Cho mình hỏi:
- Vua Lê Lợi mất năm bao nhiêu?
- Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Ở đâu?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cuộc cải cách của Vua Lê Thánh Tông có những đặc điểm tiến bộ như sự toàn diện, sâu sắc và mang lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như hành chính, tổ chức nhà nước, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa - nghệ thuật. Điều này có thể vận dụng được trong bối cảnh hiện nay bằng cách áp dụng các chính sách cải cách toàn diện và sâu sắc, tăng cường quản lý hành chính hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định chính trị và xã hội, cũng như thúc đẩy văn hóa - nghệ thuật. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc giải quyết mâu thuẫn giai cấp một cách hòa bình và công bằng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông tương đối toàn diện, mang lại sự hưng thịnh cho đất nước lúc bấy giờ, tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế đất nước phát triển, dân trí được nâng cao, năng lực quốc phòng được tăng cường, chế độ quân chủ Trung ương tập quyền được củng cố….
Sự phát triển văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ
1. Văn hóa: Thời Lê Sơ, văn hóa Đại Việt phát triển mạnh mẽ. Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế với các tác phẩm tiêu biểu như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo. Nghệ thuật sân khấu đa dạng với nhã nhạc, hát chèo, hát tuồng. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu với các công trình như Hoàng thành Thăng Long, cung điện tại Lam Kinh.
2. Giáo dục: Thời Lê Sơ, giáo dục và khoa cử rất phát triển. Nhà Lê Sơ đặc biệt chú trọng chế độ khoa cử để tuyển chọn quan lại. Trong thời gian này, tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
3. Khoa học: Lĩnh vực khoa học có các tác phẩm nổi tiếng như Đại Việt sử kí toàn thư (sử học), Hồng Đức bản đồ (địa lí học), Bản thảo thực vật toát yểu (y học), Đại thành toán pháp (toán học).
Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:
- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).
- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.
Nêu tình hình kinh tế thời Lê Sơ:
- Nông nghiệp: Vua Lê đã tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển nông nghiệp. Cụ thể, ông đã cho quân lính về quê sản xuất, kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng, đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ, và thực hiện phép quân điền. Nhờ những biện pháp này, sản xuất nông nghiệp đã được phục hồi và phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân.
- Thủ công nghiệp: Thời Lê Sơ đã chứng kiến sự phát triển của nhiều ngành nghề thủ công truyền thống ở làng xã và kinh đô Thăng Long. Các xưởng thủ công nhà nước, gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền. Nghề khai mỏ cũng được đẩy mạnh.
- Thương nghiệp: Thương nghiệp trong nước được khuyến khích thông qua việc lập chợ, họp chợ. Ngoại thương, dù được duy trì, nhưng lại bị kiểm soát chặt chẽ.
Nhìn chung, kinh tế thời Lê Sơ đã ổn định và phát triển hưng thịnh.
Nguyên nhân: Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, người dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng. Bên cạnh đó, chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc nhân dân ta tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đưa nhân dân ta đi đến thắng lợi.
ý nghĩa lịch sử: chiến thắng lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để để lại những ý nghãi lịch sử to lớn đối với dân tộc ta. Nó thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân, sự dũng cảm dám đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc, đánh tan ách xâm lược của giặc ngoại xâm. Cùng với đó, thể hiện công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với viết bao công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc của người dân. Cùng với đó để lại những giá trị văn hóa, khoa học, nghệ thuật có giá trị đến đời sau.
Chx ngủ hả?? nốt bài này ngủ đi :)))
-1433
-1890 – 2 tháng 9 năm 1969, nghệ an
7/9/1433
19/5/1890 ở Kim Liên