K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3

Bài thớ "Thương vợ" được viết theo đường luật.

12 tháng 3

Bài thơ "Thương vợ" được viết theo đường luật.

10 tháng 3

TK tại : https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m_h%E1%BB%93n

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
14 tháng 3

Có thể là từ "tâm trí" nhé. 

 

10 tháng 3

Câu 1: "Bác đến chơi đây, ta với ta" thể hiện:
- Niềm vui mừng, xúc động của tác giả khi gặp lại bạn sau một thời gian xa cách.
- Tình bạn chân thành, giản dị, không câu nệ tiểu tiết.
- Hai người bạn hiểu nhau và chia sẻ với nhau những điều bình dị trong cuộc sống.
Câu 2: Tâm trạng của nhà thơ gợi cho em: 
Một bức tranh chân thực về tình bạn của Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện niềm vui mừng, xúc động khi gặp lại bạn, đồng thời thể hiện sự trân trọng tình bạn chân thành, giản dị.

10 tháng 3

Người ta đến chơi làm j , chơi chỉ tốn kẹo thôi 

Tốt nhất là ghi là ko choa vào nhà 😂

9 tháng 3

sẽ cãi lại

hehe

9 tháng 3

 

Nếu có người nói với em như vậy, em sẽ tự hào về quê hương của mình. Em sẽ cho họ biết rằng quê em chính là nơi sinh ra, nơi nuôi dưỡng và giáo dục em trở thành người có tâm hồn và lòng nhân ái. Em sẽ chứng minh cho họ thấy dù nghèo khó nhưng quê em vẫn có những giá trị văn hóa, truyền thống và tinh thần mạnh mẽ mà không phải ai cũng có được. Em sẽ tự tin và yêu quý quê hương của mình, không để bị ảnh hưởng bởi những lời nói tiêu cực.

8 tháng 3

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Mở đầu, tác giả đã cho người đọc thấy được xuất thân cũng như quá trình hình thành tình đồng chí. Nếu như anh đến từ vùng quê “nước mặn đồng chua”, thì tôi cũng đến từ ngôi làng “đất cày lên sỏi đá”. Đây đều là những hình ảnh khắc họa nên những vùng đất khắc nghiệt, không thể trồng trọt. Những con người đến từ những vùng đất xa lạ đó, tưởng chừng như khó có thể gặp gỡ vậy mà họ “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Vì những con người ấy cùng chung một lý tưởng: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Nhưng không chỉ vậy, những người lính ấy còn chung một tấm lòng sẻ chia khó khăn gian khổ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Nếu chưa từng trải qua cái lạnh giá của buổi đêm trong rừng sâu, chắc sẽ không thể hiểu được khó khăn của những người lính hiện tại. Nhưng không chỉ thiên nhiên khắc nghiệt, họ còn thiếu thốn về vật chất, đến tấm chăn mỏng manh phải san sẻ cho nhau. Chính vì vậy, chúng ta mới thấy được tình cảm gắn bó “tri kỷ” của những người đồng đội. Họ thấu hiểu và chia sẻ cho nhau từ những điều nhỏ nhất, giống như những người thân trong một gia đình vậy. Hai tiếng: “Đồng chí!” cất lên nghe đầy trân trọng và yêu mến. Những câu thơ tiếp theo, Chính Hữu đã cho người đọc thấy rõ những biểu hiện của tình đồng chí. Họ cùng nhau chia sẻ những trăn trở, thiếu thốn. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, cuộc sống của người lính thiếu thốn đủ điều: áo rách, quần vá, chân không giày, những cơn sốt rét rừng, cái lạnh buốt của đêm trong rừng đã hành hạ họ. Nhưng trong khó khăn ấy, vẫn ấm áp tình đồng đội: “Thương nhau tay nắm bàn tay”. Hơi ấm từ đôi bàn tay, ở tấm lòng đã sưởi ấm cái giá lạnh. Cặp từ “anh” với “tôi” luôn sóng đôi cho thấy sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng chí đồng đội. Khổ thơ cuối cùng như một cái kết đẹp cho tình đồng đội, đồng chí. Hình ảnh rừng vào buổi đêm vắng vẻ, lạnh giá và thật khắc nghiệt với “sương muối”. Nhưng người lính vẫn đứng đó, bên nhau để “chờ giặc tới” - một tâm thế chủ động đối mặt với cuộc chiến. Dù khó khăn, gian khổ luôn cận kề thì người lính vẫn không chịu khuất phục. Tình cảm đồng chí đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc chiến. Câu thơ cuối cùng gợi lên một hình ảnh thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” đi cùng nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời của người lính. Bên cạnh hình ảnh tả thực, nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đồng đội tồn tại bất diệt trong những năm kháng chiến gian khổ. Có thể khẳng định, Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Chính Hữu

6 tháng 3

"Bánh Trôi Nước" là một trong những bài thơ nổi tiếng của bậc thầy thơ lừng danh Hồ Xuân Hương. Thông qua hình ảnh đậm chất dân dã và tinh tế của ngôn từ, bài thơ này không chỉ mô tả vẻ đẹp của một món ăn truyền thống mà còn truyền đạt thông điệp sâu sắc về cuộc sống và tình yêu.

Ban đầu, bài thơ mô tả về hình dáng và mùi vị hấp dẫn của bánh trôi nước, với hạt nếp trắng tinh, mềm mịn, cùng với mùi vị ngọt thanh của đường. Từng hạt bánh như là biểu tượng cho sự giản dị và tinh tế trong cuộc sống, đồng thời là biểu tượng cho sự phồn thịnh và hạnh phúc.

Tuy nhiên, qua bài thơ, Hồ Xuân Hương cũng khéo léo đặt ra những câu hỏi sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống. Một phần, bản chất giản dị của bánh trôi nước thể hiện sự tối giản và tinh tế trong cách sống, gợi nhớ về giá trị của sự khiêm tốn và hòa thuận. Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu "Thì ra mùa xuân chính bánh trôi" cũng đặt ra câu hỏi về sự tương phản giữa sự tươi mới, sự sống và sự chết, sự phù phiếm của cuộc sống.

Bằng cách này, bài thơ không chỉ là sự mê hoặc bởi vẻ đẹp và hương vị của một món ăn truyền thống, mà còn là một lời nhắc nhở sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống và tình yêu, thông qua hình ảnh mộng mơ và đầy ý nghĩa của bánh trôi nước.
 

Mình khuyên bạn dùng bài này làm ví dụ và tự viết cho bản thân đơn giản vì bạn phải học cách viết, cảm thụ,... vì lúc thi không ai có thể cứu bạn đc. Mai thi tốt nhé.

;)