Trong sân trường em có rất nhiều cây bóng mát,hãy tả một cây mà em yêu thích nhất.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phép lập luận chứng minh là những phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần được chứng minh) là đáng tin cậy. Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục
- Từ khóa của lập luận chứng minh là : dẫn chứng ( Mk nghĩ vậy ạ )
Bài thơ sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì bài thơ tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm quyền độc lập tự do của dân tộc.
Nam quốc sơn hà là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết bằng văn ngôn không rõ tác giả, nhưng cũng có người nói là Lí Thường Kiệt. Đây là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình. Theo truyền thuyết thì bài thơ này do thần linh đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077. Tác giả của Nam quốc sơn hà đến nay vẫn chưa rõ, nhưng ý nghĩa và giá trị của bài thơ trong lịch sử Việt Nam được người Việt công nhận rộng rãi.
câu 1:
Nguyễn Huệ, vị chiến tướng dùng kỳ mưu hạ thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ, vị thống tướng đã tiêu diệt ba vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm - Xoài Mút trong một trận thủy chiến trời long đất lở. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã đạp đổ ngai vàng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài rồi kết duyên cùng công chúa Ngọc Hân làm chấn động Bắc Hà. Nguyễn Huệ- vua Quang Trung đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử.
Đọc Hồi thứ 14 " Hoàng Lê nhất thống chí", hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.
Những tác giả- những người con ưu tú của dòng họ Ngô thì ở Tả Thanh Oai đã mượn lời nói của những cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tâu với Thái Hậu, rất khách quan, để giới thiệu Nguyễn Huệ với sự tâm phục và kinh sợ. Vì là người ở phía bên kia, phe đối địch, nên đại từ " hắn" mà người cung nhân này dùng để chỉ Nguyễn Huệ cũng chẳng hề làm mờ đi bức truyền thần vị chiến tướng trăm trận trăm thắng.
"Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hắn hơn sợ sấm sét."
Nên biết rằng lúc bấy giờ, Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh đã đóng chật Thăng Long, coi nước ta chỉ là quận huyện của chúng, Lê Chiêu Thống đã được Thiên triều cho làm An Nam quốc vương, nhưng với cái nhìn sắc sảo, người cung nhân cũ đã chỉ ra sự bại vong tất yếu của bọn cướp nước và bè lũ bán nước: "E rằng chẳng bấy lâu nữa, hắn lại trở ra,, tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?" Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 đã cho thấy lời nói ấy là một dự báo linh nghiệm, một chân lí lịch sử rất hùng hồn.
Nguyễn Huệ là một con người " biết nghe và quyết đoán". Ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) nhận được tin cáo cấp do Nguyễn Văn Tuyết đưa vào, Nguyễn Huệ "giận lắm" định "cầm quân đi ngay" nhưng trước lời bàn "hãy chính vị hiệu", ông đã nghe theo để " giữ lấy lòng người" rồi mới xuất quân đi đánh dẹp cõi Bắc. Việc đắp đàn ở núi Bân, tế Trời Đất, thần Sông, thần Núi, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đã chứng tỏ cái tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải khi Tổ Quốc đứng trước họa xâm lăng.
Cứu nước như cứu lửa. Ngày 25 còn ở Thuận Hóa thế mà 29 đã hành quân tới Nghệ An : gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp, mộ thêm một vạn tinh binh, tổ chức duyệt binh lớn và truyền hịch đánh giặc cứu nước để kích thích chí khí tướng sĩ và ba quân "đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn", nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ "ăn ở hai lòng ... sẽ bị giết ngay tức khắc", vạch trần thói tàn bạo tham lam của người phương Bắc để kích thích lòng căm thù, kêu gọi tướng sĩ noi gương Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ ... để quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Chỉ hơn một ngày đêm, Nguyễn Huệ đã kéo quân ra tới Tam Điệp hội sưu với cánh quân của Đại tư mã Ngô Văn Sở. Ông ra lệnh cho tướng sĩ ăn tết trước, hẹn đến mùng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc ăn mừng, rồi chia đại quân thành năm đạo binh lớn " gióng trống lên đường ra Bắc".
Nguyễn Huệ thật "lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân." Ông đã lấy yếu tố bất ngờ để đánh thắng giặc : bắt sống toàn bộ quân giặc do thám ở sông Thanh Quyết và đồn Hà Hồi, bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, hàng vạn giặc bị giết " thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối". Tại đầm Mực làng Quỳnh Đô, giặc Thanh bị hợp vây, " quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người." Trong khi đó, một trận "rồng lửa" đã diễn ra ác liệt tại Khương Thượng, xác giặc chất thành 12 gò cao như núi. Nguyễn Huệ đã tiến công như vũ bão, khác nào " tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên" làm cho Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngữ không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp ... nhằm hướng Bắc mà chạy." Trưa mùng 5, Nguyễn Huệ và đại quân đã kéo vào Thăng Long trước kế hoạch hai ngày.
