kể lại câu chuyện người con gái Nam xương bằng lời văn của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HALLOWEEN là ngày gì ngày mấy tại sao việt nam ko có Halloween
Halloween là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Latinh
- HALLOWEEN là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Latinh. Đây là ngày bắt đầu Tuần Tam nhật Các Thánh (Allhallowtide)– khoảng thời gian trong năm phụng vụ dành để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các vị thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời. Trọng tâm theo truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng "sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết".
- Diễn ra vào ngày 31-10 hàng năm.
- Việt Nam với quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế lẫn văn hóa. Những nét văn hóa ngoại lai ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến ở nước ta. Trước đây khi mà ngày lễ Giáng Sinh hay Halloween chỉ được biết tới trong cộng đồng công giáo, trên ti vi hay các phương tiện truyền thông. Thì nay các ngày lễ của nước ngoài này hiện hữu ở nhiều cửa hàng góc phố xung quanh chúng ta. Halloween cũng vào Việt Nam theo trào lưu ấy, ngày lễ ma quái trở nên quen thuộc với người Việt đặc biệt và những bạn trẻ khoảng hơn mười năm qua.
Halloween là ngày lễ tưởng nhớ đến người đã mất, các vị thánh… Halloween được cộng đồng người Việt yêu mến bởi sự hấp dẫn, hiện đại của văn hóa phương Tây. Vào ngày 31/10 hàng năm ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh nhiều tuyến phố bị ùn tắc bởi có rất nhiều nam nữ thanh niên trong trang phục ma quái diễu hành. Minh chứng cho sức cuốn hút và tính đại chúng của Halloween ở Việt Nam là không hề nhỏ.
Hơn nữa Halloween lại có nét tương đồng với ngày rằm xá tội vong nhân truyền thông của người Việt đều tưởng nhớ về người đã khuất. Cách thức thể hiện của Halloween thì lại mạnh mẽ và thiên hơn về phần hội. Trẻ trung và hiện đại và có nhiều nét chung về văn hóa khiến Halloween ngày càng phát triển sâu rộng ở nước ta.
---------------------------------------------------CHÚC BẠN HỌC GIỎI--------------------------------------------
cấu tạo - ADN
- Có hai mạch xoắn đều quanh một trục
- Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử ARN
- Nu ADN có 4 loại A, T, G, X
- ARN
- Có cấu trúc gồm một mạch đơn
- Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN
- Nu ARN có 4 loại A, U, G, X
- phân biệt là
ADN và ARN
+ Giống nhau:
Đều cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,Nvà P
Đều là đại nguyên tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Đơn phân có 3 loại giống nhau là A,X,G
Các nucleotit đều liên kết với nhau thành mạch.
+Khác nhau:
ADN :
- là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn
- chứa đựng và truyền dạt thông tin di truyền
- những biến đổi về mặt cấu trúc có thể di truyền cho thế hệ sau
* ARN:
- chỉ có 1 mạch đơn
- mARN truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của protein cần tổng hợp
- tARN vận chuyển các a.a tương ứng đến protein
- rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom
- những bến đổi về mặt cấu trúc biểu hiện ở KH, hok di truyền cho thế hệ sau
Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành đuợc giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".
Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...
Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “ Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.
Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."
Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.
Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.
Sau khi Kiều được Từ Hải cứu khỏi lầu xanh lần thứ hai , chàng còn giúp Kiều báo ân báo oán. Trên ghế công đường, Kiều cho gọi những người có ơn cứu nàng đến để trả ơn. Nghe gọi tên, thúc sinh không biết nguồn cơn nên vô cùng hoảng hốt. Kiều nhắc lại với thúc Sinh quãng thời gian ân nghĩa, ân tình mà lòng đầy xúc cảm . Nàng dùng những từ ngữ thật trân trọng để nói về ân nghĩa ấy với Thúc Sinh. Nàng còn ban tặng cho thúc Sinh hàng trăm cuốn lụa là gấm vóc, hàng nghìn cân bạc để “ đền ơn gọi là”.Trả ơn xong, Kiều gọi Hoạn Thư lên để quyết tâm báo oán.Hoạn Thư khôn ngoan đã cúi đầu nhận tội và xin được khoan hồng. Trước sự khôn ngoan đến quỉ quyệt ấy của Hoạn Thư, cùng với một tấm lòng đầy khoan dung , nhân nghĩa, Kiều đã hạ lệnh tha bổng cho Hoạn Thư. Tấm lòng đầy lương thiện của Kiều khiến ta vô cùng xúc động.
