K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

ờ mình chỉ có vài cảm súc thôi 

22 tháng 10 2021

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tương thân, tương ái, mọi người luôn yêu thương và quý trọng nhau . Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí ngàn đời của dân tộc và được gìn giữ trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.

Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.

Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.

Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn bé đi học, bạn bè cùng lứa tuổi cùng chung trường lớp, thầy cô. Chính những nét chung nhất ấy của họ đã giúp họ gắn bó với nhau hơn. Nhờ đó họ càng hiểu nhau, cảm thông cho nhau và giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau. Nhất định cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều quan tâm, yêu qúý nhau. Vì vậy lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn nhau là đức tính, phẩm chất quý báu cần có ở mỗi người.

Lời khuyên nhủ, kêu gọi yêu thương đoàn kết không chỉ đươc nhắc một lần qua câu ca dao trên. Chúng ta còn bắt gặp trong những câu ca dao khác:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Khôn ngoan đối đáp người ngoài 
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc chí Nam, từ cụ già đến trẻ em ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Bởi vì họ đều là dân của đất nước Việt Nam, cùng chịu chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ. Chính vì vậy mà nhân dân ta đã đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau chiến thắng kẻ thù.

Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương lam cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn

22 tháng 10 2021

Liên Ban Nga---------Mát-xcơ-Va

Nhật Bản--------------Tô-Ki-ô

Trung Quốc------------Bắc Kinh

Việt Nam--------------------Hà Nội

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ.

22 tháng 10 2021

uk ko có gì

k là ok r

Thanks bn nhé

Từ láy: phanh phách, ngoàm ngoạp, dún dẩy

Tác dụng: làm cho hình ảnh của Dế Mèn trở nên sinh động, chân thực và biểu cảm, giúp cho việc miêu tả của tác giả trở nên sinh động và lôi cuốn bạn đọc.

22 tháng 10 2021

TL

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

Tác dụng: 

+ Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn..

+ Giúp người đọc, người nghe cảm nhận rõ được sự lợi hại của những chiếc vuốt của Dế Mèn,, cho thấy đôi vuốt của Dế Choắt rất "khủng" (từ thể hiện "phanh phách")..

b Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc..

Tác dụng:

+ Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn..

+ Giúp người đọc, người nghe hình dung được hai chiếc răng to, chắc khỏe, đen nhánh của Dế Mèn (từ thể hiện "ngoàm ngoạp")

c Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

+ Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn..

+ Thể hiện Dế Mèn là một chú dế điệu đà,, yêu chuộng cái đẹp, thích khoe khoang.. (từ thể hiện "dún dẩy")

HT

22 tháng 10 2021

Trong đêm giao thừa có một cô bé bán diêm lang thang trên phố. Em chưa bán được que diêm nào nên không dám về nhà vì sợ bị bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, em ngồi vào trong góc và lấy diêm qua quẹt để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, một chiếc lò sưởi hiện ra, tiếp đó là bàn ăn thịnh soạn, cây thông Nô-en. Đến que diêm thứ tư, bà nội dịu dàng hiện ra trước mắt em rồi vụt mất. Em vội quẹt hết bao diêm nhưng không níu được bà, rồi em thiếp đi và chìm vào giấc ngủ mãi mãi trong cái thời tiết giá lạnh.

22 tháng 10 2021

(2/5-3x)-1/5=4/25   x=?

22 tháng 10 2021

Tô mát E đi xơn

Lép tôn xtoi

Mô rít xơ Mát téc lích

Công gô

hi ma lay a

Niu di lân

22 tháng 10 2021

bạn Bùi Việt Bách viết cho mk hai nhóm nha

22 tháng 10 2021

TL

Tác dụng:

Ở cả hai câu rút gọn được nêu trên thì chúng đều biểu đạt cảm xúc rõ nét nhất, bộc lộ được cảm xúc của người em gái khi phải chia tay anh cho người đọc, đọc vào sẽ hiểu được ngay cảm xúc đó.