Nhãn quan quân sự - chính trị của Nguyễn Huệ vô cùng sâu rộng và sáng suốt. Trên đường tiến quân đánh giặc Thanh, ông đã giao cho Ngô Thì Nhậm " người khéo lời lẽ" để "dẹp nỗi việc binh đao", đem lại "phúc cho dân."
Chiến thắng Đống Đa năm Kỉ Dậu (1789) là một trang sử chống xâm lăng vô cùng chói lọi của dân tộc ta. Nó thể hiện sức mạnh vô địch của lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã dựng nên tượng đài tráng lệ, hùng vĩ người anh hùng áo vải – vua Quang Trung để dân tộc ta đời đời tự hào và ngưỡng mộ:
"Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình"
("Ai tư vãn" – Ngọc Hân công chúa)
Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc. Nó làm cho trang văn " Hoàng Lê nhất thống chí" thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
Từ hoa nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
Bông hoa
Hoa tay.
Hoa hồng.
Hoa hậu.
Từ hoa nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
Bông hoa
Hoa tay.
Hoa hồng.
Hoa hậu.
Trả lời:
CN là cánh diều tuổi ngọc ngà.
HOK TỐT!
Trên ban công trước phòng ngủ của mẹ, có một chậu hoa nhài rất đẹp. Đó là chậu hoa được mẹ em yêu quý và chăm sóc cẩn thận vô cùng.
Gốc cây nhài khá nhỏ, thường chỉ bằng cổ tay của em bé. Riêng chậu nhài của mẹ, thì em chẳng thể thấy gốc nếu không vạch lá ra. Vì ngay từ dưới gốc, đã tỏa ra rất nhiều cành, nhiều nhánh rồi, chứ không phải chờ đến cách gốc một khoảng như các loại cây khác. Các cành, các nhánh của cây nhài mọc thẳng lên, cài vào nhau, biến cây như là một bụi hoa vậy.
Các cành, nhánh của hoa nhài rất bé, to lắm cũng chỉ bằng ngón tay mà thôi. Lá cây có hình như bao chiếc lá khác, to khoảng bằng cái thìa hoặc nhỏ hơn, màu xanh sẫm. Điều đặc biệt, là phần lá giữa các gân sẽ phồng lên, tạo đường sóng uốn lượn trên bề mặt lá.
Nói về hoa nhài, thì thường sẽ nở vào khoảng tháng 5, tháng 6. Nhưng đôi khi, nó vẫn nở vào thời điểm khác trong năm, miễn là khi đó thời tiết phù hợp. Từ các góc, các nhánh ở đầu cành, sẽ nhú ra một đóa hoa nhài. Mỗi đóa là một cuống, không mọc thành chùm như hoa mai, hoa đào. Nhiều khi, các bông hoa nhài mọc sát nhau, dễ làm người ta lầm tưởng là nhài nở theo từng chùm. Cánh hoa nhài to chừng cái móng tay, dày dặn và mềm mại. Cánh hoa màu trắng muốt như tuyết, từ cánh ngoài đến trong cùng. Hoa nhài chỉ nở về đêm, khi mặt trời ló dạng thì sẽ khép cánh lại. Hương thơm của nhài nồng đượm nhưng không đi quá xa, nó cứ vấn vương, quẩn quanh. Thơm nhất, thì phải chờ đến giữa đêm, khi vạn vật đã chìm sâu vào giấc ngủ, thì chính lúc đó, nhài bung tỏa hết mình. Vậy nên mẹ em bảo, hoa nhài là nữ hoàng của đêm khuya.
CHÉP MẠNG ĐÓA , THAM KHẢO NHA !
#Eri2k9#
Tiếng ve râm ran trong bụi cây báo hiệu mùa hè đã tới. Lòng em cũng háo hức khôn nguôi. Có lẽ bởi vì mùa hè cũng là mùa của những bông hoa phượng đỏ rực-loài hoa của tuổi học trò cũng là loài hoa mà em yêu thích nhất.
