy, trên cung đường ngày ngày anh vẫn thường đi thể dục, đi làm; cả những cung đường mới hôm nào còn đón em ríu rít nói cười, đưa nhau phố xá loanh quanh, giờ đâu đâu cũng ngập tràn một màu vàng rực rỡ và hoang dại của loài hoa dã quỳ phố núi. Đó đây mầm nụ, khẽ khàng đâm chồi nảy lộc xanh biêng biếc. Đó đây lấm tấm bung những đóa hoa vàng ươm, nhẹ nhàng đong đưa, điệu đà rung rinh trong gió như thể tiễn biệt một năm trầm nổi qua đi.
Anh nhớ nhà thơ tài hoa Đỗ Trung Quân một lần (hay nhiều lần chả rõ) ngắm những đốm hoa vàng líu xíu, lộng lẫy ấy mà viết rằng:
“Một hôm thấy nắng vàng đâu đó
Một hôm thấy nắng trải dọc ven đường
Ồ không, chỉ là dã quỳ một ngày bình thường
Chợt lộng lẫy nhớ thương
Mặc kệ tháng Mười Hai co ro trong túi áo
Anh hỏi
Trong nỗi buồn của dã quỳ
Sao mày vàng đến thế
Vàng như thể chia ly
Thành phố dốc đồi già theo bước người đi
Hoa quỳ dại có bao giờ vàng thế,
Hoa buồn quá
Hay chính ta buồn...?!”
Anh thì không có được chất nghệ sĩ như họ Đỗ để nhìn màu hoa cũng rưng rức buồn. Anh, chỉ đơn giản là anh yêu hoa quỳ dại, yêu màu vàng xốn xang đến nhức mắt mỗi độ Đông về. Với anh, loài hoa ấy, màu hoa ấy gắn chặt cùng tuổi thơ anh suốt một thời thơ bé.
nh nhớ, năm ấy cả nhà anh từ phía bờ bên kia sông Hồng đã xuôi theo miền đất mới, dọn vào ở tận Tây Nguyên, quyết tâm lập nghiệp từ mảnh vườn con nằm lưng chừng một quả đồi lúp xúp, xung quanh là những vạt rừng còn sót lại. Ven theo những con đường mòn nhỏ quanh co là vô vàn quỳ dại, bạt ngàn quỳ dại mọc chen chúc nhau, xòa cả ra con đường vốn dĩ đã nhỏ lại càng nhỏ khi anh len lỏi đặt đôi bàn chân bé xíu đi qua.
Anh nhớ, khi ấy cây quỳ thường chỉ là loài cây mọc hoang dại ở hàng rào, bên ngoài sự quan tâm vun vén, thương yêu của con người. Nhất là khi qua một mùa mưa, quỳ vụt xanh ngời ngời, tham lam dấn bước lấn qua phần đất của những đậu, những bắp, hay các loài hoa màu mà người ta phải bỏ công ra tỉa trồng và chăm bón thì ôi thôi, quỳ tha hồ mà bị đốn, bị chặt, bị đốt bỏ cả gốc, cả cành cho đỡ “nhiễu nhương”...! Chỉ đôi lần trong năm quỳ mới được ngó ngàng tuyên dương vì được chọn làm loài cây tiêu biểu mà bọn học trò phải rủ nhau đi chặt từng bó mươi, mười hai ký nộp cho nhà trường mỗi khi phát động phong trào “Chúng em làm lao động”.
Ấy thế mà vắng quỳ thử xem, lấy đâu ra thứ cây ủ làm phân xanh bón vườn, bón ruộng? Lấy đâu ra đoạn rễ đắng nấu nước cho những đứa trẻ nghèo đầu trần chân đất như bọn anh... tắm ghẻ? Lấy đâu ra túm lá xanh ngắt cho đám con gái tụm năm tụm ba chơi đá cầu, đá kiện? Lấy đâu ra mấy cái hoa cho thằng bé con thò lò mũi dãi nhà bên đẩy tới đẩy lui cười tít, quên chuyện phải xa mẹ, ngong ngóng cửa một mình? Chưa kể, cứ thấy quỳ bắt đầu nở hoa rải rác cùng những cơn gió lạnh trong cái nắng vàng hanh hao lan tỏa khắp khí trời cao nguyên là người ta nhìn thấy Xuân về...
