K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

 1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

- Mị Nương đáng trách nhưng cũng đáng thương. 

23 tháng 10 2021

Mị Nương thơ ngây trong sáng, bị Trọng Thủy lừa gạt trộm nỏ diệt thành, rồi lại rắc lông vũ để mua dây buộc mình, hại chết bố ruột là An Dương Vương. Mị Nương cuối cùng đã chết bị hóa thành ngọc trai để rửa sạch mối thù gia tộc.

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

26 tháng 10 2021

câu hỏi hay :))

23 tháng 10 2021

Em sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển. Tuổi thơ gắn liền với sông nước, mùi của muối, mùi của biển khơi. Nơi đây khung cảnh đẹp đẽ, giản dị và thật yên bình, luôn dang rộng vòng tay đón những người con xa xứ quay về.

Địa phương em, một làng chài nhỏ ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long, không gian rộng lớn và thoáng đãng. Ban ngày gió từ biển thổi vào mát rượi, ngồi ở ngoài hiên nhà đan lưới đánh cá cùng mẹ mà cảm nhận từng hơi gió biển luồn vào tóc, cảm giác yên bình không nơi đâu có được. Vùng quê của em, đẹp nhất là vào những buổi bình minh lên, khi mà mặt trời bắt đầu lật tấm màn buổi đêm và thức dậy, mặt biển chuyển từ màu đen huyền bí về với màu xanh hiền hòa, những con sóng vỗ vào bờ, sủi bọt trắng xóa. Phía đằng Đông, ông mặt trời rực lửa nhô lên từ mặt biển khơi, cả một vùng trời nhuộm màu vàng cam, gơn ánh hồng. Một luồng ánh sáng từ từ tỏa chiếu xuống những bãi cát vàng. Xa xa, những con thuyền của bà con đã trở về sau một đêm đánh bắt, cánh buồm in ánh nắng hắt lên mặt biển nhìn thật thơ mộng, khung cảnh làng quê lúc ấy không khác gì một bức tranh thủy mặc trữ tình. Thỉnh thoảng cũng có vài bác nhiếp ảnh gia đến ghé thăm làng, ai cũng phải chụp đươc một tấm ảnh bình minh mới yên tâm ra về. Bình minh nơi đây lạ lắm, không như bình minh ở các khu biển khác, bình mình bắt đầu sớm hơn nhưng lại kéo dài rất lâu và những chiếc thuyền đổ về tựa như một ngày hội mới. Thoáng xa xa những con thuyền, nhắm mắt lại nghe tiếng sóng vỗ rì rào và tiếng gió, tiếng chim đâu đó như một bản tình ca của quê hương thân thuộc, mở mắt đã thấy thuyền cha cập đến bến. Cha mình trần chuyển những thùng tôm cá đầy ắp đánh được đêm qua, người vẫn còn mặn mòi vị muối biển. Con người làng chài là thế, chất phác, mộc mạc mà chân thành. Cha khen quê mình đẹp quá, người từ đất liền nhìn ra thấy bình minh rực rỡ cánh buồm, người từ biển nhìn vào lại thấy cả một vùng quê yên bình bắt đầu thức giấc, những chị mẹ ra đón chồng con đi đánh bắt về, ánh nắng hắt vào mặt vàng óng và đượm tình, thế mới thật là đẹp!

Vùng quê em giản dị và yên bình là thế, mỗi sáng ngắm cảnh bình minh rực rỡ đã thấy lòng tràn đầy năng lượng và tâm hồn thư thái biết bao nhiêu. Em rất yêu làng chài quê em.

23 tháng 10 2021

Quê hương là nơi ra cất tiếng khóc chào đời, nơi chứng kiến từng bước trưởng thành và là nơi đi về rất đỗi bình yên của mỗi người. Bởi thế mà ta yêu hơn cả từng con đường, từng hòn đất và hơn cả là niềm tự hào về những cảnh đẹp của quê hương. Với tôi, tôi rất yêu và thích cảnh đẹp của khu sinh thái núi Ngăm ở quê tôi.

Khu sinh thái núi Ngăm cách Hà Nội 90km, cách trung tâm thành phố Nam Định 12km và nằm gần quần thể di tích Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản. Dọc theo quốc lộ 38B ta sẽ đến với mảnh đất tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng. Vượt qua cảnh cổng màu vàng đồ sộ, bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng trước với khung cảnh có một không hai ở đây.

Phía bên tay phải là một nhánh sông nhỏ mà nước mùa nào cũng trong veo, hiền hòa. Ven sông là cánh đồng lúa bát ngát, vào mùa hè lại chín vàng ươm, tỏa hương thơm thân thuộc của ruộng đồng quê hương. Ở phí bên tay trái chính là ngọn núi Ngăm phủ đầy thông. Càng đi lên cao, khách du lịch lại được tận hưởng không khí thoáng đãng dưới đồi thông vi vu trong gió ngàn.

