K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

a)  Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng rất hiền từ, nhẹ nhàng với học sinh từ thái độ, lời nói, cử chỉ đến hành động, một số cử chỉ, hành động khác hẳn ngày thường.

b) Trang phục:

  • Thầy vận y phục đẹp khác hẳn so với những ngày bình thường.
  • Thầy mặc chiếc áo rơ–đanh–gốt mà xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng cho những hôm nào có thanh tra hoặc phát thưởng.

c)

  • Lời nói: Thấy trò đến lớp muộn, thầy không giận dữ mà bộc lộ rõ cử chỉ yêu thương, trìu mến.
  • Thái độ: ân cần, âu yếm, vị tha đối với học sinh. 
  • Cử chỉ:
    • Không giống với những giờ học bình thường: "đi đi lại lại với cây thước sắt cặt dưới nách" mà hôm nay "trong lúc giảng bài, chốc chốc thầy lại đứng lặng im, mắt đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy"... thầy thấy tan nát lòng vì chỉ ngày mai thôi, thầy phải từ gãi tất cả những vật ấy, những khung cảnh ấy.
    • Nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm 12 giờ và tiếng kèn của bọn lính phổ xâm lước, người thầy Ha-men tái nhợt, thầy nghẹn ngào không nói được thành lời.
    • Việc làm của thầy trong buổi học cũng lạ hơn so với ngày thường: thầy để cho các dân làng vào dự lớp.

d)

  • Buổi lên lớp cuối cùng này, thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng tất cả trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết vô bờ đối với tiếng mẹ đẻ. Bởi thế, giờ học có sức tác động lớn đến tâm hồn trẻ thơ. "Hôm nay ... hết sức chú ý". Thầy giảng giải "Khi một dân tộc ... chốn lao tù". "Tất cả những điều thầy nói ... kiên nhẫn giảng giải đến thế".
  • Hành động cuối cùng trong buổi học của thầy: "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM !" là hành động biểu hiện tập trung nhất lòng yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ của thầy.
  • Bài nói tham khảo:

    Vào một buổi sáng ấm áp, trong trẻo, ven rừng vẳng lên tiếng chim hót thánh thót khi gần khi xa, người dân Pháp bàng hoàng trước lệnh từ Béc-lin truyền xuống: các trường học vùng An-dát và Lo-ren của Pháp buộc phải chuyển sang học tiếng Đức (do nước Pháp bị thất thủ trong trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ). Thầy Ha-men - một giáo viên dạy Pháp văn, gần như cả đời gắn bó với miền quê An-dát đã dạy buổi học cuối cùng cho học sinh thân yêu trước lúc rời khỏi xứ sở này mãi mãi.

    Có rất nhiều người làng đến dự buổi học ấy, trong đó có cả những cụ già cao tuổi như cụ Hô-de. Bằng sự thành kính, họ muốn tạ ơn người thầy đã bốn mươi năm tận tụy đem ánh sáng tri thức đến cho con em mình.

    Hôm ấy, thầy vận chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, viền lá sen gấp nếp mịn và cái mũ lụa đen thêu. (Thầy chỉ mặc bộ lễ phục này vào những dịp long trọng như khi đón quan thanh tra hay phát phần thưởng cho học sinh). Mặc nó vào giờ phút ấy, thầy đã bộc lộ sự tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp một cách cảm động.

