K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3

1. Thể thơ và phương thức biểu đạt:

Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (thể hiện tình cảm yêu thương của con dành cho mẹ).

2. Biện pháp tu từ:

So sánh: "Con yêu mẹ bằng ông trời", "Con yêu mẹ bằng Hà Nội", "Con yêu mẹ bằng trường học", "Con yêu mẹ bằng con dế".

Ẩn dụ: "Các đường như nhện giăng tơ" (ẩn dụ về sự chằng chịt, phức tạp của các con đường).

Điệp ngữ: "Con yêu mẹ bằng"

3. Ý nghĩa của từ "đường":

Từ "đường" trong câu thơ "Các đường như nhện giăng tơ" được dùng với nghĩa chuyển.

Ý nghĩa: Từ "đường" ở đây không chỉ những con đường vật chất mà còn mang ý nghĩa ẩn dụ về sự phức tạp, rối rắm, chằng chịt như mạng nhện. Nó thể hiện sự khó khăn trong việc tìm kiếm mẹ giữa một không gian rộng lớn, đông đúc.

4. Hình ảnh người con:

Người con trong bài thơ là một người con rất yêu mẹ, luôn tìm cách để diễn tả tình yêu của mình một cách chân thành và đáng yêu.

Người con có trí tưởng tượng phong phú, so sánh tình yêu của mình với những điều lớn lao, quen thuộc xung quanh.

Người con có một tình cảm trong sáng hồn nhiên.

10 tháng 3

5

"Mẹ" - Trần Quốc Minh

"Gánh mẹ" - Nguyễn Duy

"Mẹ và quả" - Tạ hữu Yên

"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ" (ca dao)

9 tháng 3

Tôi vẫn nhớ như in những ngày tháng hạnh phúc bên con trai mình. Con là niềm hy vọng, là tất cả đối với tôi. Tôi yêu thương, chăm sóc con từng bữa ăn, giấc ngủ, luôn mong con lớn lên khỏe mạnh, bình an. Nhưng rồi, một ngày kia, con trai bé bỏng của tôi giận dỗi, bỏ nhà ra đi.

Hôm đó, con đòi đi chơi nhưng tôi không cho, con bướng bỉnh cãi lại rồi òa khóc. Trong cơn giận dữ, con đã chạy đi, bỏ lại tôi với nỗi lo lắng và đau đớn khôn nguôi. Tôi chờ mãi, chờ mãi… Ngày này qua ngày khác, tôi mong ngóng con trở về, nhưng bóng dáng thân thương ấy vẫn biệt tăm.

Những tháng ngày xa con, tôi đau buồn khôn xiết. Tôi nhớ con từng giây từng phút, nhớ nụ cười hồn nhiên, nhớ bàn tay nhỏ xíu nắm lấy tay tôi. Tôi kiệt sức dần vì nhớ thương, vì chờ đợi… Và rồi, tôi ngã xuống, hóa thành một cái cây xanh tốt, rễ bám sâu vào lòng đất, lá tỏa bóng mát dịu dàng như vòng tay tôi từng ôm con.

Một ngày nọ, con trai tôi trở về. Con gầy gò, mệt mỏi, đôi mắt ánh lên nỗi nhớ thương vô bờ. Con khóc, gọi tôi trong tuyệt vọng. Tôi không thể ôm con như trước nữa, nhưng tôi dồn tất cả yêu thương vào những trái ngọt lành mọc trên cành. Khi con chạm vào, vỏ quả mềm dần, lộ ra lớp thịt trắng thơm mát, ngọt ngào như dòng sữa tôi từng nuôi con.

Từ đó, con hiểu ra tình yêu thương vô bờ bến của tôi. Người ta gọi loài cây ấy là cây vú sữa – như một biểu tượng thiêng liêng của tình mẫu tử.

Văn bản Thạch Sanh- Những chi tiết, sự kiện nào được người viết thêm vào?(Đoạn phát hiện và đánh nhau với đại bàng; các bình luận, đánh giá của người kể chuyện)- Những từ ngữ nào thể hiện nhận xét đánh giá của người kể chuyện?- Nhận xét về cách kết thúc của bài viết?bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích, em cần chú ý những yêu cầu nào?+ Để bài văn...
Đọc tiếp

Văn bản Thạch Sanh

- Những chi tiết, sự kiện nào được người viết thêm vào?

(Đoạn phát hiện và đánh nhau với đại bàng; các bình luận, đánh giá của người kể chuyện)

- Những từ ngữ nào thể hiện nhận xét đánh giá của người kể chuyện?

- Nhận xét về cách kết thúc của bài viết?

bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích, em cần chú ý những yêu cầu nào?

+ Để bài văn thuyết minh của em thêm sinh động, thu hút người đọc thì em có thể sử dụng thêm những yếu tố nào?

Trước khi viết, em cần chuẩn bị những gì ?

+ Câu chuyện định kể là câu chuyện nào? Em sẽ đóng vai nhân vật nào để kể?

+ Chọn ngôi kể thứ mấy và đại từ xưng hô cần tương ứng với điều gì?

+ Chọn lời kể phù hợp vói ai, với những gì?

+ Nội dụng chính của câu chuyện cần ghi lại như thế nào?Dự kiến những chi tiết cần sáng tạo thêm?

1
3 tháng 3

giúp mình với mình đang cần gấp