Nơi đây còn có dòng suối nhỏ chảy từ trên núi xuống. Một dòng nước trong veo và mát lành khiến ai cũng cảm thấy mát mẻ giữa những ngày hè oi bức. Ngồi trên núi, lắng nghe tiếng suối chảy róc rách trong tiếng gió ngàn thì mọi mệt nhọc, lo âu về cuộc sống như được xua tan, nhường chỗ cho sự thanh thản và an nhiên.

Hè về cũng là mùa sen nở. Ở chính giữa khu sinh thái là một hồ sen lớn, xanh tốt xum xuê. Dưới ánh nắng chói chang của ngày hè, sắc hồng thắm của những bông hoa càng trở nên lung linh và rực rỡ. Ngay cạnh đó là vườn trồng hoa hướng dương với những cây hoa cao quá đầu người, bông hoa to bằng hai bàn tay người lớn nở bung về phía mặt trời. Hương thơm của các loài hoa cùng hương nắng, hương gió của mảnh đất nơi đây đã tạo nên một mùi vị rất đặc biệt, làm mê lòng bao người nơi đây.

Bân cạnh đó, khu sinh thái núi Ngăm còn là nơi vui chơi bổ ích, lí thú cho mọi người. Có rất nhiều trò chơi giải trí như trượt patin, xích đu, đạp xe đạp hay là đùa nghịch trong làn nước mát nơi bể bơi. Du khách cũng được thưởng thức những món ăn đồng quê, đặc sản nơi đây.

Khu du lịch sinh thái núi Ngăm rất đẹp khiến ai đã từng đến đây đều muốn quay trở lại. Là những người con quê hương, mọi người hãy chung tay bảo vệ và phát triển khu du lịch này.

Tích đi mà

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc I đoạn trích:           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc I đoạn trích:

           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

            Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

                                                                                                                                         (Trích Thánh Gióng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu  những sự việc tiêu biểu được kể lại trong đoạn trích trên?

Câu 3. Liệt kê các chi tiết miêu tảsự thất bại của quân giặc được nói đến trong đoạn trích?

Câu 4. Nêu hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong câu văn: Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào?

Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về chi tiết:  Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời?

Câu 6. Anh/chị hãy nhận xét thông điệp của tác giả được thể hiện qua đoạn trích?

 

2
23 tháng 10 2021

Định cho người ta làm hộ luôn bài kiểm tra à

23 tháng 10 2021
Ừ đúng là bài kiểm tra nhưng được ra về nhà

Câu 1 : Cậu bé ước được làm chủ nông trai .

Câu 2 : Vì thầy nói rằng em có chỗ  ở không ổn định , thực tế em thì nghèo khó cần làm chủ có được doanh trại phải cần nhiều tiền để mua được . 

Câu 3 : Cậu đã nghĩ ngợi mãi .

Câu 4 : Câu chuyện muốn nói lên có thể tin vào sức mình nhưng chúng ta không cần ai giúp thì là khiến chúng ta làm được .

23 tháng 10 2021

ai giúp mk câu 5 dc không 

23 tháng 10 2021

Câu 2: Thầy giáo cho cậu 1 điểm về bài văn của cậu vì thầy nghĩ nó không có cơ sở thực tế, cậu bé không có tiền, lại xuất thân từ gia đình không có chỗ ở ổn định

23 tháng 10 2021

Câu 3: Cậu bé về nhà nghĩ, sau đó đến gặp thầy giáo mình, cậu nói với thầy là thầy giữ điểm 1 của thầy còn  cậu bé thì vẫn ước mơ được làm chủ trang trại ngựa

Tiếng Việt 5- ĐỀ 6Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau: a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc… b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến...
Đọc tiếp

Tiếng Việt 5- ĐỀ 6

Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

 a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc…

 b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời…

Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau:

a) Vui vẻ.

b) Phấn khởi.

c) Bao la.

d) Bát ngát.

g) Mênh mông.

Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với các câu tục ngữ, thành ngữ sau:

a) Gạn đục, khơi trong

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh.

d) Anh em như thể tay chân

 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

4
23 tháng 10 2021

nhiều thế, giết người à. Đặt từng câu  một ở từng câu hỏi á............

Bài 2:

a) Vui vẻ: hôm nay t ko đc vui vẻ

...............................................

b) Phấn khởi : An phấn khởi vì xắp đc đi du lịch

................................................

c) Bát ngát : Cánh đồng bát ngát

..............................................

d) Mênh mông:  Biển cả mệnh mông

................................