    Thái độ của thầy với học sinh cũng khác với mọi ngày. Bình thường, thầy nổi tiếng nghiêm khắc. Không bao giờ thầy nhân nhượng với những học trò biếng lười, thích trốn học câu cá, bắn chim. Do đó, với cậu học sinh cá biệt như Phrăng, cây thước sắt khủng khiếp mà thầy kẹp dưới nách đã thành nỗi ám ảnh. Đi học muộn, Phrăng đã sợ hãi nghĩ đến lúc bị thầy quở mắng, bị kiểm tra bài cũ và bị vụt bằng thước kẻ. Nhưng, hôm nay, thay vì giận dữ, thầy lại dịu dàng giục cậu vào lớp. Nhìn mọi người bằng đôi mắt xanh buồn sâu thẳm, thầy xúc động nói:

    -    Đây là lần cuối cùng thầy dạy các con... Kẻ thù xâm lược buộc chúng ta phải học bằng thứ tiếng của chúng. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

    Phrăng choáng váng khi nghe thầy nói vậy. Cậu giận mình đã ham chơi hơn ham học để đến nỗi mới biết viết tập toạng. Đáng trách hơn nữa là trong buổi học này, cậu còn không đọc được trót lọt các quy tắc về phân từ. Thầy Ha-men đã không quở mắng cậu như mọi lần. Thầy chỉ ra những lầm lỗi của tất cả mọi người trong việc lần nữa, không tích cực học tiếng Pháp nên bây giờ vẫn không nắm vững ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Thầy đau đớn thốt lên:

    Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây, kẻ thù của dân tộc có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!”...

    Trước lúc ra đi, thầy đã truyền tất cả tâm hồn và trí tuệ của mình vào bài học cuối cùng, kiên nhẫn giảng giải cho mọi người hiểu được điều kì diệu của ngôn ngữ dân tộc. Thầy khẳng định: Tiếng Pháp là thứ tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Mọi người phải bảo vệ nó, đừng bao giờ được phép quên lãng. Bởi, khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù!

    Hôm ấy, Phrăng bỗng thấy bài giảng của thầy sao mà giản dị và dễ hiểu đến thế. Với tất cả nhiệt tình sôi sục, thầy Ha-men muốn truyền thụ ngay một lúc, toàn bộ tri thức của mình vào đầu óc non nớt của học trò, bởi đây là cơ hội cuôì cùng thầy dạy cho chúng những tri thức ngôn ngữ thiêng liêng của dân tộc.

    Trong giờ viết tập, thầy đã chuẩn bị sẵn những tờ mẫu mới tinh trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới, trên có viết các từ Pháp, An-dát bằng chữ trông thật đẹp. Qua đó, thầy muốn khắc ghi trong tâm tưởng mọi người một chân lí: An-dát vẫn mãi mãi thuộc về nước Pháp, như máu chảy về tim, bất chấp ý muốn ngạo ngược của kẻ thù! Cả lớp im phăng phắc, chăm chú tập viết. Chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt, tiếng bồ câu gù thật khẽ trên mái nhà. Ai nấy đều nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.

    Khi học trò tập viết, thầy Ha-men thầy đăm đăm nhìn ngắm những đồ vật thân thuộc đã gắn bó với thầy suốt bốn mươi năm dạy học. Qua ánh mắt đau đáu ấy, thầy muốn mang theo hình ảnh thân thương của ngôi trường, của các học trò trong suốt phần đời còn lại. Trái tim thầy tan nát khi phải rời xa mái trường thân yêu, xa đám học trò nhiều phen khiến thầy phải phiền lòng nhưng chúng đã là tất cả cuộc đời thầy. Đau lòng nhưng thầy vẫn đủ can đảm để dạy cho đến phút cuối cùng. Khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ, thầy đứng lặng trên bục giảng, người tái nhợt, tấm lưng của thầy bỗng còng hẳn xuống bởi một gánh nặng vô hình nào đó. Thầy nghẹn ngào nói không hết câu chào từ biệt. Bất ngờ, thầy quay về phía bảng, lấy hết sức bình sinh, viết thật to dòng khẩu hiệu: “Nước Pháp muôn năm!”.

