viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về lợi ích về việc làm việc nhóm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện tại thì, làm việc nhóm là một phần rất thiết yếu trong cuộc sống. Chúng ta làm việc cùng rất nhiều người mỗi ngày. Đồng nghiệp là một người mà chúng ta làm việc và chia sẻ nhiệm vụ cùng nhau. Theo quan điểm của tôi thì những tính cách quan trọng nhất của một người đồng nghiệp là những điều sau. Thứ nhất, một tính cách quan trọng là sự tin cậy. Vì chúng ta thường có nhiều vấn đề trong công việc, thật tốt khi có ai đó để giúp đỡ mình. Một người đồng nghiệp có thể tin tưởng có thể giúp đỡ chúng ta với những vấn đề mà chúng ta không giải quyết được. Nếu chúng ta nghỉ làm, họ có thể hỗ trợ những việc chúng ta đang làm dở và quyết định đúng đắn khi không có chúng ta. Một tính cách khác là trách nhiệm. Thực tế, không ai muốn làm việc cùng một người đồng nghiệp vô trách nhiệm. Sẽ là một ác mộng nếu đồng nghiệp không làm gì và để bạn gánh vác tất cả mọi việc. Nói cách khác, một đồng nghiệp có trách nhiệm là người không chỉ làm việc của họ mà còn giúp đỡ bạn khi họ hoàn thành công việc. Một đồng nghiệp có trách nhiệm có thể giúp đỡ người khác làm việc hiệu quả bằng việc giúp đỡ ngoài việc họ đã hoàn thành. Tóm lại, như tôi đã nêu ra, một người đồng nghiệp cần phải tin cậy và trách nhiệm. Một người đồng nghiệp sở hữu những tính cách này chắc chắn sẽ giúp nâng cao tiến độ công việc và lợi ích cho đồng nghiệp.
Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.
Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng.
Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh cần phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác…; học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân học sinh nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…
Chỉ khi nào mỗi người phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.
Cây chuối là một trong những loại cây vô cùng thân thuộc với những gia đình ở vùng thôn quê. Quanh làng, xã em hầu như nhà ai cũng có một vài cây chuối sau vườn.
Chuối dễ sống, ít công chăm bón mà lại mang nhiều lợi ích phục vụ cho cuộc sống chính vì vậy, nó phổ biến cũng là điều dễ hiểu.
Người xưa có câu: “trước cau sau chuối”, cây chuối vì thế xuất hiện nhiều ở sau vườn, chứ chẳng mấy khi thấy nó um tùm trước nhà. Chuối sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, và tốt nhất là những nơi ven sông hoặc vùng đất ẩm.
Cây chuối mọc từng cây, nhưng nó thường sống thành 3-4 cây san sát nhau. Chuối sở hữu một màu xanh mướt từ lá đến thân, lá xòe bản to che mát một vùng, thân được tạo bởi các bẹ chuối từng lớp từng lớp bao bọc phần lõi non nhỏ ở trong cùng. Còn nhớ hồi nhỏ, em và lũ bạn thường dùng lá chuối để che mưa, trú mưa…
Cây chuối trưởng thành có thể cao từ 2-3 mét tùy loại, rồi nở hoa, người ta thường gọi là bắp chuối, nó có màu tím trông như hình quả bắp nhưng ú hơn nhiều. Từ bắp chuối sẽ trở thành quả chuối, sắp thành từng nải, mỗi buồng có từ 5, 7 thậm chí 10 nải hoặc hơn nữa. Có một điểm đặc biệt về cây chuối đó là loài cây này không có cành, mỗi thân cây, lá và hoa, quả thôi.
Em rất thích ăn chuối, nhất là chuối lùn, quả to ngọt, mềm, rất dễ ăn, nó lại còn bổ dưỡng nữa. Ở quê em, chuối được ăn như một món tráng miệng quen thuộc mà kể cả người già hay trẻ em đều có thể thưởng thức.
Chuối không chỉ có giá trị bởi quả ngon, bổ dưỡng, mà từ chuối có thể tạo nên nhiều dạng thực phẩm khác như chuối sấy (thành snack), chè chuối, kẹo chuối,… Bắp chuối thì có thể chế biến thành gỏi, nấu canh rất ngon, thân chuối thường được sử dụng làm thực phẩm cho lợn. Trong khi đó, lá chuối để gói bánh, món bánh truyền thống bánh chưng bánh giầy cũng được gói từ lá chuối.