23 tháng 10 2021

Bài 3:

 

a)  Gạn đục   khơi   trong

b)  Gần mực thì  đen , gần đàn thì rạng

c)  Ba chìm bảy  nổi  , chín lênh đênh

d)  Anh   em như thể tay chân

Rách  lành đùm bọc dở   hay  đỡ đần

mk lm bài 3 rồi đó, vừa nãy bn TMN.... gì gì đấy, bn lm thiếu ở phần bài 3 là dở  và  hay

~~HT~~

23 tháng 10 2021

Chủ quyền dân tộc luôn là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của thời điểm hiện tại mà ngay cả trong những ngày quá khứ xa xưa. “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ông cha.

Về xuất xứ của bài “Sông núi nước Nam” có rất nhiều ghi chép khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung đó là: bài thơ ra đời gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc. Vì có nhiều giả thuyết khác nhau về sự ra đời của tác phẩm nên bài thơ thường được để khuyết danh. “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang hai nội dung lớn: Khẳng định độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó.

Hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cơ sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Trước hết về chủ quyền, Đại Việt là đất nước có chủ quyền riêng, điều này được thể hiện rõ qua cụm từ “Nam đế cư”. Trong phần dịch thơ được dịch là “vua Nam ở”. Ở đây chúng ta cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đế và vua, vì đây là hai khái niệm rất khác nhau. “Đế” là duy nhất, toàn quyền, có quyền lực cao nhất; “Vua” thì có nhiều, phụ thuộc vào đế, quyền lực xếp sau đế. Bởi vậy, khi sử dụng chữ đế trong bài đã khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam, đồng thời khi sử dụng “Nam đế” thì mới sánh ngang hàng với “Bắc đế”, độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế.

Về cương vực lãnh thổ, nước ta có cương vực riêng đã được quy định ở sách trời. Căn cứ vào thiên thư nước ta nằm ở phía nam núi Ngũ Lĩnh thuộc địa phận sao Dực và sao Chẩn. Dựa vào sách trời để khẳng định chủ quyền của đất nước rất phù hợp với tâm lý, niềm tin của con người ngày xưa (tin vào số phận, mệnh trời) bởi vậy càng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đồng thời sách trời ở đây cũng tương ứng với chân lí khách quan, qua đó tác giả cũng ngầm khẳng định sự độc lập của đất nước ta là chân lý khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan.

Hai câu sau khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa kinh miệt “nghịch lỗ” – lũ giặc làm điều trái ngược, để gọi những kẻ đi xâm lược. Ngoài ra để vạch trần tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh, tác giả còn đưa ra hình thức câu hỏi “như hà” (cớ sao). Bởi điều chúng làm là phi nghĩa, đi ngược lại chân lý khách quan nên tất yếu sẽ chuốc lại bại vong. Câu thơ cuối vừa có tính chất khẳng định, vừa như là lời răn đe, cảnh báo trước hành động xâm lược của chúng: các người sẽ chuốc lấy bại vong hoàn toàn khi xâm lược Đại Việt.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc và cô đọng. Tác phẩm chỉ có hai mươi tám chữ nhưng lại ẩn chứa những tư tưởng và tình cảm lớn: khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc và nêu lên quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập đó. Ngôn từ cô đọng, giàu sức gợi cảm: nam đế cư, nghịch lỗ, như hà… Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm và biểu ý: bài thơ thiên về nghị luận trình bày nhưng ẩn sâu bên trong là những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả. Giọng thơ trang trọng, hào hùng, đầy tự tin.

Bài thơ ngắn gọn, hàm súc mà chưa đựng những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp. Văn bản là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta về độc lập, chủ quyền của đất nước. Tác phẩm đã tạo niềm tin, sức mạnh chính nghĩa cho nhân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

23 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Cuối năm 1076, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Dưới quyền thống lĩnh của Thái uý Lí Thường Kiệt, quân Nam chặn giặc tại phòng tuyến sông Cầu, và đến tháng 3 năm 1077, đánh tan quân giặc. Truyền thuyết kể rằng, để khích lệ ý chí chiến đấu của quân ta và làm tan rã tinh thần quân giặc, Lí Thường Kiệt cho đọc bài thơ sau đây giữa đêm khuya trên bờ sông cầu.

Mở đầu là câu thơ khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

(Sông núi nước Nam, vua Nam ở)

Nam quốc là nước Nam, xưng là quốc để xóa sạch ấn tượng bị trị trong thời kì Bắc thuộc. Từ thế kỉ X, Ngô Quyền đã đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, thiết lập một nhà nước độc lập, tự chủ, nhưng bọn phong kiến phương Bắc vẫn xem đất nước ta là một quận, huyện thuộc Trung Quốc, như đã sắc phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương. Cho nên vào. thời Lí, việc xưng Nam quốc, Nam đế có ý nghĩa lịch sử đặc biệt.

Câu thơ nhấn mạnh một chân lí đơn giản, hiển nhiên nhưng đầy chiều sâu lịch sử sau mười thế kỉ đấu tranh của dân tộc ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bình đẳng dân tộc.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Biên giới rõ ràng có ghi tại sách trời.)

Tiệt nhiên là rành rành, có đạo lí chính đáng không thể di dịch được; định phận là danh phận đã được xếp đặt, không thể xáo trộn được. Chủ quyền của vua Nam trên đất nước là việc có ghi sẵn trong sách trời. Thiên thư định phận cho nước Nam có bờ cõi riêng, đó là điều tiệt nhiên, là chân lí hiển nhiên.

Nếu câu thơ đầu nhấn mạnh chân lí do con người quy định, thì câu thứ hai mang tính chất thần linh chủ nghĩa, một niềm tin gần như tuyệt đối trong thời phong kiến, ý thơ như báo trước thế thắng bại giữa ta và địch. Ta sẽ thắng chẳng những do tài sức chính mình, mà còn do ý trời. Địch sẽ bại vì hành động phi nghĩa của chúng.

Chân lí Nam quốc sơn hà được củng cố thêm bằng sức mạnh siêu nhiên thiên thư định phận, nhằm khẳng định niềm tin chiến thắng của ta.

Bài thơ là quyết tâm bảo vệ đất nước, khẳng định thất bại tất yếu của địch:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

(Sao mà bọn giặc lại tới xâm phạm?)

Như hà là làm sao, nghịch là trái ngược, lỗ là bọn mọi rợ. Đây là một câu hỏi bao hàm thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ. Ngạc nhiên vì chúng tự xưng là thiên triều sao lại làm trái mệnh trời; khinh bỉ vì chúng tự phụ là một nước có văn hiến hàng đầu, là Trung Hoa, tinh hoa của mọi dân tộc, sao lại hành động như kẻ mọi rợ, ỷ mạnh hiếp yếu.

Tư thế của ta vững vàng: Ta giữ gìn biên cương, bảo vệ đất nước với đầy đủ danh phận, rõ ràng chính nghĩa. Chúng là giặc, làm trái lòng trời, làm điều càng rõ phản nghịch. Giọng thơ hùng hồn, lời thơ dõng dạc tố cáo dã tâm của giặc, vừa sỉ vả, miệt thị bọn xâm lược với tư thế kẻ bề trên nắm lẽ phải trong tay, mắng bọn ngu xuẩn, tham lam đáng khinh miệt.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Lũ bây hãy xem sẽ ôm lấy thất bại, hư hỏng)

Nhữ đẳng là cùng một lũ bây, khan tức khán là xem, thủ là nhận lấy, bại là hỏng, thua, hư là trông không, không vào đâu cả. Câu thơ là câu trả lời, nhưng không trả lời trực tiếp mà báo trước cho chúng biết số phận thua trận tan tành không manh giáp của chúng.

Câu thơ cuối cùng nối tiếp mạch thơ của ba câu trên. Không thông được chân lí của nhân gian, cũng không hiểu thiên lí của trời đất, dẫn quân xâm lăng nước người, chúng bay rồi chống mắt xem sự bại vong, tan tác một cách nhục nhã.

Bài thơ khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta từ nghìn năm trước. Quyền độc lập, tự chủ này được phát triển cụ thể trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (Mỗi bên hùng cứ một phương...), và trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập...)

Truyền thống lịch sử ấy xác định một chân lí: dân tộc ta luôn luôn chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự chủ trên tư thế chính nghĩa. Bọn phong kiến phương Bắc đã mười lăm lần xâm lược nước ta, gần đây là thực dân Pháp rồi đế quốc Mĩ, nhưng cuối cùng chúng cũng thất bại, bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi. Quả thật tinh thần quật khởi chống xâm lược ấy được phát huy từ tinh thần Nam quốc sơn hà Nam đế cư vậy.

23 tháng 10 2021

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

22 tháng 10 2021

mấy cái bn kia

đây là phần câu hỏi của ng ta

đừng cs mà đem ra lm cái chợ nhé

ko TL đc thì next

thik thì vào trang riêng mà ib

ở đây lỡ bị khóa phần câu hỏi này là mất bài của ng ta à?

lm ko chịu suy nghĩ 1 tý ik

22 tháng 10 2021

anh ơi anh có biết cách xóa bài đăng phần hỏi bài ko ạ