Nhớ k nha

HT

- Tác dụng: Nhấn mạnh suy nghĩ đau đớn của người anh với một điều sắp xảy ra: sự chia lìa của hai anh em; đồng thời thể hiện sự mong muốn sống bên nhau mãi mãi của hai anh em Thành và Thủy.

22 tháng 10 2021

TL*

Khung cảnh mà em yêu thích nhất ở quê hương chính là con sông chảy qua cuối làng. Không ai biết con sông ấy tên là gì, nhưng người dân trong làng thường quen mà gọi là “cái sông”. Hai bên bờ sông được người dân đắp đá, xây kè thành từng bậc thang cho tiện đi lại và sinh hoạt. Lúc nào, dòng sông cũng đông vui và náo nhiệt. Bởi, ngay bên bờ sông, là nơi họp chợ của các mẹ, các chị. Tiếng người mua, kẻ bán rộn ràng cả một khúc sông quê. Đến chiều, khi chợ tàn, thì nơi đây là thiên đường cho những đứa trẻ. Chúng tha hồ ngụp lặn trong dòng nước mát rượi. Và khi mặt trời sắp lặn, lại rộn rã các bà, các mẹ đem đồ ra bờ sông giặt. Cứ thế, dòng sông dịu dàng mà làm bạn, gắn kết thân mật với cuộc sống của làng em.

22 tháng 10 2021

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 2

Quê hương em nổi tiếng khắp nơi với khu chợ nổi trên sông. Vốn bởi nơi đây có rất nhiều kênh rạch. Người dân di chuyển chủ yếu bằng thuyền, bằng ghe. Vậy nên, mới thành những buổi họp chợ trên mặt nước. Mới đầu, là để phục vụ người dân, sau nó trở thành một nét văn hóa đặc trưng hấp dẫn bà con tứ xứ đến xem. Trên mặt nước dập dềnh, những chiếc thuyền lớn có bé có tè tựu với đủ thứ mặt hàng thơm ngon, hấp dẫn. Có những chiếc thuyền đơn sơ, mộc mạc như người dân nơi đây. Cũng có những chiếc thuyền được trang trí cầu kì, sặc sỡ để thu hút khách du lịch. Nhưng điểm chung của tất cả những gian hàng di động ấy, chính là tấm lòng đôn hậu, chân chất của người bán hàng. Cả buổi chợ nơi đây lúc nào cũng rộn rã và vui tươi, xáo xào âm thanh người mua kẻ bán. Tất cả cứ lênh đênh, dập dềnh, thật là thú vị

Từ trên sân thượng nhà em, có thể nhìn thẳng ra dòng sông lớn chảy qua ngôi làng. Gọi là sông, nhưng nó lớn và rộng lắm. Những buổi sớm mờ sương, bờ bên kia ảo mộng như là cõi tiên. Nước trên sông lúc nào cũng đong đầy và chảy mãi. Mặt sông gợn sóng lăn tăn trong những buổi gió nhẹ dặt dìu. Hai bên bờ sông, khung cảnh khá hoang sơ và vắng vẻ. Do xung quanh là ruộng lúa, ruộng hoa của người nông dân. Cả vùng trời xanh ấy, chẳng mấy khi được đông vui trừ mùa thu hoạch. Lúc mà khúc sông này vui nhất, chính là vào những buổi chiều muộn, khi những đoàn thuyền chở hàng hóa đi ngang qua. Tiếng còi tàu xé nước lao ngang qua khiến cả vùng trời náo động. Chim chóc trong các vòm cây cũng phải chạy đi. Hôm nào, em cũng lên sân thượng để chờ mong được ngắm nhìn khoảnh khắc tuyệt vời ấy. Thế nhưng, tất cả cũng chỉ là thoáng qua trong phút chốc. Chiếc tàu lướt qua nhanh chóng, chỉ để lại chút dư âm của tiếng vọng trong không khí, cùng những vệt khói trắng lòa xòa trong sương chiều mà thôi.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 4

Bến sông quê hương lúc chiều về.
Chiều về là lúc bến sông quê tôi tấp nập nhất.