Thúy Kiều là một cô gái tài hoa, khuê các, con một gia đình trung lưu ở Bắc Kinh. Nàng sống một cuộc sống vô cùng hạnh phúc bên cạnh cha mẹ và hai em. Nhưng quãng thời gian đó thật ngắn ngủi, gia đình Kiều bị vu oan, của cải bị vét sạch, cha và em bị tra khảo bằng nhục hình. Mới mười sáu tuổi, Kiều đã phải đi đến một quyết định vô cùng đau xót là bán mình chuộc cha và em, dứt bỏ mối tình đầu say đắm với chàng công tử Kim Trọng.
Kiều đã tìm đến một mụ mối trong vùng và nhờ giúp mình lấy chồng càng nhanh càng tốt. Sau khi thỏa thuận xong khoản tiền thưởng của mình, mụ mối đã đồng ý dẫn một người đàn ông đến tìm Kiều để hỏi cưới. Người nhà Kiều chờ sẵn ở cửa đã lễ phép hỏi rằng:
- Chẳng hay quý tính đại danh của ngài là gì ạ?
Hắn trả lời cộc lốc:
- Mã Giám Sinh.
- Ngài là người miền nào ạ? Có gần đây không thưa ngài?
- Lâm Thanh, cũng gần thôi.
Chao ôi, cái cách trả lời sao mà khiếm nhã, hắn tự giới thiệu là Mã Giám Sinh ấy vậy mà cung cách trả lời thật không “giám sinh” một chút nào. Mã Giám Sinh nhìn thoáng qua là đã biết hắn đã hơn bốn mươi tuổi, cái tuổi đã quá già để có thể lấy vợ. Ấy vậy mà trên mặt hắn tuyệt nhiên không có một sợi râu nào, vô cùng "nhẵn nhụi" và "trai lơ". Hôm nay hắn lại còn mặc một bộ quần áo kiểu chú rể nữa chứ. Áo đỏ chót, quần cũng đỏ chót, đầu đội mũ đen, tóc búi gọn ghẽ, lại còn cầm quạt có vẽ tranh sơn thuý để phe phẩy nữa chứ. Lố bịch hết sức. Đi theo hắn là một lũ tôi tớ chẳng có tôn ti trật tự gì cả. Hắn nói một câu, bọn chúng nói hai câu cứ loạn cả lên. Khi được mụ mối dẫn vào trong nhà, Mã Giám Sinh đã nhảy tót lên ghế trên ngồi. Đó là ghế dành cho bậc bề trên, con cháu không được phép tuỳ tiện ngồi lên. Mã đến đây với tư cách con rể, vậy mà lại ngồi tót lên một cách sỗ sàng đến như vậy quả là bất lịch sự. Trong khi hắn ngồi đấy. Mắt đảo đi đảo lại thì mụ mối đã giục Kiều ra chào khách. Kiều lúc này đang ở trong một tâm trạng vô cùng tuyệt vọng và đau khổ. Đang có hai nỗi buồn giày xé tâm hồn nàng. Nàng phải chọn giữa một trong hai điều đó, đối với nàng quả thật là tàn nhẫn. Cuối cùng nàng đả chọn chữ hiếu và bước ra ngoài. Đi một bước là bao nhiêu dòng lệ cùa nàng tuôn rơi. Kiều khóc mà vẫn rất đẹp. Đối với nàng thì việc ra chào khách xem mặt quả là một việc làm vô cùng xấu hổ vì nàng là con gái khuê các, xưa nay chưa ra khỏi phòng để chào như vậy bao giờ. Thấy nàng buồn bã, xấu hổ, mụ mối lo lắm, sợ Mã Giám Sinh không ưa thì Kiều sẽ bị mất giá. Mụ bèn ra sức vén tóc, bắt tay Kiều, chỉ cho Mã Giám Sinh xem tóc nàng, mắt nàng., mà không nhận thấy rằng việc đó làm cho Kiều lại càng buồn tủi hơn vì một cô gái con nhà danh giá nay lại trở thành món đồ để người khác bán đi bán lại, bị coi như một thứ đồ đạc chứ không phai là con người nữa. Nhưng bọn tàn ác bất nhân kia thì quan tâm gì đến việc đấy, chúng chỉ nghĩ đến tiền, tiền, tiền mà thôi. Mã Giám Sinh đã tận mắt thấy sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Kiều. Nhưng hắn thực chất là một con buôn giả dối và lọc lõi, hắn đến đây với mục đích mua Kiều về làm ca kỹ cho lầu xanh của Tú Bà nên hắn vẫn còn muốn thử xem Kiều có thực sự tài hoa như mụ mối mách bảo hay không. Hắn bắt Kiều phải đàn cho hắn nghe, Kiều đã đàn ngay ca khúc Bạc mệnh của mình tự viết với tất cả tâm trạng đau khổ của mình. Tiếng nhạc du dương, tha thiết làm rung động lòng người, nhưng Mã Giám Sinh vẫn chưa vừa ý, hắn bắt Kiều phải làm thêm một bài thơ đề vào chiếc quạt giấy của hắn. Kiều đã làm đúng yêu cầu, Mã Giám Sinh rất ưng ý và đã đồng ý mua người. Hắn quay sang hỏi mụ mối:
- Mua ngọc bến Lam Kiều, sính nghi ta cần chuẩn bị là bao nhiêu?
