Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu với chủ đề ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 có sử dụng đại từ và gạch chân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài:
- Giới thiệu bài ca dao:
2. Thân bài:
– Bài ca dao trước hết khẳng định, ngợi ca công lao trời biển của cha mẹ
+ Nghệ thuật so sánh được sử dụng triệt để, hình ảnh so sánh to lớn, vĩ đại núi ngất trời, nước biển Đông -> nhấn mạnh công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ đối với mỗi con người.
+ Sự tinh tế, chính xác trong việc sử dụng từ ngữ: công cha, nghĩa mẹ. Hình ảnh người cha bao giờ cũng hiện lên tầm vóc phi thường với công lao to lớn, còn hình ảnh người mẹ lại thường hiện lên với tình cảm dạt dào, vô bờ, như nước ngoài biển Đông không gì đo đếm được.
-> Biện pháp so sánh đối xứng đã hai hình ảnh kì vĩ vừa cụ thể vừa sinh động, ca ngợi công lao trời bể của mẹ cha
- Bài ca dao nhắc nhở chúng ta hãy suy nghĩ, thấm thía công lao của cha, cả mẹ
Video Player is loading.
This is a modal window.
The media could not be loaded, either because the server or network failed or because the format is not supported.
Play
- Hai câu thơ cuối tha thiết ngọt ngào. Phận làm con phải biết ghi lòng tạc dạ công lao của cha của mẹ
- "cù lao chín chữ" để nói lên công lao to lớn của bậc sinh thành nuôi dưỡng nâng nui, chăm sóc dạy bảo con cái lớn khôn
- Làm con phải luôn luôn ghi nhớ công ơn cha mẹ, phải têu thương, chăm sóc hiếu thảo với cha mẹ.
– Yêu thương và thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn, vất vả của cha mẹ.
– Biến nhận thức, tình cảm thành hành động cụ thể: quan tâm, chăm sóc cha mẹ, không làm những điều để cha mẹ phiền lòng, phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, sức yếu.
– Liên hệ bản thân:
3. Kết bài:
- Khẳng định lại nội dung bài ca dao
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sẽ nghĩ rằng nếu được sống trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bố mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời” và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bốn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.
Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành của bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
đây nha bn:
Khi tiếng dàn đồng ca mùa hè râm ran trên khắp những tán lá mang theo cái nắng oi ả đặc trưng của những này hè xuất hiện trên khắp các đường phố đó là khi tôi phát hiện ra lại một mùa hè nữa đến.
ôi trở nên đoàn kết, gắn bó chặt chẽ. Chỉ còn mùa hè năm nay thôi, mùa hè cuối cùng chúng tôi có thể ngắm trọn vẹn mùa phượng nở tại ngôi trường này với tư cách là một thành viên của nó. Năm tháng đã rèn giũa chúng tôi trở nên mạnh mẽ, trưởng thành, biết lo cho việc học hành, cho tương lai, cho những dự định và hướng đi của mình. Nhưng trên hết, chúng tôi vẫn cần sự chỉ bảo, dạy dỗ, dẫn dắt của các thầy các cô. Một năm học dài cũng đã qua, chúng tôi trước hết đã vượt qua được những thử thách đầu tiên sau kì thi học sinh giỏi vừa rồi. Có những nụ cười cũng có những giọt nước mắt nhưng quan trọng nhất là chúng tôi đã được rất nhiều kinh nghiệm, tình cảm gắn bó dành cho nhau. Hè năm nay mang cho tôi những cảm xúc thật