Đoàn thuyền chở các bà, các chị từ chợ huyện, chợ tỉnh về cập bến. Các bà các chị được đàn con ùa ra đón. Con lớn đỡ cho mẹ gánh hàng. Con nhỏ vòi mẹ chia quà. Tiếng cười nói rộn ràng cả một khúc sông. Rồi ai về nhà nây. Con thuyền neo vào bến đỗ. Đây cũng là lúc bọn trẻ chăn trâu lùa trâu xuống tắm. Bọn trẻ tắm cho trâu, rồi bọn trẻ giỡn nước. Chúng té nước cho nhau. Chúng chơi trò đánh trận. Một đứa kiếm đâu được trái bóng tròn. Thế là chúng ném bóng cho nhau. Một ý kiến được cả bọn chấp nhận: chơi bóng nước. Chúng chia làm hai phe, chuyền bóng cho nhau. Phe nào chuyền được 6 chuyền là thắng. Phe thua phải cõng phe thắng chạy dọc con sông suốt từ bến tắm đến tận gốc đa. Bến sông quê tôi cứ rộn ràng như vậy cho đến lúc mặt trời lặn phía chân trời mới có chút bình lặng.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 5

Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 6

Dưới chân Tháp Bà Ponaga, dòng sông Cái hiền hoà chảy ra biển. Hai bên bờ sông, nhà cửa lô nhô. Lác đác, vài cụm dừa mọc choài ra sông, tàu lá lao xao trong gió. Giữa sông, cù lao Hải Đảo rợp bóng dừa như một ốc đảo xanh lục giữa làn nước xanh lam. Cầu Bóng bắc qua sông nườm nượp xe cộ. Dưới chân cầu, nơi con sông đổ ra biển là cầu Cá. Thuyền đi biển sơn hai màu xanh đỏ, đậu san sát gần một mỏm đá nối lên như hòn non bộ. Vài chiếc tàu máy chạy trên sông. Tiếng còi ô tô gay gắt lẫn tiếng ghe máy chạy ì ầm làm dòng sông ồn ã lên. Nắng trưa bàng bạc lên dòng sông, mặt nước sông như dát một thứ ánh kim xanh biếc màu trời. Con sông, cửa biển và bến thuyền gắn bó bao đời là một trong những cảnh đẹp của thành phố Nha Trang được nhiều người biết đến.

Tham khảo: Văn mẫu lớp 5: Tả cảnh buổi chiều trên dòng sông quê em

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 7

Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,... Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước. Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, mang nặng nghĩa tình của con sông đối với người và đất miền Tây.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 8

Những buổi sáng đẹp trời, nhất lại là những ngày phiên chợ, dòng sông mới nhộn nhịp làm sao! Quê em chợ huyện họp một tháng bốn phiên vào chủ nhật hàng tuần. Những ngày đó, dòng sông là một ngày hội. Ngay từ sáng sớm, khi mặt trời chỉ mới ló lên sau rặng tre phía xa thì từng đoàn thuyền đã đưa các bà, các chị lên chợ huyện, cách làng em chừng nửa tiếng đi đò. Những ngày nghỉ học, em được chị hai cho đi theo. Thuyền đi trong sương sớm, ngồi trên thuyền, các bà các chị không ngớt lời trò chuyện. Dòng sông vang lên tiếng người cười nói. Từng đoàn thuyền đánh cá dong buồm thả lưới trăng xóa cả dòng sông. Những tiếng hò, tiêng hát vang lên như gọi mặt trời thức dậy. Những ngày không đi chợ cùng chị, em lại cùng các bạn đi cào hến, dậm trai ở ven sông. Những bữa được nhiều, em lại mang cho cu Tít hàng xóm, thằng bé không may bị bại liệt hai chân sau một trận sốt ác tính. Mặt trời lên, dòng sông trở lại cảnh tĩnh yên của đồng quê. Nước trôi, cuốn theo những cụm bèo lục bình. Bình yên, phẳng lặng như cuộc sống thanh thản chốn làng quê.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 9