Lời nói mới thật hoa mĩ làm sao, trái ngược hẳn với những lời hắn đã nói trước kia. Nhưng bản chất con buôn của hắn vẫn bộc lộ rất rõ khi mụ mối ra giá:
- Đây là một tuyệt thế giai nhân đáng giá nghìn vàng, chỉ vì hoàn cảnh gia đình nên phải bán mình, xin ngài thương xót.
Nhưng Mã Giám Sinh đâu chịu mất nhiều tiền thế, hắn cò kè bớt một thêm hai với mụ mối một hồi lâu. Cuối cùng cả hai đồng ý với bốn trăm năm mươi lạng vàng. Một cái giá vô cùng rẻ mạt đối với một con người “sắc đành đòi một tài đành họa hai” là Kiều.
Thế là Kiều đã bị bán đi, cuộc đời này đã rẽ sang một trang mới. Bao nhiêu thử thách, khó khăn, cạm bẫy đang chờ nàng ở phía trước. Ôi! Giá như trên đời này không có những con người bất nhân, coi tiền bạc quí hơn tính mạng con người thì đã không có những cảnh tượng đau xót đến thế, cuộc đời Kiều đã không phải khổ như sau này.
Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.
Hok tốt
Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu . Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm…… Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.
Chúc bạn học tốt
Chúng ta nên nhìn vào vẻ đẹp bên trong để đánh giá người khác chứ ko nên nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá họ
Ngày xửa, ngày xưa, ở vùng Nam Xương có Vũ Thị Thiết là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng kết duyên cùng Trương Sinh, con một gia đình khá giả.
Chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải sung vào lính. Chàng đành dứt áo chia tay với mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận. Trong phút tiễn đưa, mẹ già gạt nước mắt dặn con hãy cẩn trọng giữ mình nơi hòn tên mũi đạn.
Trương Sinh đi được hơn một tuần thì Vũ Nương sinh ra đứa con bụ bẫm, khôi ngô. Có đứa bé, cảnh nhà đỡ hiu quạnh. Một mình Vũ Nương đảm đang gánh vác mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà. Nàng siêng năng làm lụng, hết lòng chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con nhỏ và đoan trang giữ gìn ý tứ, không để xảy ra điều tiếng gì. Mọi người trong vùng đều khen nàng là một người con dâu hiền thảo.
Ít lâu sau, vì quá thương nhớ con trai, mẹ chồng Vũ Nương lâm bệnh nặng qua đời. Vũ Nương lo cho bà mồ yên mả đẹp và thờ cúng bà chu đáo. Căn nhà vốn đã rộng nay như càng rộng thêm bởi chỉ còn có hai mẹ con Vũ Nương lủi thủi ra vào.
Đêm đêm, nàng thắp đèn cho sáng rồi ôm con vào lòng, chỉ bóng mình in trên vách mà nói đùa rằng: – Cha Đản về kìa! Đứa bé tin là thật.Năm sau, nạn giặc giã cũng được dẹp yên, Trương Sinh sống sót trở về quê. Biết tin mẹ đã mất, chàng bế con ra mộ mẹ thắp nhang. Đứa con quấy khóc, chàng dỗ dành: – Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con nhìn chàng đăm dăm rồi hỏi: – Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước đây chí nín thin thít.
Vốn sẵn tính đa nghi, Trương Sinh cho rằng vợ có tư tình với người đàn ông khác trong khi mình vắng nhà nên đùng đùng nổi giận, gọi Vũ Nương tra hỏi. Nàng thanh minh, giải thích thế nào Trương Sinh cùng không tin và trách mắng nàng thậm tệ. Vũ Nương vừa tủi thân vừa đau khổ tột cùng. Nàng thề trước đất trời, mong đất trời chứng giám cho tâm lòng trong sạch của mình rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Các tiên nữ thương xót, đưa nàng về Thủy cung chung sống với Linh Phi. Cuộc sống sung sướng, nhàn hạ ở đây không thể làm cho Vũ Nương nguôi nhớ chồng con.
