K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2021

ý nghĩa: là cách nói ẩn dụ về nỗi đau của sự chia ly, trong đó có những đứa trẻ vô tội là người gánh chịu hậu quả
=> cuộc chia tay của bố mẹ dẫn đến sự chia ly của con cái

nha

15 tháng 9 2021

ai vào đây xem bài viết giúp mình với, mình sẽ T.I.C.K :https://olm.vn/bai-viet/my-greatest-victory-198932 CẢM ƠN NHIỀU Ạ! VÀ NẾU ĐƯỢC CÁC BẠN HÃY VOTE BÀI VIẾT GIÚP MÌNH

15 tháng 9 2021

ko

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

15 tháng 9 2021

ai vào đây xem bài viết giúp mình với, mình sẽ T.I.C.K :https://olm.vn/bai-viet/my-greatest-victory-198932 CẢM ƠN NHIỀU Ạ! VÀ NẾU ĐƯỢC CÁC BẠN HÃY VOTE BÀI VIẾT GIÚP MÌNH

15 tháng 9 2021

Bài 1: . Việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện điều gì? Nêu một vài hiểu biết của em về hội Gióng?

Có thể nói đó là một trong những hình tượng đẹp đẽ  hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt. Để tưởng nhớ công đức của ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội hàng năm từ ngày mùng 6 đến ngày mồng 8 tháng Giêng Âm lịch.

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióngmột trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

 Bài 2: Chỉ ra đặc điểm của truyện truyền thyuyết trong câu chuyện Thánh Gióng

Thánh Gióng là một truyền thuyết nổi tiếng về vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, mỗi một chi tiết hoang đường, kì ảo trong câu chuyện đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt chứ không chỉ là mang đến sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

- Có xuất thân kỳ lạ, cha mẹ xuất thân nông dân, ăn ở phúc đức , mẹ ướm chân vào vết chân lớn hoài thai 12 tháng rồi sinh ra ông.

=> Báo hiệu cuộc đời uy vũ, bất phàm.

- Là đứa con trời đầu thai vào gia đình hiếm muộn, khẳng định một chân lý muôn đời, người anh hùng luôn xuất hiện trong nhân dân, được nuôi nấng bởi nhân dân và cuối cùng sẽ vì nhân dân mà hoàn thành sứ mệnh bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

=> Khẳng định phẩm chất anh hùng, phi thường của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

- Ba tuổi không biết đi, đứng, nói cười, cha mẹ đặt đâu nằm im đó, sau khi gặp sứ giả thì lớn nhanh như thổi, cơm gạo ăn bao nhiêu cũng không đủ.

- Biểu trưng cho sức mạnh tiềm tàng đang ẩn giấu, một khi đất nước cần đến nó mới bộc phát, tô vẽ thêm cho vẻ đẹp phi phàm, uy vũ của người anh hùng trong truyền thuyết.

- Tượng trưng cho lòng yêu nước thầm kín của nhân dân Việt Nam, trong mỗi trái tim là dòng máu nóng hòa lẫn tình yêu nước nồng nàn, tình cảm ấy chỉ được bộc lộ một cách mạnh mẽ nhất, phá tan lớp vở thầm lặng khi đất nước lâm nguy.

- Việc cả làng góp cơm, góp gạo cho Thánh Gióng ăn, là biểu tượng cho tình đoàn kết, thống nhất sức mạnh của toàn dân tộc.

- Roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ tre bên đường thay roi diệt giặc, thể hiện sự thông minh, sáng tạo, vượt qua mọi thử thách gian nan của nhân dân ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

- Thể hiện việc hoàn thành sứ mệnh của người anh hùng.

- Là niềm tin của nhân dân về sự bất tử của người anh hùng chống giặc, là niềm tin, khát khao mộng ước của nhân dân về sự giúp đỡ của thần phật trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

- Lý giải, và giảm nhẹ cho sự tàn khốc của chiến tranh, sự hy sinh của Thánh Gióng.

- Những chi tiết đặc biệt được đưa vào trong câu chuyện đã tạo nên sự hấp dẫn cho một tác phẩm, đồng thời còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt mà cổ nhân muốn gửi gắm.