    Thực sự nước Pháp, cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã thành bất tử trong tâm hồn của bao thế hệ học trò nhờ sự truyền giảng nhiệt thành về tình yêu Tổ quốc, yêu ngôn ngữ dân tộc của những người thầy đáng kính, giàu tâm huyết như thầy giáo Ha-men trong tác phẩm của nhà văn A. Đô-đê

3 tháng 3 2018

Việc nhỏ nghĩa lớn

Lớn trái nghĩa với bé

nên đáp án là việc nhỏ nghĩa lớn

Hỏi :

Việc ... nghĩa ... 

Trả lời :

Việc nhỏ nghĩa lớn .

~ Chúc bạn học giỏi ! ~

3 tháng 3 2018

Ngày 20. 12. 1946 ta và Pháp đánh nhau ở Huế, đến tháng 2. 1947 mặt trận Huế tan vỡ, quân ta chuyển lên chiến khu, đánh du kích. Lúc đó nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp Lượm - chú bé liên lạc. Ít lâu sau nhà thơ nghe tin Lượm hy sinh anh dũng trên đường đi công tác. Trong nỗi xúc động, nhớ thương nhà thơ đã sáng tác bài thơ này

5 tháng 3 2018

hoàn cảnh : ngày Huế đổ máu  , cuộc kháng chiến gian khổ giữa ta và địch . Tố Hữu đã gặp cậu bé và khi chia tay được một thời gian nghe tin chú mất nhà thơ viết lên bài thơ ngày để ca ngợi sự hi sinh cao cả của Lượm

k cho mình nha

2 tháng 3 2018

Ai cập

2 tháng 3 2018

Ai Cập

2 tháng 3 2018

Dế mèn giông một thanh niên cường tráng , tính cách còn sốc nổi do bày trò trêu trọc chị cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho dế về sao dế mèn đã rút ra bài học đường đời cho bản thân của mình.

2 tháng 3 2018

ngan the

2 tháng 3 2018

Khi đất nước có ngoại xâm, khi nền độc lập của dân tộc bị đe dọa bởi vó ngựa của quân xâm lược thì người Việt Nam lại vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, dùng sức mạnh của mình để đánh bại dã tâm cũng như những âm mưu thâm độc, tàn bạo của kẻ thù. Và trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt đó người dân Việt Nam đều đồng khởi nổi dậy đấu tranh chống giặc, không chỉ những người trai tráng khỏe mạnh mà ngay cả những người phụ nữ, những người già cũng đứng lên đấu tranh. Mà đặc biệt hơn nữa, ngay cả những đứa trẻ Việt Nam, khi đất nước có chiến tranh cũng mang lòng căm thù và quyết tâm giúp sức cho cách mạng. Và hình ảnh của những chú bé liên lạc viên này được nhà thơ Tố Hữu tái hiện sống động qua bài thơ “Lượm”.

Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng những chú bé này đã có những nhận thức sâu sắc về thực trạng của đất nước mình, cũng từ đó mà mang quyết tâm đấu tranh, góp sức vào công cuộc giải phóng đất nước, quê hương. Vì còn nhỏ nên những chú bé này không thể cầm súng ra trận địa đấu tranh trực tiếp với quân giặc mà làm những công việc đơn giản nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đó là những chú bé liên lạc viên, là người truyền báo tin tức cho quân ta từ vùng này sang vùng kia, trận địa này sang trận địa kia. Ta cũng phải thấy được đây là công việc rất nguy hiểm bởi tính bảo mật của thông tin cũng như việc phải đương đầu với sự giám sát của kẻ thù. Trước hết, nhà thơ Tố Hữu đã kể lại cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của chính nhà thơ với cậu bé này:

“Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè”

Sau khi kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với chú bé liên lạc viên, nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé:

“Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã khắc họa ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình:

“Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

Vẻ nghịch ngợm của cậu bé Lượm này còn thể hiện ngay trong cái dáng đội mũ của mình, chiếc mũ ca lô không được đội một cách nghiêm chỉnh mà bị làm cho lệch đi, có thể đây là do cậu bé cố tình đội như vậy hoặc do mải mê vui đùa trên đường làm nhiệm vụ mà chiếc mũ vô tình bị gió làm cho lệch. Trái hẳn với tính chất công việc, cậu bé Lượm lúc nào cũng yêu đời, cậu hút sáo, chân chạy nhảy như con “chim chích” trên đường. Trong không khí dữ dội của chiến tranh vào thời điểm mà bài thơ được ra đời, hình ảnh yêu đời vô tư, ngây thơ của cậu bé thật gần gũi, chân thực gợi cho người đọc cảm giác đây là một đứa trẻ đang vui chơi chứ không phải làm nhiệm vụ.

Chú bé Lượm cũng có cái vẻ lém lỉnh, hài hước đúng với tính chất lứa tuổi của mình, khi gặp tác giả cậu bé đã cười híp mắt, đôi má thì đỏ “bồ quân” và chào nhà thơ bằng lời chào của những người đồng chí thực thụ, nhưng ta vẫn cảm nhận được sự trẻ con trong câu chào ấy: “Thôi, chào đồng chí”. Dù nghịch ngợm ấy, lém lỉnh đấy nhưng chú bé này không bao giờ quên nhiệm vụ mà mình đã được giao, không vì mải mê vui chơi mà quên mất việc đưa tin của mình “Cháu đi đường cháu”.

“Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo”

Nhìn dáng vẻ trẻ con, hồn nhiên của Lượm ai nghĩ được cậu bé có thể hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn của mình. Nhưng đến câu thơ này vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giả phóng quân thực thụ, dù không khí mưa bom bão đạn xung quanh, mạng sống có thể mất bất cứ lúc nào nhưng cậu bé không hề sợ, không phải cậu bé không sợ chết mà vì thư cậu bé đang mang có đề “Thượng khẩn” tức là những thông tin mật rất gấp rút không thể chậm chễ vì vậy mà cậu bé bất chấp lao vào vòng đạn đạo “Sợ chi hiểm nghèo”. Những hành động của chú bé Lượm khiến người đọc không thôi cảm phục vì còn nhỏ nhưng chí khí lại không nhỏ chút nào.

“Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi”

Khổ thơ này nhà thơ Tố Hữu thể hiện sự bàng hoàng trước sự ra đi của chú bé Lượm, đó là khi nhà thơ chứng kiến cảnh Lượm bị trúng đạn địch và ra đi. Hình ảnh “dòng máu đỏ tươi” thật gây ám ảnh. Nó không chỉ làm cho nhà thơ mà cả người đọc cũng hết sức bàng hoàng, thương xót đến cực hạn, hình ảnh chú bé ngây thơ, yêu đời nằm đó, trên những bông lúa thật gây xúc động, đánh động vào tâm can của người đọc:

“Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng”

Vậy là chú bé Lượm đã ra đi, sự hồn nhiên yêu đời của chú bé chỉ còn lại trong hồi ức của nhà thơ cũng như trong tâm trí của người đọc. Hình ảnh Lượm nằm trên lúa khiến cho người đọc rơi nước mắt vì thương cảm, đau lòng vì chú bé đáng yêu ấy đã hi sinh sinh mạng bé nhỏ của mình, đó là sự dâng hiến cho quê hương, cho đất nước, dù có mất đi rồi thì hồn của cậu bé vẫn vương vấn nơi cánh đồng thơm mùi lúa. Dù mất đi rồi thì Lượm vẫn cậu bé Lượm mãi sống trong tâm trí của người đọc, đó là một hình ảnh thật đẹp.

tk mk nha

nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé:

“Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã khắc họa ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình

18 tháng 3 2018

a. Đoạn văn miêu tả cảnh dòng sông Năm Căn. Đặc sắc nghệ thuật: sử dụng biện pháp so sánh, miêu tả chính xác, thể hiện sự quan sát tỉ mỉ.

b. Hình ảnh nghệ thuật: cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch, rừng đước...

2 tháng 3 2018

nghệ thuật : +Miêu tản :từ khái quát -> chi tiết

                      + bện pháp tu từ ; so sánh ,nhân hóa ,liệt kê 

                     + sủ dụng hàng loạt tính từ ,động từ có tính chất gợi hình

                       + lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu nổi bật

=> TẤT CẢ TOAQTS LÊN VẺ ĐẸP CỦA DẾ MÈN KHỎE MẠNH ,ĐẸP ,CƯƠNG TRÁNG ,GIÀU SỨC SỐNG NHƯNG TÍNH TÌNH KIÊU CĂNG ,XỐC NỔI ,TỰ PHỤ

2 tháng 3 2018

Bài làm:
Bầu trời lạnh buốt đang dần dần trở nên ấm áp hẳn , không còn giá lạnh như ngày nào.mọi người ra đường đã đông hơn ,mặt tươi hơn,vui vẻ hơn .cây cối ,hoa lá nở hương thơm ngát .tất cả mọi vật đều đắm chìm trong niềm vui khi mùa đông đã qua.vậy là mùa xuân đã đến.
vào mùa đông,trời lạnh buốt ,các cây cối đều phải chịu đựng cái lạnh giá ấy trong một mùa đông.do sự cai quản của lão già mùa đông nên mọi sự vật trên trái đất này đều phải tuân theo.lão già mùa đông xấu xí ,già nua , cáu kỉnh,chắc là trên đời này ai cũng ghét lão nhỉ,lão mang đến cho ta một cái lạnh không thể tưởng tượng nổi.nhưng không ,không ai có thể ghét lão được vì đó không phải do lão mà.đó là quy luật của tự nhiên thôi.ráng chịu!mùa đông thì mọi người ai cũng diện cho mình được bộ quần áo đẹp ,ấm áp ,ở trong nhà cùng với chiếc lò sưởi của nhà mình.chỉ còn một mình cây bàng đứng bơ vơ một mình ngoài đường ,cây bàng trơ trụi ,gầy guộc,run rẩy ,anh ta đang ước nguyện rằng mùa đông sẽ qua đi nhanh để lại mua đông ấm áp cho mình.anh ta đang cầu cứu đất mẹ hãy cứu sống mình ,đất mẹ hiền từ ,điềm đạm dịu dàng khuyên bảo cây bàng :
-Cây bàng ơi,con phải tự cứu sống mình đi,mùa đông lạnh lẽo.trơ trụi,ta thì lại cạn kiệt nước rồi con ạ!bây giờ ta đã thành một bà già khô cằn ,xấu xí .ta kiệt sức rồi con ạ!nếu mùa đông không qua mau chắc ta chết mất thôi!con hãy tự cứu sống mình đi
cây bàng hoảng hốt nói:
-xin người đừng nói thế !nếu người chết thì con cũng sẽ chết theo thôi.vì không có người con làm sao có thể sống được.
nói rồi cây bàng dũng cảm chờ đợi mùa xuân đến và dồn chất cho cây ,không cầu cứu đất mẹ nữa vì cây bàng biết bây giờ thì đất mẹ cũng giống như minh mà thôi ,mình phải tự cứu sống lấy bản thân mình trước đã chứ.
sau 3 tháng ,cuối cùng mùa đông cũng đã qua ,lão già mùa đông lại phải nhường lại quyền cai quản cho nàng tiên mùa xuân trẻ trung xinh đẹp dịu dang kiều diễm.nhưng lão vẫn day đứt trong lòng và không muốn dời đi.vậy là lão đã tạm biệt nơi nay rồi.lão sẽ đi cai trị nơi khác ,ở một nơi thật là xa .vào một ngày nào đó thì lão sẽ quay lại và tiếp tuc cai trị nơi này.
nàng tiên mùa xuân đem lại một bầu không khí ấm áp tươi vui không như lão già mùa đông đem đến một không gian khô cằn lạnh lẽo.cuối cùng thì đất mẹ và cây bàng đã khỏe mạnh trở lại và vui vẻ như xưa.nhờ câu nói của đất mẹ mà cây bàng đã có được sự dũng cảm và khỏe mạnh như ngày hôm nay.mọi người ra đường đi lại tấp nập chuẩn bị chào đón một năm mới.

2 tháng 3 2018

Bài làm:
Bầu trời lạnh buốt đang dần dần trở nên ấm áp hẳn , không còn giá lạnh như ngày nào.mọi người ra đường đã đông hơn ,mặt tươi hơn,vui vẻ hơn .cây cối ,hoa lá nở hương thơm ngát .tất cả mọi vật đều đắm chìm trong niềm vui khi mùa đông đã qua.vậy là mùa xuân đã đến.
vào mùa đông,trời lạnh buốt ,các cây cối đều phải chịu đựng cái lạnh giá ấy trong một mùa đông.do sự cai quản của lão già mùa đông nên mọi sự vật trên trái đất này đều phải tuân theo.lão già mùa đông xấu xí ,già nua , cáu kỉnh,chắc là trên đời này ai cũng ghét lão nhỉ,lão mang đến cho ta một cái lạnh không thể tưởng tượng nổi.nhưng không ,không ai có thể ghét lão được vì đó không phải do lão mà.đó là quy luật của tự nhiên thôi.ráng chịu!mùa đông thì mọi người ai cũng diện cho mình được bộ quần áo đẹp ,ấm áp ,ở trong nhà cùng với chiếc lò sưởi của nhà mình.chỉ còn một mình cây bàng đứng bơ vơ một mình ngoài đường ,cây bàng trơ trụi ,gầy guộc,run rẩy ,anh ta đang ước nguyện rằng mùa đông sẽ qua đi nhanh để lại mua đông ấm áp cho mình.anh ta đang cầu cứu đất mẹ hãy cứu sống mình ,đất mẹ hiền từ ,điềm đạm dịu dàng khuyên bảo cây bàng :
-Cây bàng ơi,con phải tự cứu sống mình đi,mùa đông lạnh lẽo.trơ trụi,ta thì lại cạn kiệt nước rồi con ạ!bây giờ ta đã thành một bà già khô cằn ,xấu xí .ta kiệt sức rồi con ạ!nếu mùa đông không qua mau chắc ta chết mất thôi!con hãy tự cứu sống mình đi
cây bàng hoảng hốt nói:
-xin người đừng nói thế !nếu người chết thì con cũng sẽ chết theo thôi.vì không có người con làm sao có thể sống được.
nói rồi cây bàng dũng cảm chờ đợi mùa xuân đến và dồn chất cho cây ,không cầu cứu đất mẹ nữa vì cây bàng biết bây giờ thì đất mẹ cũng giống như minh mà thôi ,mình phải tự cứu sống lấy bản thân mình trước đã chứ.
sau 3 tháng ,cuối cùng mùa đông cũng đã qua ,lão già mùa đông lại phải nhường lại quyền cai quản cho nàng tiên mùa xuân trẻ trung xinh đẹp dịu dang kiều diễm.nhưng lão vẫn day đứt trong lòng và không muốn dời đi.vậy là lão đã tạm biệt nơi nay rồi.lão sẽ đi cai trị nơi khác ,ở một nơi thật là xa .vào một ngày nào đó thì lão sẽ quay lại và tiếp tuc cai trị nơi này.
nàng tiên mùa xuân đem lại một bầu không khí ấm áp tươi vui không như lão già mùa đông đem đến một không gian khô cằn lạnh lẽo.cuối cùng thì đất mẹ và cây bàng đã khỏe mạnh trở lại và vui vẻ như xưa.nhờ câu nói của đất mẹ mà cây bàng đã có được sự dũng cảm và khỏe mạnh như ngày hôm nay.mọi người ra đường đi lại tấp nập chuẩn bị chào đón một năm mới.