Từ sau ngày vợ mất, Trương Sinh lâm vào cảnh gà trống nuôi con. Một đêm, chàng ôm con vào lòng, ngồi trước ngọn đèn hiu hắt. Bóng chàng in trên vách chập chờn lay động. Đứa con vui thích vỗ tay reo: – Cha Đản lại đến kia kìa! Trương Sinh chợt hiểu ra tất cả. Chàng vò đầu bứt tai than khóc tự trách mình sao quá nhẫn tâm, dẫn đến cái chết bi thương của người vợ hiền thục, đảm đang. Đêm ấy, hồn Vũ Nương hiện về báo mộng rằng chiều tối ngày mai, Trương Sinh hãy bế con ra bờ sông để vợ chồng, mẹ con gặp gỡ.
Trương Sinh làm theo đúng lời dặn của Vũ Nương. Chàng dõi mắt nhìn ra xa, chỉ thấy chiếc kiệu sơn son trên có Vũ Nương ngồi, xung quanh có rất nhiều tiên nữ cứ thấp thoáng ẩn hiện giữa dòng. Văng vẳng trong gió là tiếng nói quen thuộc, tha thiết của Vũ Nương: Thiếp xin chàng hãy cố gắng nuôi dạy cho con trai của chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Thiếp luôn nhớ tới hai cha con nhưng không thể trở về cõi trần được nữa! Chuyện đã qua rồi, chàng đừng phiền muộn làm chi mà tổn hao sức khỏe! Chào chàng, thiếp đi đây!
Trương Sinh đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chàng lấy tay áo lau nước mắt và bàng hoàng khi thấy tất cả đã biến mất, chỉ còn dòng sông lặng lẽ chảy về biển cả trong bóng chiều đang sẫm lại.
Nhân dân trong vùng lập đền thờ Vũ Thị Thiết ngay bên bờ sông để mọi người luôn nhớ đến nàng, lấy cái chết bi thảm của nàng làm bài học thiết thực, nhắc nhở rằng vợ chồng phải yêu thương, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau thì mới có được cuộc sống hạnh phúc dài lâu.
Hok tốt
Câu chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ kể về cuộc đời và số phận của một người con gái đức hạnh nhưng lại có cuộc đời đầy bi kịch Vũ Thị Thiết. Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông nghèo, mẹ mất sớm, chỉ có hai cha con lương tựa vào nhau mà sống. Cuộc sống tuy có những khó khăn về vật chất nhưng hai cha con luôn sống vui vẻ, hạnh phúc bởi họ dành cho nhau tình cảm yêu thương chân thành. Vũ Thị Thiết là một người con có hiếu, luôn có ý thức phụng dưỡng cha. Cuộc sống có lẽ cứ bình lặng như vậy trôi qua nếu như Vũ Thị Thiết không đến tuổi lập gia đình.
Một ngày nọ có một chàng trai họ Trương, tên Sinh ở làng bên sang hỏi cưới Vũ Thị Thiết. Mặc dù nàng không muốn kết hôn vì không yên tâm để người cha già yếu sống một mình, nhưng trước lời khuyên răn của cha thì Vũ Thị Thiết đã đồng ý lấy Trương Sinh, theo lời cha nàng thì con gái lớn thì phải gả chồng, không thì sẽ phải chịu những điều tiếng khắt khe của xã hội. Hơn nữa, cha nàng có thể tự lo cho mình, nếu nàng lấy chồng thì cha nàng cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc, nếu nàng vẫn cố chấp không chịu lấy thì chính là một đứa con bất hiếu, làm cho cha buồn phiền, bị bà con hàng xóm đàm tiếu, dị nghị.
Một tuần sau Vũ Thị Thiết đã trở thành vợ của Trương Sinh qua một lễ cưới nhỏ. Vì gia đình của nàng và Trương Sinh đều nghèo khó nên cũng chỉ làm mâm cơm đơn bạc mời bà con hàng xóm chung vui. Ngày về nhà chồng Vũ Thị Thiết đã khóc rất nhiều vì phải xa người cha thân yêu của mình, nhưng nàng cũng là một người sống có đạo lí, tình nghĩa, từ khi nàng chấp nhận lời cầu hôn của Trương Sinh thì nàng đã coi Trương Sinh là người chồng mà suốt đời mình sẽ yêu thương, gắn bó. Mẹ của chàng cũng chính thức trở thành mẹ của Vũ Thị Thiết, nàng sẽ chăm sóc, phụng dưỡng người mẹ chồng như chính người mẹ đẻ của mình.