Cây chuối mang lợi ích về kinh tế và nó cũng rất hữu ích cho cuộc sống con người. Còn với em, nó còn như một người bạn. Từ nhỏ em và lũ bạn thân đã biết dựng nên ngôi nhà nhỏ lợp đầy lá chuối, cửa nhà treo đầy dây chuối (được cắt nhỏ theo chiều dọc của thân chuối), rất đẹp, đến bây giờ em vẫn còn nhớ. Hồi đó chỉ mong đến giờ tan học để chạy về rúc vào ngôi nhà nhỏ bé mà chính bản thân mình trang trí. Cây chuối vì thế gắn với tuổi thơ, nằm trong ký ức đẹp đẽ của em, mà mỗi khi nhớ về em chỉ ước mình được một lần ngắm nhìn lại ngôi nhà bé xinh bằng lá chuối của ngày đó….
Ngày nay, dù xã hội đã phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, người nông dân có đất để làm ăn kinh tế, trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp năng suất cao thì cây chuối vẫn hiện hữu đâu đó quanh vườn, sau hè, ven sông. Nải chuối đều đẹp vẫn được người ta sử dụng trên bàn thờ tổ tiên những ngày lễ tết, ngày giỗ, cúng kỵ. Đó vừa là nét đẹp của văn hóa truyền thống vừa là nét đặc trưng riêng của làng quê Việt Nam.
Ngay từ những ngày còn nhỏ, tôi vẫn hay cùng bà ngồi trò chuyện dưới bóng dừa xanh tốt. Cây dừa từ đó đi vào tiềm thức của tôi như một phần không thể thiếu của tuổi thơ.
Ngôi làng tôi ở trồng rất nhiều dừa. Ngay từ cổng làng, hai hàng dừa đã sừng sững đứng đó như một biểu tượng của quê hương. Những ai đi xa, chỉ cần nhìn thấy bóng dừa là đã cảm nhận được sự gần gũi, thân thương của mảnh đất quê hương yêu dấu. Dừa đã đứng đó tự bao giờ, dang cánh tay để đón chào những người con như sự ấm áp của vòng tay mẹ.
Có lẽ hình ảnh cây dừa đã không còn xa lạ đối với con người. Dừa được trồng ở rất nhiều miền quê và trở thành biểu trung cho nông thôn Việt Nam. Thân dừa to tròn, màu nâu, sần sùi từng mảng. Nó thẳng đứng vươn cao chọc vào bầu trời trọng xanh. Có những gốc dừa to đến nỗi phải hai đứa trẻ con dang rộng tay mới ôm vừa lấy nó. Dưới gốc là những chùm rễ đồ sộ. Chúng bám chặt vào đất để tạo thế vũng chắc cho cây. Dù mưa giông, bão tố to như thế nào cũng khó mà quật ngã được cây dừa. Thỉnh thoảng vẫn có những chiếc rễ nhô lên khỏi mặt đất. Chúng uốn lượn, nhỏ như những con rắn đang bao bọc quanh gốc dừa.
Thân dừa nhỏ dần từ gốc cho đến ngọn. Nó trơn và không có cành nên rất khó để trèo lên. Phải những người có kinh nghiệm và kĩ thuật cao mới trèo lên được đến ngọn còn không đều phải dùng đến thang. Ngọn dừa tỏa ra những tàu dừa đầy lá. Chúng trông giống như chiếc lược khổng lồ chải vào trời xanh. Những chiếc lá xếp ngay ngắn thành hàng. Mỗi khi chị gió đi quá, chúng lại đung đưa, cọ sát vào nhau mà lay động. Ở giữa những tàu dừa là chùm quả to tròn. Chúng tròn trịa, nhẵn bóng lủng lẳng đánh đu trên bầu trời. Trái dừa con chỉ nhỏ như một trái ổi nhưng khi lớn chúng lại to như một quả bóng. Từ màu xanh mướt chuyển sang màu nâu khi quả đã già. Hình ảnh cây dừa in sâu vào tâm trí con người với những gì thân thuộc nhất.
Cây dừa mang đến cho con người rất nhiều công dụng. Chắc ai cũng đã từng được uống nước dừa. Vào những ngày hè nóng nực, có một ly nước dừa cùng với chút đá thì sẽ tuyệt vời biết bao. Nước dừa ngọt nhẹ, thanh mát và là món giải khát được mọi người vô cùng yêu thích. Cùi dừa non nạo ra uống cùng với nước cũng rất hấp dẫn. Khi già, chúng ta có thể lấy cùi dừa để kho với thịt, ăn bùi bùi,ngon tuyệt. Cùi dừa còn được mọi người nạo ra ròi chế biến thành món mứt dừa ta vẫn thường ăn trong dịp Tết và món kẹo dừa nổi tiếng của tỉnh Bến Tre. Trong trái dừa, chỉ trừ phần vỏ cứng ra, cái gì cũng có thể trở thành một món ăn hấp dẫn.