khác. Vui vì sắp được nghỉ hè nhưng cũng buồn vì sắp phải xa bạn bè. Điều đó đã chứng tỏ, chúng tôi không chỉ là bạn bè, hơn thế nữa chúng tôi là những người anh em và cô giáo, cô chính là người mẹ đã dẫn dắt chúng tôi đến ngày hôm nay. Ở năm học sau, chúng tôi sẽ phải trải qua rất nhiều thử thách nhưng chúng tôi luôn cố gắng giữ cho nhau những kỉ niệm đẹp để sau này sẽ mãi nhớ về. Tôi muốn mình sẽ bước ra khỏi ngôi trường đã gắn bó với mình bốn năm này trong sự tự hào, hạnh phúc vì đã góp một phần nào đó vào bảng thành tích của trường cũng như tâm trạng của tôi khi bước ra khỏi trường cấp một với niềm hãnh diện vì được trở thành học sinh của Văn Lang. Chỉ một mùa hè nữa thôi, một mùa phượng nở nữa chúng tôi sẽ phải chia tay trường, chia tay các thầy các cô. Chúng tôi như những người sắp sang sông, còn những người ở lại chính là những người lái đò thầm lặng nhìn chúng tôi đến được bến bờ mà chúng tôi mong ước. Rồi các thầy các cô sẽ đón những học trò mới, cũng có những người sẽ nghĩ hưu nhưng đối với chúng em, những người đi đò sẽ không bao giờ quên những mái chèo đầu tiên, những thử thách chông gai mà các thầy các cô dìu dắt chúng em qua. Cảm ơn những tiếng ve, tiếng hè đã mang lại cho tôi những cảm xúc về những này tháng tươi đẹp bên ngôi trường này.
@Học tốt!
Ngày 20/10 là ngày để thể hiện lòng thành kính đối với các thầy cô, những người lái đò thầm lặng. Trong ngày này, có rất nhiều các hoạt động ngoại khoá và hoạt động thi đua dạy tốt được diễn ra sôi nổi. Học sinh cũng thể hiện lòng kính trọng đối với thầy cô bằng nhiều cách khác nhau: tặng hoa, tặng quà,... Tình thầy trò cũng từ đó mà gần gũi hơn, thân thiết hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp các thầy cô thể hiện những tài năng của bản thân ngoài việc dạy như: ca hát, múa, hội hoạ...
Từ ghép: biết ơn, kính trọng
Từ láy: sôi nổi, gần gũi, thân thiết
3 cụm danh từ: lòng thành kính, các hoạt động ngoại khóa, các thầy cô...
Trong những kỉ niệm của em thì kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là ngày mà em không thể nào quên. Nó đã để lại cho em nhiều điều thú vị và đặc biệt là một bài học đáng nhớ. Em vốn là một học sinh khá giỏi trong lớp, được thầy bạn quý mến. Vào ngày 20 tháng 11, em mang một bó hoa lớn và một món quà cũng lớn đến tặng cô Yến - Giáo viên chủ nhiệm lớp em, ai nhìn món quà cũng phải trầm trồ khen ngợi, em rất lấy làm hãnh diện. Các bạn học sinh khác cũng ùa vào tặng hoa cho các thầy cô. Bỗng Nhi - đứa bạn thân của em nói: “Mày không tặng quà các thầy cô giáo khác à? Sao mày tặng mỗi cô Yến thôi vậy?”. Em nghe Nhi nói thế thì ra vẻ không hài lòng: “Các thầy cô chỉ dạy môn phụ thôi, tặng quà làm gì!”. Lúc đó, cô Yến đi ngang qua, cô liền nhẹ nhàng đến bên và nói: “Hoa này, các thầy cô dù dạy môn chính hay phụ đều đem đến cho em nhiều kiến thức bổ ích. Chính vì vậy, em nên kính trọng, yêu quý tất cả các thầy cô”. Nghe cô nói mà em cảm thấy cay cay ở khóe mắt, em tự trách bản thân tại sao lại có những hành động như vậy. Không cần suy nghĩ thêm nữa, em vội chạy thật nhanh về phía cửa hàng bán hoa mua thật nhiều hoa để tặng thầy cô giáo. Làm xong, em cảm thấy thật tự hào và vui. Ngày hôm ấy là ngày mà em không thể nào quên được.