Trong tán phượng xanh mát, lấp ló những chùm hoa phượng nở rộ. Mới đầu hè, cây phượng mới chỉ xuất hiện vài chấm đỏ điểm trên nền xanh non tràn trề sức sống. Thế nhưng chỉ một vài ngày sau, cả tán phượng tràn ngập màu đỏ tươi, che lấp đi cả màu xanh của lá. Nhìn từ xa, cây phượng như một nàng thiếu nữ yêu kiều, khoác lên mình chiếc váy đỏ rực rỡ. Hoa phượng thường mọc thành từng chùm, từng chùm đung đưa trong gió. Mới đầu, hoa phượng chỉ là một nụ hoa nhỏ màu xanh non. Qua một vài ngày, những cánh màu xanh nở ra tạo thành đài hoa, nở đan xen là những cánh hoa màu đỏ tươi, mỏng manh, mềm mại. Hoa phượng có năm cánh, đặc biệt có một cánh cái màu đỏ xen lẫn với những xọc trắng, ở phần gân hoa lại có màu vàng nhạt làm cho bông hoa phượng càng thêm rực rỡ. Nhụy phượng cũng có màu đỏ, khá dài và mảnh, ở đầu có một túi phấn nhỏ xíu đựng đầy những mật ngọt quyến rũ ong bướm tới hút mật. Những bông phượng mọc đan xen với nụ hoa tạo thành những chùm hoa vô cùng đẹp đẽ. Dưới cái nắng vàng rực rỡ của mùa hè, hoa phượng dường như càng rực rỡ. Cái màu đỏ tinh khôi, là kết tinh của nắng, của gió, của mùa hè sôi động. Đến khi cái nắng của mùa hè không còn rực rỡ nữa, những cánh phượng cũng buồn bã lìa cành. Những cánh phượng rụng xuống tạo thành một thảm hoa rực rỡ, rất thơ mộng. Lúc này học sinh chúng em lại thích ngồi dưới tán phượng, ngắm những cánh phượng rơi, nhặt những bông hoa phượng ép vào trang vở trắng làm kỷ niệm.
Hoa phượng được lũ học sinh chúng em gọi bằng cái tên thân thương- hoa học trò. Hoa phượng cùng năm tháng chứng kiến những lớp học sinh càng ngày càng trưởng thành, chia tay những học trò cũ, đón những lứa học sinh mới đến với bến đò tri thức. Phượng chứng kiến những kỉ niệm buồn vui của học trò. Đứng nơi sân trường, ngẩng đầu nhìn những bông hoa phượng đầu tiên xuất hiện, lòng em lại nôn nao bao cảm xúc. Hoa phượng là báo hiệu cho mùa thi, là bắt đầu cho những ngày hè được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích. Thế nhưng mùa hoa phượng nở cũng là mùa chia tay. Đó là lúc chúng em phải xa thầy cô, xa bạn bè, xa mái trường thân thương, chuẩn bị bước vào một chặng đường mới, một môi trường mới. Thế nhưng chắc chắn trong lòng chúng em sẽ luôn chứa những kỷ niệm, chứa đựng một màu đỏ của loài hoa thân thương.
Em rất yêu thích hoa phượng. Nó đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong ký ức tuổi thơ em.
Bạn tham khảo
ai qua đây thì co mk 1 k đi ạ thật lòng lun á
Trên sân trường học của em như được bao phủ một màu xanh mát của các cây trên sân trường. Đó chính là những cây phượng, cây xà cừ,… Nhưng có lẽ em ấn tượng nhất chính là cây bàng cổ thụ, bởi cây luôn cho được những bóng râm mát nhất cho chúng em.
Đứng từ xa em thấy được cây bàng nhìn như một mâm xôi được những tán lá xếp chồng lên nhau thật đẹp. Các tán lá như xếp tầng, tầng dưới to và rộng và càng lên cao thì lại càng thu hẹp. Và khi em và chúng bạn đứng dưới gốc cây bàng lại cảm nhận được rằng gốc bàng như một cái ô khổng lồ mà mưa nhỏ không thể nào làm chúng em bị ướt được. Thế rồi cái ô đó còn che được ánh nắng mặt trời và mang đến cơn gió mát dịu ngay trong ngày hè oi bức.
Thân cây thật to và cũng đã có nhiều mấu mắt, mấu mắt này chứng minh thời gian đã in hằn lên cây bàng cổ thụ trên sân trường em.Thế rồi khi mà thu đến, khi những chiếc lá bàng như cũng đã chuyển dần sang màu vàng cũng lại nhanh chóng chuyển sang hung hung và lại có màu đỏ sẫm lúc cái lạnh của mùa đông về. Đông về cây bàng trơ trụi và lặng lẽ trong cái giá buốt như tê tái lòng người.
Cây bàng là cây bóng mát của chúng em, chúng em luôn luôn yêu quý cây bàng và thường xuyên chăm sóc cũng như không bao giờ bẻ cành.