câu được voi đòi tiên sử dụng biện pháp tu từ gì, xác định kiểu?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời
+) Những ngôi sao thức - mẹ thức:Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.
+) Mẹ - ngọn gió:Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.
* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.
phép so sánh dùng trong câu " Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con " tác dụng của nó là để so sánh những ngôi sao ngoài kia không bằng người mẹ thức vì những đứa con.
ảng sáng ngày hôm nay, tôi thức dậy trước khi mặt trời mọc lên từ phía bên kia những cao ốc.
Bước ra khỏi phòng, đứng hít thở cái không khí trong lành của buổi sớm mai mát mẻ và tĩnh lặng, tôi như nghe được âm thanh của những ngọn gió sớm đang nô giỡn sau những chậu cây, nghe được tiếng bước chân xô đẩy của những tia nắng mặt trời đang hối thúc xếp hàng để toả sáng, và như nghe được nhịp đập đều của trái tim mình trong buổi bình minh.
Mặt trời vươn cái đầu của mình lên từ phía đằng xa xa, phía những ngôi nhà thấp lè tè bên dòng kênh Nhiêu Lộc nằm đối lập với những cao ốc đang xây dựng chọc thẳng lên bầu trời còn đang nhuộm một màu chàm.
Bị thời gian đánh thức, những tia nắng sớm còn ngái ngủ rón rén bò lên những nóc ngôi nhà thấp chủm đằng xa, rồi cựa mình chạy nhảy qua những thân cây sao cao vút, rồi tỉnh giấc leo trèo lên những bức tường kiếng khổng lồ của những building sáng lóa, và rồi reo hò sung sướng để chiếu sáng lòa cả một vầng trời từ phía xa xa của Sàigòn đang chập chờn tỉnh giấc.
Tôi đứng nhìn về sự chuyển dịch của thời gian đó, bất động, mặc cho những tia nắng sớm soi rọi con người tôi. Mặt trời thong thả vươn những ngón tay dài xoa đỉnh đầu tôi, rồi mơn man xuống mắt, xuống mũi, xuống cằm, và rồi càng lúc càng nhanh, những ngón tay ánh sáng đó lan ra cả hai vai, lan ra trước ngực, và ào một cái, gót chân tôi đã thấm đẫm một vũng ánh sáng, cái thứ ánh sáng của buổi sớm mai, mang một chút sắc vàng nhẹ nhàng, mang một chút sắc trắng lung linh, mang một chút sắc hồng ấm áp và mang một chút sắc xanh của cả bầu trời đang bừng sáng phía trên cao.
Phía đằng xa, những tia nắng đã len lỏi vào những ô cửa sổ, xuyên qua những tấm màn để đánh thức người ta dậy. Phía đằng gần, ánh sáng của buổi sớm mai đã soi rọi cho những người bán hàng sớm quét tước, dọn dẹp để chuẩn bị cho một buổi chợ sáng.
Những âm thanh bắt đầu vang lên từ mọi phía xung quanh mình. Bắt đầu là khe khẽ xa xa, rồi rì rầm đâu đó, rồi râm ran, rồi rỉ rả, rồi xì xào và bắt đầu từ đó, sự biến chuyển của âm thanh đã không còn dừng lại được nữa.
Những tiếng động mà tám triệu con người đang lục đục gây ra phía dưới đất kia như đang bơm những hơi âm thanh vào một trái bong bóng khổng lồ, để nó bay lên cao, lên cao nữa và cuối cùng khi nó đã ở ngay trên đỉnh đầu của hà nội, thì nó tới hạn, và những mớ âm thanh hỗn độn đó xé toạc lớp nilon mỏng manh kia để lao xuống trở lại nơi nó đã được sinh ra với tất cả hân hoan và sung sướng của sự giải thoát.
Từ xa xưa, con người đã biết dùng âm thanh và ánh sáng để đẩy lùi bóng tối, đẩy lùi sợ hãi và tiếp thêm sức mạnh cho mình. Thì ngày hôm nay, ngay lúc này, âm thanh và ánh sáng cũng vẫn làm đúng chức năng đó của mình từ triệu triệu năm trước…
Bắt đầu từ giây phút đó, cũng giống với tám triệu con người khác ở Hà nội, tôi quay trở vào nhà và chuẩn bị cho một ngày mới, vô cùng bận rộn nhưng cũng vô cùng tươi đẹp!
Tôi thích cái cảm giác khi ngồi viết một entry vào buổi tảng sáng như vầy!
Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.
Câu chuyện về một đêm khống ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.
Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câuchuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Bài thơ có thể tóm tắt như sau:
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.
Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.
Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên:
Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bấc vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. Lặng yên nhìn bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm. Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác.
Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh... Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:
Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng
Bác đốt lữa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nênnhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.
Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viên không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, Bóng Bác cao lồng lộng ln trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác toả ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác. Lồng lộng bóng hình nhưng cũng là lồng lộng chiều rộng, chiều cao của tấm lòng Bác. Anh đội viên thấy mình như đang được nằm trong lòng Bác và anh sung sướng bồi hồi.
Càng bồi hồi anh càng lo lắng khi thấy đêm đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa đi ngủ:
Thổn thức cả nỗi lòng Thầm thì anh hỏi nhỏ: - Bác ơi Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?