Quê hương em nằm bên bờ sông Đuống hiền hòa. Mỗi sớm mai, mặt sông phẳng lặng như gương. Dòng sông giống hệt dải lụa mềm mại trải dài tít tắp. Thấp thoáng trong sương mù, từng đoàn thuyền đang từ từ rời bến. Phóng tầm mắt ra xa, hai bên bờ sông, những bãi ngô, rặng tre xanh mờ mờ. Từ trên đê nhìn xuống, những dãy thuyền chài neo đậu san sát, đang nổi ánh lửa ban mai. Chỗ bến đò, tiếng cười nói xôn xao, tiếng mái chèo khua nước ven sông, người lên bến, xuống thuyền nhộn nhịp như mắc cửi. Mặt trời đã lên. Ánh nắng rực rỡ chiếu lấp lánh làm cho dòng sông rạng rỡ giống như người thiếu nữ đầy sức sống. Sông Đuống quê em đẹp như một bức tranh. Dòng sông là người bạn thân thiết gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 10

Dọc theo hai bên bờ sông là hai hàng cây xanh tươi đang rì rào trong gió. Nước sông đang lững lò' đưa dòng về biển cả. Thỉnh thoảng, những chiếc lá trôi theo dòng nước như những con thuyền bé nhỏ đang dập dềnh trên sóng nước mênh mông. Xa xa, sau khúc quanh co của dòng sông, những con thuyền đang kéo lưới, tiếng gõ cộc cộc vào mạn thuyền, tiếng cá quẫy tùng tăng, tiếng nói cười ríu rít,... Tất cả đã làm cho dòng sông quê em trở nên nhộn nhịp đến lạ thường. Dòng sông quê em đã gắn bó với bao người dân ở đây rất thân thương. Sông gắn bó với tuổi thơ của em. Em yêu sông nhiều lắm.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 11

Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 12

Mảnh đất đồng bằng bắc bộ có con sông Hồng đỏ nằng phù sa bồi đắp tự ngàn năm trước. Con sông cứ tự nhiên gắn liền với cảm hứng nghệ thuật và chẳng thể tách rời cuộc sống lam lũ và bao nhọc nhằn của người nông dân. Dòng sông như con người vậy. Đôi khi trầm lặng ánh chiếu sự bình yên của xóm làng với nhịp nước lặng lờ trôi. Có khi vào mùa nước lũ, sông gồng mình lên như sóng nước cuồn cuộn. Nước đục ngầu như da mặt ai lúc cáu gắt, bẩn tính. Con đê lúc này cũng phải chống lưng ngăn những cuộn sóng dữ dội. Sông Hồng thay đổi tính các đến khó lường người dân quê em vẫn luôn nhớ về nơi cố hương hay trái gió giở trời ấy. Dòng sông mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc tựa những con người Việt Nam. Dù đi đâu, dòng sông vẫn nhẹ trôi màu vĩnh cửu của thời gian,nguồn nước ngọt ngào nuôi dưỡng mảnh kí ức của em.

đấy cho mi nhớ vote

TL:

Câu nói này là của Lý Thông , mang mục đích là nịnh nọt , lấy lý do để Thạch sanh đi canh miếu thờ thay mình .Mik nghĩ vậy nếu sai bạn thông cảm cho mik còn nếu đúng k cho mik nha 

                     ~HT~

22 tháng 10 2021

thái bình

yên bình

22 tháng 10 2021

Làng em rất yên bình

Vì một thế giới ko có chiến tranh

HT

Những ngày nghỉ nhằm giãn cách xã hội trong đợt dịch bệnh Covid19 vừa qua đã đem đến cho em những kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc

22 tháng 10 2021

TL;

Sáng lúc nào cũng vội mang sách vở học online và ghét nất là khi học mạng đơ

Ht