K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

yes , I do

22 tháng 9

Ωϕ⊂σ⋮♂ρσξξϕσχ≈

17 tháng 2

Tình bạn là một trong những tình cảm đáng quý của con người. Bởi vậy mà có người đã từng khẳng định rằng: “Không thể sống thiếu tình bạn” để cho thấy giá trị của tình bạn.

Hiểu đơn giản rằng tình bạn là tình cảm yêu mến, gắn bó giữa bạn bè - những con người có cùng chung sở thích, lí tưởng, hoàn cảnh. Họ cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Con người không thể sống trong cô đơn. Dù là ai cũng cần có một người bạn ở bên cạnh. Bởi vậy, con người không thể sống thiếu tình bạn.

Tình bạn tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa, một động lực tinh thần cho con người. Chúng ta có thể gặp gỡ, quen biết rất nhiều người bạn. Nhưng không phải người bạn nào cũng trở nên thân thiết, tình bạn nào cũng đáng trân trọng. Chỉ có những người sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ chúng ta trong mọi hoàn cảnh mới là tình bạn chân chính.

Thử tưởng tượng nếu không có bạn bè. Một mình học tập, làm việc hay ăn uống, vui chơi sẽ thật nhàm chán, cô đơn. Những niềm vui hay nỗi buồn không có người cùng chia sẻ, thấu hiểu. Khi gặp khó khăn, mỗi người phải tự mình vượt qua, không ai giúp đỡ. Cuộc sống dường như trở nên vô nghĩa hơn.

Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều những tình bạn vĩ đại trong cuộc sống. Đó có thể là tình bạn tâm giao giữa Dương Lễ và Lưu Bình. Một tình bạn tri kỷ giữa Bá Nha và Tử Kỳ. Cả tình bạn tri tâm giữa tô Đông Pha và Phật Ấn. Hay tình bạn sinh tử chi giao giữa ba người Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi. Đó còn là tình đồng chí hướng giữa C. Mác và Ăngghen… Tất cả những tình bạn ấy đã trở thành tượng đài vĩnh cửu về những tình bạn chân chính trong cuộc sống thực tại.

Còn với một học sinh như tôi, tình bạn là một thứ tình cảm thực sự thiêng liêng. Chúng tôi cùng nhau học tập, vui chơi và chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống. Tình bạn của chúng tôi, không đến với nhau vì lợi ích, mà đến với nhau bằng tình cảm yêu thương và sự đồng điệu về tâm hồn. Đó quả thật là những người bạn đáng trân trọng.
Tình bạn là viên ngọc mà mọi người cần bảo vệ và giữ gìn. Chúng ta cần trân trọng và yêu mến những người bạn chân chính, cũng như tránh xa những người bạn xấu xa. Hãy biết trân trọng tình bạn đẹp đẽ của mình.

Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ, anh đội viên đã trải qua hai lần thức dậy khác nhau và có những điểm giống và khác nhau giữa chúng:

  1. Điểm giống:

    • Cả lần thức dậy đầu tiên và lần thức dậy thứ ba, anh đội viên đều thấy Bác Hồ vẫn đang thức và không ngủ.
    • Anh đội viên đều quan tâm và lo lắng cho Bác Hồ, mong Bác Hồ được nghỉ ngơi để lấy sức cho chiến dịch.
  2. Điểm khác:

    • Lần thức dậy đầu tiên, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy Bác Hồ vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.
    • Lần thức dậy thứ ba, anh đội viên đã nhắm mắt và nằm cùng Bác Hồ, cảm thấy vui sướng và mênh mông vì được thức cùng Bác.
 
16 tháng 2

Cảm ơn bạn nhiều ạ!

(1.0 điểm) Bài học mà em rút ra được từ truyện là gì? Bài đọc: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN      Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Bài học mà em rút ra được từ truyện là gì?

Bài đọc:

CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN

     Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

     Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(TruyenDanGian.com)

1
17 tháng 2

Câu chuyện về con lừa già tự nghĩ cách thoát khỏi giếng sâu để cứu bản thân trong khi bị ông chủ “bỏ rơi” là một câu chuyện ý nghĩa, rút ra được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mỗi người. Trong chuyện, con lừa già đã rũ bỏ lớp bùn đất và bước lên chúng để thoát khỏi giếng sâu trong sự kinh ngạc của ông chủ. Trong cuộc sống cũng vậy, mọi người trong xã hội có thể chà đạp lên bạn, khiến bạn rơi xuống “vực thẳm” nhưng những lúc khó khăn đó, đừng từ bỏ, đừng trông chờ vào sự giúp đỡ từ bất cứ ai, chính bạn hãy trút bỏ những “bùn đất” mà tiếp tục bước lên tự cứu chính bản thân mình. Khi bị rơi vào nghịch cảnh, đừng bỏ cuộc hãy bình tĩnh để tự cứu chính mình.

(1.0 điểm) Hãy chỉ ra sự khác biệt trong hành động và suy nghĩ của bác nông dân với con lừa. Bài đọc: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN      Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Hãy chỉ ra sự khác biệt trong hành động và suy nghĩ của bác nông dân với con lừa.

Bài đọc:

CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN

     Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

     Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(TruyenDanGian.com)

1
17 tháng 2

Sự khác nhau trong suy nghĩ của người nông dân và con lừa:
- Suy nghĩ của người nông dân: Con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả.
→ Suy nghĩ bi quan
- Suy nghĩ của con lừa: luôn kêu cứu, ngọn lửa khát vọng sống luôn rực cháy trong lòng, Mong chờ được cứu sống, mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.
→ Suy nghĩ lạc quan

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua...
Đọc tiếp
Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang động đậy. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu cao lên nữa và tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: - Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân! Nghe nói thế, nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao, cung kính cảm tạ thần linh. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Khi thuyền của bá quan tiến kịp thuyền rồng, vua liền báo ngay cho họ biết: - Đức Long Quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai Rùa lấy lại.Từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

Câu 1: Em hiểu gì về tên gọi hồ Hoàn Kiếm

Câu 2: Tại sao Long Quân không tặng luôn thanh gươm cho Lê Lợi mà chỉ cho mượn? Việc Long Quân đòi lại gươm thần khi đất nước hoà bình có ý nghĩa gì?

Câu 3: Có một du khách nước ngoài đến Việt Nam và muốn tìm hiểu về Hồ Gươm. Nếu em là hướng dẫn viên cho du khách đó thì em sẽ giới thiệu những điều gì về địa danh này? 

 

0