Xúc động cao độ, anh đội viên tha thiết mời Bác đi nghỉ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh.Bác không trả lời câu hỏi của anh mà ân cần khuyên nhủ:
- Chú cứ việc ngủ ngon! Ngày mai đi đánh giặc
Vâng lời anh nhắm mắt nhưng vẫn thấp thỏm không yên:
Không biết nói gì hơn Anh nằm lo Bác ốm Lòng anh cứ bề bộn Vì Bác vẫn thức hoài Chiến dịch hãy còn dài. Rừng lắm dốc, lắm ụ Đêm nay Bác không ngủ Lấy sức đâu mà đi
Nỗi lo lắng của anh thật thiết thực, bởi trong suy nghĩ của anh, Bác là linh hồn của chiến dịch.
Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển ngay sang lần thứ ba. Điều này cho thấy trong đêm, anh đã nhiều lần tỉnh giấc và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác Hồ không ngủ. Từ lần thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có sự biến đổi rõ rệt.
Lần đầu thức dậy, anh đội viên thấy Bác ngồi Lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt Bác trầm ngâm như đang nghĩ ngợi chăm chú về một điều gì đó.
... Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy:
Bác vẫn ngồi đinh ninh Chòm râu im phăng phắc.
Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ.
Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hớn, tha thiết hơn:
Anh vội vàng nằng nặc: - Mời Bác ngủ Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòng Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn. Trời thì mưa lâm thâm Làm sao cho khỏi ướt! Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau.
Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đangngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian laovất vả của họ.
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hoà bình.
Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc.
Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác.
Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là niềm hạnh phúc được đón nhận tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần của Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị.
Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hoà hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ:
Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.
Nhà thơ đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác - người Cha già thân thiết của quân đội và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc.
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
Sự việc Bác không ngủ đêm nay được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong nhiều đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Đêm nay Bác không ngủlà một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn đạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.
Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ thể hiện tình cảm chân thực ,tình cảm vĩ đại của Bác Hồ đối với bộ đội ,dân công ;đồng thời cx thể hiện lòng kính yêu của người chiến sĩ đối với lãnh tụ .
A. Chiến tranh/ khiến cho mỗi công dân Xô Viết lại nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.
Chủ ngữ Vị ngữ
B. Cô ấy/ là một nghệ sĩ tài hoa.
CN VN
C. Mưa, gió, bão, lũ/ là những hiện tượng thiên nhiên
CN VN
Đ. Việt Nam/ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
CN VN
E. Asean/ là một tổ chức gồm 10 quốc gia Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Myanma,
CN VN
Philipin, Singapo, Indonesia và Brunei.
VN
Nhớ k nhé.
Với những câu hỏi như thế này để có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục và được điểm cao thì các bạn cần đưa ra những hành động, việc làm của cả Đinh Bộ Lĩnh và Ngô Quyền, rồi từ đó rút ra công lao của họ. Cuối cùng mới là đánh giá công lao to lớn của họ. Nếu chúng ta có thể có 1 đánh giá chung nữa về công lao của 2 nhân vật này đối với thời kì đầu đất nước độc lập, tự chủ thì càng tốt nhé.
Chúc các bn học tốt...:)
Ngô Quyền có công lao rất to lớn đối với dân tộc ta
+Đặt nên móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập
+Chấm dứt hơn 1 nghìn năm Bắc Thuộc
+Mở ra 1 thời đại mới-thời đại độc lập lâu dài cho dân tộc
+giành lại độc lập ,tự do cho dân tộc
+Đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc
tick cho mình bn nhed
- Xào: Là đảo thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn.
- Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ làm chín thực phẩm, vừa lửa, nhiều dầu hoặc mỡ.
Trên đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu là dòng sông đẹp như sông Mê Công, sông Đồng Nai, sông Mã,... nhưng dòng sông Hồng là nơi có nhiều cảnh đẹp gắn liền với đời sống người Hà Nội.
Buổi sớm, mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng sương trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Những bãi mía, những nương dâu xanh tốt nằm im bên hai bờ sông như còn nằm ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm chuẩn bị ra khơi. Nắng lên, mặt nước lấp lánh những tia sáng mặt trời làm cho mặt nước đỏ đậm phù sa, cuồn cuổn tôi xuôi theo dòng nước chảy. Tiếng người í ới, tiếng xe cộ xôn xao tấp nập, nhộn nhịp. Mọi người trên bến cảng bắt đầu hoạt động. Chiếc cầu nối liền thành phố hai bên bờ sông hối hả người qua lại. Mọi người đến đây ngắm cảnh, đi lại, chụp ảnh bên bờ sông.
Khi hoàng hôn xuống, mọi người dừng lại ngắm cảnh trên chiếc cầu Long Biên cổ kính hàng trăm năm. Họ thả hồn mình trên dòng sông mênh mông với làn gió nhẹ thoang thoảng. Dòng sông thì như đang dang tay ôm tất cả vào lòng. Trong ánh hoàng hôn chiều cuối thu tím nhạt cảnh sông Hồng càng thêm thơ mộng, lãng mạn.
Em rất là yêu dòng sông Hồng vì dòng sông đã góp phần làm nên thành phố Hà Nội thêm tươi đẹp, trù phú.
Chính sách bóc lột của nhà Đường so với thời trước gay gắt và tàn bạo hơn, thể hiện ở:
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt thêm nhiều thứ thuế khác...
- Bắt nhân dân hàng năm phải đi phu và cống nạp những sản vật quý hiếm...
- Thuế đã nặng, bọn đô hộ còn tự ý thu thêm cho vào túi của mình.
chính sách bóc lột của nhà đường tàn bạo hơn thời trước nhung thâm hiểm nhất vẫn là chính sách đồng hóa nd ta.
ẩn dụ
thành ngữ