- Thể hiện vẻ đẹp tín ngưỡng, văn hóa, đời sống tinh thần của nhân dân ta từ xa xưa, đưa đến những bài học sâu sắc có ý nghĩa giáo dục thế hệ đi sau về lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết và sự sáng tạo trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.

15 tháng 9 2021

ko hiểu,xin lỗi Hoài Thương,bạn hỏi bạn khác nhớ

15 tháng 9 2021

Vệ quốc, quốc gia, quốc ca, quốc kì, quốc ngữ, quốc sử, quốc huy, quốc sự, quốc tang

15 tháng 9 2021

quốc gia, quốc kì, quốc tế, quốc phòng, quốc sách

15 tháng 9 2021

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên.

Thời gian: cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường → nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. (Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp).

Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên: Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, thấy mình đã là người lớn.

Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia.

Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn.

→ Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.

15 tháng 9 2021

Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, bài văn đã nêu dòng cảm xúc của mình, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

-Nhân vật “Tôi” thuở ấy đã tự miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng:

+ “Tôi” mặc bộ quần áo mới trang trọng và đứng đắn. Dọc đường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi tôi, ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau.

+ Chỉ có hai quyển vợ trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.

+ Sân trường đông đúc người đưa con đi học. Vẻ mặt người nào cũng tươi tắn và ăn mặc tươm tất.

+ Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè vắng lặng, tôi hơi lo sợ.

+ Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép và bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng.

Có thể ví họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

+ Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, những sự cảm mếm và quyến luyến lớp học, bàn ghế và bạn bè xung quanh đến một cách tự nhiên.

Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp:

“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Đó là một cái ngày không ai quyên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm một ký ức tươi đẹp suốt của cuộc đời .

15 tháng 9 2021

ngắn nhất cs thể rồi bn nhé

15 tháng 9 2021

Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.

Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quỳ xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.

Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hổ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.

Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!

Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.

Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".

Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.

15 tháng 9 2021

Ngô Tất Tố bằng ngòi bút tài hoa của mình đã khắc họa nên hình tượng nhân vật chị Dậu thông qua việc đặt nhân vật trong hoàn cảnh đặc biệt. Những ngày nộp sưu, chị Dậu đứt ruột bán đi đứa con gái mới 7 tuổi, bán luôn cả đàn chó còn chưa mở mắt mà vẫn không đủ. Một người phụ nữ phải rơi vào cảnh cùng đường, đến mức phải bán đi cả khúc ruột.

Không đủ tiền nộp sưu nên anh Dậu bị bắt ra đình chịu phạt. Bị đánh cho tới khi sống dở chết dở, anh Dậu mới được thả về. Lúc này, hỉnh tượng chị Dậu – một người phụ nữ đảm đang được khắc họa. Nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm, chị Dậu nấu bát cháo loãng cho chồng ăn hồi sức. Chị Dậu hiện lên vô cùng dịu dàng, ân cần, chu đáo.

Nhưng anh chồng vừa đưa tới miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến tiếp tục hành hạ anh Dậu. Phản ứng của chị Dậu có sự biến chuyển theo mức độ tăng dần, tính kịch cũng dần đẩy lên cao trào, từ nhún nhường van xin, dần dần căng thẳng, cuối cùng là quyết liệt, mạnh mẽ.

Ban đầu, chị Dậu cũng tái mặt khi bọn cai ập tới nhà. Giọng chị run run, tha thiết xin cho chồng. Thế nhưng, tên cai lệ đã đáp lại chị bằng quả “bịch” vào ngực chị mấy bịch rồi sấn sổ tới trói anh Dậu. Chị Dậu cự lại bằng lí “chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ”. Xưng hô thay đổi từ “cháu” gọi “ông” thành “ông” – “tôi”. Sự thay đổi ngôi thứ đẩy chị Dậu lên ngang hàng với bọn lính, cai. Với người phụ nữ này, bọn cường hào, ác bá có thể chà đạp chị bằng vũ lực, nhưng không được phép chà đạp lên chồng chị.

Xem thêm:  Đóng vai Ông giáo kể lại chuyện Lão Hạc bán chó và cái chết của lão Hạc

Nhưng thói đời là thế, bọn tàn ác đó nào chịu buông tha. tên cai lệ không thèm trả lời mà còn tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng lại: “Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Niềm căm giận trỗi dậy trong câu nói. Ngôi thứ tiếp tục thày đổi thành “bà”-“mày”.

Đoạn trích bước vào mâu thuẫn đỉnh điểm khi chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu sức. Không còn cách nào khác, chị Dậu liền xông tới túm cổ đẩy tên cai ngã chổng quèo, túm tóc mấy tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Những từ chỉ hành động như “túm cổ”, “ấn dúi”, “túm tóc”, “lẳng” đã tạo nên một nhân vật chị Dậu có sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mạnh mẽ.

Tóm lại, thông qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nhân vật chị Dậu hiện lên trong hoàn cảnh đau thương nhưng vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp, đó là giàu tình yêu thương và tinh thần bất khuất. Qua đó, Ngô Tất Tố muốn phê phán hiện thực xã hội nửa thực dân phong kiến áp bức, bóc lột người nông dân tới cùng cực đồng thời ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam giàu nghị lực, giàu đức hi sinh.

Đoạn trích cũng thể hiện tài văn chương uyên bác của Ngô Tất Tố. Sự khéo léo trong khắc hoạ nhân vật hay dùng từ “đắt” để lột tả diễn biến đầy kịch tính trong hành động của mỗi nhân vật tạo nên một nhà văn Ngô Tất Tố với phong cách rất riêng.

Ht nhé

15 tháng 9 2021

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Lai lịch của hoàng tử bé và bối cảnh cuộc gặp gỡ giữa cậu với con cáo: Hai nhân vật đều đang cô đơn, buồn bã. 

+ Hoàng tử bé từ một hành tinh khác vừa đặt chân tới Trái Đất đã phải đối diện với nỗi thất vọng, đau khổ khi ngỡ rằng bông hồng của cậu không phải là duy nhất; 

+ Cáo thì đang bị săn đuổi, sợ hãi, chạy trốn con người, … 

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Trong đoạn trích, từ “cảm hóa” xuất hiện 15 lần.

- Qua lời giải thích của cáo: 

+ “cảm hóa” là “làm cho gần gũi hơn” : có nghĩa là kết nối tình cảm, là dành thời gian tìm hiểu về nhau, kiên nhẫn làm thân với nhau. (Cần phải rất kiên nhân – con cáo trả lời. – Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả… Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn…) 

+ Khi chưa cảm hóa nhau, hoàng tử bé và cáo chỉ là những kẻ xa lạ, chẳng cần gì đến nhau (Bạn đối với mình mới chỉ là một cậu bé giống như cả trăm nghìn cậu bé. Và mình không cần đến bạn. Còn bạn cũng chẳng cần gì đến mình.); nhưng khi hoàng tử bé cảm hóa cáo thì “tụi mình sẽ cần đến nhau”, và mỗi người sẽ trở thành “duy nhất trên đời”, ….

→ Ý nghĩa từ “cảm hóa” trong văn cảnh: 

+ “cảm hóa” chính là kết bạn, là tạo dựng những mối liên hệ gần gũi, gắn kết tình cảm để biết quan tâm, gắn bó và cần đến nhau. 

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cáo thiết tha mong được kết bạn với hoàng tử bé vì: 

+ Hoàng tử bé cư xử với cáo rất lịch sự, thân thiện – khác với nhiều người trên Trái Đất vẫn coi cáo là con vật xấu tính, tinh ranh, gian xảo. 

+ Cái nhìn của hoàng tử bé thơ ngây, trong sáng, luôn tin cậy và hướng tới phần đẹp đẽ, tốt lành; không bị giới hạn bởi định kiến, hoài nghi… Cậu nhìn cáo bằng đôi mắt hồn nhiên, đầy thiện cảm: “Bạn là ai? Bạn dễ thương quá”. 

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Khi chưa có bạn, cáo sống trong tâm trạng buồn tẻ, quẩn quanh, sợ hãi: “Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau, mọi con người đều giống nhau”. Nhìn cánh đồng lúa mì, cáo chỉ thấy “buồn chán”, tiếng bước chân người chỉ khiến cáo “trốn vào lòng đất”… Nhưng nếu được kết bạn với hoàng tử bé, mọi thứ sẽ thay đổi: “tiếng bước chân bạn sẽ vang lên như tiếng nhạc gọi cáo ra khỏi hang”; “cánh đồng lúa mì sẽ hóa thân thương, ấm áp với cái màu vàng óng như màu tóc bạn…”. 

→ Tình bạn sẽ khiến cho cuộc đời cáo trở nên tươi sáng, đẹp đẽ, tràn đầy hạnh phúc như thể được chiếu sáng. 

- Ý nghĩa của tình bạn: Không có sự gắn bó, niềm yêu thương thì mọi người, mọi vật trong thế giới này sẽ hóa thành nhạt nhẽo, vô nghĩa, “ai cũng giống ai”… 

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cảm xúc của cáo khi chia tay hoàng tử bé: 

+ Mình sẽ khóc mất→ buồn bã.

+ Nhưng cáo sẽ không hối tiếc vì nhờ có tình bạn với hoàng tử bé, cáo sẽ không còn cô đơn, không còn thấy đời mình chỉ có buồn tẻ, sợ hãi. Thế giới xung quanh cáo không còn “buồn quá” mà trở nên rực rỡ, tỏa sáng, ấm áp và rộng mở đáng yêu: Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thấy thích tiếng gió trên đồng lúa mì…. 

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Hoàng tử bé nhắc lại những lời của cáo: 

+ Đấy là bí mật của mình. Rất đơn giản: người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần. 

Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần – hoàng tử bé lặp lại để cho nhớ. 

+ Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn đã khiến bông hồng của bạn trở nên quan trọng đến thế. 

Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình … - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ. 

+ Bạn có trách nhiệm mãi mãi với những gì bạn đã cảm hóa. Bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn… 

Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình… - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ. 

- Câu nói chứa đựng “bí mật” mà cáo dành tặng cho hoàng tử bé sử dụng hình ảnh ẩn dụ và mang ý nghĩa triết lí: Con người cần phải biết nhìn nhận, đánh giá mọi thứ bằng tình yêu và sự tin tưởng, thấu hiểu. Chỉ khi “nhìn bằng trái tim”, con người mới nhận ra và biết trân trọng, gìn giữ những điều đẹp đẽ, quý giá…. Đó cũng là bí mật của tình yêu làm nên sự kết nối giữa con người với con người, con người với vạn vật. 

Câu 7 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cáo chia sẻ nhiều bài học về tình bạn như: 

+ Bài học về cách kết bạn: Cần thân thiện, kiên nhẫn, dành thời gian để “cảm hóa” nhau; về ý nghĩa của tình bạn: mang đến cho con người niềm vui, hạnh phúc; khiến cho cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn. 

+ Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm đối với bạn bè: biết “thấy rõ với trái tim”, biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, bảo vệ…. 

Câu 8 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cáo cũng là một nhân vật của truyện đồng thoại vì: nó cũng có cử chỉ, hành động, ngôn ngữ nói năng, cảm xúc, suy nghĩ… giống như con người. Nó vừa mang những đặc tính vốn có của loài cáo lại vừa mang những đặc điểm của con người. 

* Viết kết nối với đọc 

15 tháng 9 2021

yêu cầu lớp mấy tập mấy nói thế ko biết đâu mà tìm cho bạn

15 tháng 9 2021

ò đây anh

Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc ta vẫn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Nó xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông và quý mến đối với đồng loại và mọi điều xung quanh. Tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt. Tình yêu thương chân thành, nhẹ nhàng của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô, sỏi đá của Chí Phèo và thức dậy trong anh những giây phút người nhất. Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Nó đưa ta đến đỉnh cao của thành công và vượt lên trên những điều tầm thường. Nó còn là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Nhiều người từng hối hận muộn màng khi họ chẳng kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ. Đôi khi cuộc sống nhiều mâu thuẫn, hiểu nhầm, hận thù và nó chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương khi bạn sẵn sàng trao đi. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết bạn cần học cách trao đi. Ta cũng không quên phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỷ, hận thù. Và nhiệm vụ của chúng ta là hãy cảm hoá họ, vì chỉ có tình yêu thương mới có thể biến thế giới đầy khổ đau này thành biển cả của hoà bình và hạnh phúc.

đúng ko anh

15 tháng 9 2021

Cảm ơn em