Có điều, dã quỳ phố núi bao giờ cũng có cái dáng gầy yếu, mong manh và hơi xao xác. Đứng xa xa chiêm ngưỡng những vạt hoa vàng xoắn xuýt vào nhau, vươn lên trời cao thì đẹp chứ đến gần hoa lại rất bình thường, thậm chí cái màu vàng ngác ngơ mà nhà thơ họ Đỗ ca ngợi “sao mày vàng đến thế” cũng hóa thành... ung ủng khi mỗi nhành hoa lại dính chặt cùng đám lá quỳ khô quắt đi kèm. Nhìn hoa, chỉ thấy mỗi cái... nghèo, cái khó, cái hanh hao nắng gió, cái lầy lội mưa phùn chứ chẳng bao giờ có cái dáng lộng lẫy đầy đặn như dã quỳ ở miền đất lạnh quê em. Chắc vì thế mà chẳng bao giờ người ta gọi vùng đất Bazan đỏ quặm này là vùng hoa dã quỳ hay lấy quỳ dại làm biểu tượng cho Festival Hoa rực rỡ tươi thắm sắc màu...
Năm nay, nơi anh đang đứng hoa quỳ nở sớm. Tháng Chín, tháng Mười đã thấy những bụi quỳ xanh rì bám chặt vào nhau, mặc cho gió mưa hay bão rớt có “làm mình, làm mẩy. Tháng Mười Một, đi qua những đám quỳ lốm đốm hoa vàng anh cứ ngỡ quỳ bắt đầu lao xao thì thào trò chuyện – có lẽ là câu chuyện chờ đợi, mong ước, câu chuyện khát khao sống, khát khao yêu, khát khao hẹn hò hay biết đâu đấy, là câu chuyện lòng người cùng những ước mơ xa... Lắm lúc, anh chỉ muốn một lần dừng lại, bắt chước người thi sĩ hồi nào, mượn câu thơ hỏi nhỏ “Hoa quỳ dại có bao giờ trò chuyện, để ta nghe, hoa cũng chính là người...”
Rồi thoắt một cái, đầu tháng Mười Hai quỳ đồng loạt rủ nhau bung cánh, vàng xuộm từ đầu thôn đến cuối ngõ, lan ra cả bìa rừng hay nghiễm nhiên vô tư cạnh đường... quốc lộ. Mặc kệ từng cơn gió gào rít điên cuồng, mặc kệ từng đợt giá rét xồng xộc thốc vào. Mặc kệ bụi mù đất đỏ, mặc kệ ngai ngái của đại ngàn, mặc kệ cả mùi hương thoang thoảng của vườn cà phê đang độ...
Quỳ cứ thế đơm bông...!
Em ạ, anh đã đếm những tháng ngày không nhau và cả những tháng ngày có nhau từ khoảnh-khắc-hoa-quỳ như thế đó. Nên em đừng hỏi vì sao giữa trời đất bao la, anh lại quá chừng cay mắt, lòng cứ rưng rưng khi tìm thấy mộ ba an yên bên vạt quỳ sáng rực. Lần ấy, bên anh chưa có em, nên anh tin ba đã nhờ hoa đưa đường mách lối. Em cũng đừng hỏi tại sao anh lại nôn nao khi mùa quỳ sắp qua đi mà ta vẫn chưa được cùng nhau sánh bước giữa những sắc vàng thắm thiết nồng nàn...
Em, em đã bao giờ nghe câu hát “hoa dã quỳ, 30 năm còn nở...” để hiểu được những gì chưa kể hết trong anh...?!
Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.
Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.
Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý . : Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.
Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.
Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.
Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc
Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.
Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.
Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý . : Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.
Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.
Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.
Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọ