K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2018

1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Từ đó định chuẩn cho việc chọn mua thực phẩm thích hợp.

Ví dụ:

  • Trẻ em đang lớn, cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể.
  • Người lớn đang làm việc, đặc biệt lao động chân tay, cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.
  • Phụ nữ có thai cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm, canxi, phốt pho và chất sắt.
  • Cân nhắc về số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm
  • Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện thông qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.

    Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cần bằng dinh dưỡng.
  • 4. Thay đổi món ăn

    • Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán.
    • Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng.
    • Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn.
    • Trong bữa ăn không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có.

    Ví dụ: Bữa ăn đã có món cá kho thì không cần phải thêm món cá hấp.

  • GHI NHỚ

    • Bữa ăn hợp lí sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng.
    • Bố trí các bữa  ăn trong ngày hợp lí để đảm bảo tốt cho sức khỏe
    • Bữa ăn phải đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, điều kiện tài chính, phải ngon, bổ và không tốn kém hoặc lãng phí.

    CÂU HỎI

    1. Em hãy nêu những yếu tố cần  thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lí?

    2. Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng  trong bữa ăn?

    3. Hãy kể tên những món ăn mà em đã dùng trong các bữa ăn hàng ngày và nhận xét ăn như vậy đã hợp lí chưa?

    4. Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?

20 tháng 4 2018

1. xây dựng thực đơn 

2. lựa chọn thực phẩm cho thực đơn

3. chế biến món ăn

4. trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn

20 tháng 4 2018

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

20 tháng 4 2018

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.


 

20 tháng 4 2018

câu 1

Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành lại độc lập : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.

câu 2

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán - một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân - giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.[2]

Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.[2]

Kiều Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.[3]

Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao Chỉ vương", thống lĩnh thủy quân.[3]

Ngô Quyền bao vây và giết chết Kiều Công Tiễn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.

Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La. Kiều Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ, Kiều Công Tiễn bị giết chết. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.

Kế hoạch của quân Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Nam Hán cho con trai là Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu là Tiêu Ích. Ích nói:

Vua Nam Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.

Kế hoạch của Ngô Quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng rằng:[1]

Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.

Thủy chiến trên sông Bạch Đằng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.

Trận Bạch Đằng- 938 Trận Bạch Đằng- 938

Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu[1].

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

20 tháng 4 2018

 Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi . 
Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình .

20 tháng 4 2018

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Mình sưu tầm thấy đoạn này cx đc lắm.

20 tháng 4 2018

giúp bạn dàn ý nhé 

1. Mở bài

  • Giới thiệu chung về phiên chợ quê em.

2. Thân bài

* Địa điểm họp chợ? Thời gian họp chợ?

* Quang cảnh họp chợ như thế nào: Tả cảnh phiên chợ quê theo một thứ tự nhất định.

  • Miêu tả bao quát
    • Ồn ào, đông đúc.
    • Nhiều màu sắc.
  • Miêu tả cụ thể (Chú ý đến những đặc sản của chợ quê em)
    • Các dãy hàng bán trong chợ: Các mặt hàng, màu sắc, hình dáng của các loại hàng, các mùi vị đặc biệt của chợ.
    • Cảnh mua bán trong chợ: Tả một vài hàng tiêu biểu.
    • Các hoạt động khác ngoài hoạt động mua bán: Ăn uống, trò chuyện,...

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ, tâm trạng của em mỗi lần đến chợ.
  • Tình cảm của em với chợ quê, với quê mình.
20 tháng 4 2018

Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…

Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu, nắng gắt, nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh, hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi. Chợ đã tan.

20 tháng 4 2018

Trong kho tàng các câu chuyện dân gian việc nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật mà em yêu h nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong câu truyện: Cây Tre trăm đốt.

Ngày xưa có một anh trai cày khoẻ mạnh, chăm chỉ. Vì nha nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nhàm hiệm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gã con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật, Hai năm sau, nhờ công cuả anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cưả, ruộng vườn, Hắn lại gọi anh lại và bảo:Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt. Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy. Biết bá hộ lưà mình, anh oà khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho nguời chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên Bổng lúc đó, một làn khói trắng toả ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra. Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chưá đầy những nếp nhăn hằng sâu đến lạ. phiá sau khoé mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn, luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giưã hai gò má đồi mồi đã nhan nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩ. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào. Nhưng điều khiến ông trông thật gần gủi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng trẻo một mầu. Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đở họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẻ lân, phụng. Tay ông dài dài, nếp da đã nhăn nheo, cằn cỗi lại lấm tấm đồi mồi, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xoá như mái tóc cuả mình.Chân ông cao cao, khiến ông đã già nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách cuả khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: Tại sao con khóc.Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ông bảo anh trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần cuả minh, mỗt làn gió mạnh bắt đầu thổi, cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Thế rồi một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông. Ông hô: Khắc nhập. Khắc nhập. Tiếng la thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một Cây tre trăn đốt. Một lần nưã, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hoá phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.Ông cũng không quên căn dặn anh phãi nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lể thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gã con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời. 

Qua hình ảnh ông tiên trong câu truyện này và nhiều câu truyện khác nưã. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đở những người nghèo khó trườc sự tàn bạo cuả bọn phú hộ. Hình ảnh ông đã gắn liền với các câu truyện Việt Nam. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc.


 

20 tháng 4 2018

Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.

Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.

Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.

Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:

“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên

 Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.

Khắp mình lủng lá mọc dùi,

Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn

Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.

" Ta là Phật Tổ Như Lai,

Trời sai xuống thử lòng người trần gian,

Ai hiền la sẽ ban ơn

Cho người tích đức tu nhân nức lòng"

Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.

“Một ông cụ già nua tuổi tác,

  Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ

Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,

              Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "

Hay

"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.

Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,

Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”

(Người hoá khi)

Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.

20 tháng 4 2018

xa xa tu tu nho len ong mat troi    ong ma troi nhu la mot qua long den chieu sang    xa xa ong mat troi chieu nhung tia nang xuong bai co con dong suong lam ca bai co nhu chon bong lai    nhung chu chim hot liu lo nhu la dang chao don ngay moi       nhung chi gio vui ve duoi nhau       nhung tieng ri rao xanh muot cua canh dong buoi som    bau troi luc nay trong xanh cao vut mat me  nhung dam may trang troi bong benh tren troi nhu la nhung con thuyen troi tren mat nuoc xanh

20 tháng 4 2018

Thì cứ việc thoát ra đăng nhập lại theo yêu cầu của máy .

20 tháng 4 2018

nhưng ko đc mk làm maic vân thế

20 tháng 4 2018

Tham khảo nè :

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! 
Rừng cọ, đồi chè. đồng xanh ngào ngạt. 
Nắng chói sông Lô, hò ô! tiếng hát 
Chuyến phà rào rạt, Bến nước Bình ca 
Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả. 
cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt, 
với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta! 
bức tranh đã đẹp, lại càng như đẹp hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh nắng vào đoạn thơ, thắp thêm ánh sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo: 
"nắng chói sông Lô...."... 
cuối cùng cái vế thứ hai của non nước Việt Nam đẹp cũng xuất hiện trong bức tranh, đó là hình ảnh con người! 
con người dù quanh năm vất quả lao động, song họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn mãi vang vọng lời ca dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào: trong lao động,cũng như trong chiến đấu...."hò ô tiếng hát". 
câu kết đó là hình ảnh một chuyến phà băng băng rẽ sóng nơi bến nước BÌnh Ca cho thấy nghị lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ của con người. dù hoàn cảnh nào cũng "ta đi tới". nghệ thuật dùng từ láy "rào rạt", một lần nữa cho thấy bức tranh đầy sống động,mềm mại, hài hoà, uyển chuyển...như một dãi lụa đào! 
Đây là một bức hoạ đồng quê tuyệt vời, ở đó không chỉ có thiên nhiên đẹp mà con người cũng đẹp, quả thật là: 
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời, 
như sông như núi như người Việt nam"!

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?A. Người kể chuyệnB. Chị CốcC. Dế MènD. Dế Choắt2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?A. Tạ Duy AnhB. Vũ Tú NamC. Tô HoàiD. Đoàn Giỏi3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?A. Kênh rạch bủa giăng chi chítB. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩC. Chợ nổi trên sôngD. Kết hợp...
Đọc tiếp

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?

A. Chú bé Phrăng

B. Thầy giáo Ha – men

C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men

D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.

6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?

A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy

B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?

A. Sự việc

B. Lời kể

C. Người kể chuyện

D. Cốt truyện

8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện thơ

9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?

A. Định nghĩa

B. Đánh giá

C. Giới thiệu

D. Miêu tả

10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?

A. là + một cụm danh từ

B. là + một cụm động từ

C. là + một cụm tính từ

D. là + một kết cấu chủ vị

11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?

A. Đánh giá

B. Định nghĩa

C. Miêu tả

D. Tồn tại

12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A. Động từ và danh từ

B. Động từ và tính từ

C. Động từ và số từ

D. Động từ và lượng từ

13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ khả năng

14. Trong hai câu thơ:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. Tự luận (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.

Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.

1
23 tháng 4 2018

I Trắc Nghiệm

1 C                 2 D                   3 D                  4 A                  5 C                    6 C                 7 C                    8 A                  9 C               10 A 

11 D              12 B                13 A                 14 B               15 D                  16 B

II Tự Luận

ĐỀ 1

     Ông nội em là người mà cả gia đình đều kính trọng, là người gần gũi nhất với em.
     Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn . Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng. Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Răng của ông đã rụng đi mấy chiếc nên cái miệng móm mém. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì đã lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy!
Những ngày thơ ấu, em được sống tronhg tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cía ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ tựa tinh thần cho cả nhà Nhớ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đền tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà. Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông.
     Tấm lòng nhân ái của ông là ngọc đuốc soi sáng tâm hồn. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em vững bước đi lên trên con đường học tập. Gia đình em luôn tôn kính, làm theo những gì ông mong muốn. Em vẫn thường quanh quẩn bên ông, lúc thăm vườn cây, khi bắt sâu, nhổ cỏ giúp ông. Em thần mong sao ông em vẫn mãi như hôm nay