Hàng dừa xanh nơi tôi sinh ra đã chứng kiến sự lớn lên của biết bao thế hệ. Tôi và những đứa bạn trong xóm vẫn thường hay nô đùa, chạy nhảy dưới bóng dừa xanh mát. Gốc dừa to lớn là chỗ nấp lí tưởng mỗi khi chúng tôi cùng nhau chơi trò trốn tìm. Và dưới bóng mát của cây dừa, vào những buổi chiều mùa hè, bà vẫn hay mang chiếu ra ngồi hóng mát rồi kể cho tôi nghe biết bao câu chuyện thú vị. Cây dừa cũng từ đó mà trở thành người bạn thân thiết trong kí ức tuổi thơ. Có lẽ, sau này lớn lên, dù đi đâu xa tôi vẫn sẽ nhớ về bóng dáng thân thuộc của rặng dừa xanh ngát nơi quê hương.
Cây dừa là biểu tượng của nông thôn Việt Nam. Nó thân thiết và gắn bó với đời sống dân giã của con người. Dừa sừng sững bám vào đất mẹ, kiên cường như chính người dân Việt Nam không gì có thể quật ngã được.
Câu hỏi này là mik muốn nói chung các câu chuyện nhé các bạn! Bạn nào trả lời đúng và đầy đủ mik sẽ k và bảo các bạn mik k cho các bạn
Cho câu văn sau: “Có những buổi trưa mùa đông ấm áp...”
a. Từ đông trong câu văn trên có nghĩa là:
"Đông" là một trong bốn mùa trên Trái Đất, mùa có ngày ngắn nhất và nhiệt độ thấp nhất.
b. Đặt câu có từ đông là từ đồng âm với từ đông trong câu văn trên.
Bạn Đông năm nay đã lên lớp 5.
Trong 5 năm học dưới mái trường tiểu học, em có rất nhiều những kỉ niệm mà em tin rằng nó sẽ gắn bó với em suốt đời. Đó không chỉ là những tình bạn trong sáng, hồn nhiên, vô tư mà còn là tình cảm thầy trò vô cùng thiêng liêng, sâu sắc. Người thầy để lại cho em nhiều tình cảm quý giá nhất chính là thầy Độ.
Thầy Độ là thầy giáo dạy em môn Toán ở năm học lớp bốn cũng là thầy chủ nhiệm lớp của chúng em. Ấn tượng đầu tiên em gặp thầy đó là dáng người gầy, cao lều khều, khuôn mặt hóp vào nhìn rất giống với vẻ khắc khổ của một diễn viên đóng phim. Vì trường ở gần nhà nên ngày nào em cũng thấy thầy đi bộ tới trường.
Thầy không đi giày tây mà chỉ thích đi dép da quai hậu, thầy mặc chiếc quần vải đen sơ vin chiếc áo sơ mi trắng trông lịch lãm và phong độ hơn rất nhiều. Trong những giờ học căng thẳng, chính thầy là người kể những câu chuyện phiếm, hỏi những câu đố thú vị để chọc cho chúng em cười.
Thầy dạy toán dễ hiểu lắm, mà có chỗ nào khó hiểu thầy sẽ giảng đi giảng lại nhiều lần đến khi nào tất cả đã hiểu rồi mới thôi. Thầy Độ là một người rất ấm áp, quan tâm học sinh như chính con của mình. Em đã từng rất ghét học môn toán vì cảm thấy toán rất khó và phức tạp. Thế nhưng đến khi được thầy dạy dỗ, chỉ bảo tận tình, em đã làm được những bài toán khó. Thậm chí em đã được đi thi học sinh giỏi toán cấp trường, tất cả đều nhờ công của thầy Độ.
Em cảm thấy rất may mắn khi được làm học sinh của thầy, thầy Độ không chỉ là thầy giáo dạy học mà còn là thầy dạy đời. Đối với em thầy là người cha thứ hai, đã cho em cuộc sống mới với niềm yêu thích học toán.
.
Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em.Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
PTBĐ của đoạn văn trên là gì
Tự sự
PTBĐ là tự sự
học tốt nghen bạn
k cho mik ik làm ơn
Em rất vui khi làm việc nhóm,, thế thôi!!
Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.
Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng.
Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh cần phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác…; học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân học sinh nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…
Chỉ khi nào mỗi người phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.