K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2022

loading...  loading...  loading...  loading...  

1 tháng 12 2022

Nhắc tới Nguyễn Khuyến người ta nhớ đến những sáng tác của ông về mùa thu. Trong đó có nhiều bài thơ viết về mùa thu bằng chữ Hán và chữ Nôm.Bài thơ “Thu vịnh” là một trong ba bài thơ Nôm nổi tiếng: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh. Chính chùm thơ về mùa thu này đã giúp Nguyễn Khuyến bước lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về mùa thu. Những câu thơ nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người, sẽ không ai có thể quên, khi nhắc tới thơ về mùa thu Việt Nam, Thu Điếu là một trong 3 bài thơ đặc sản của thơ văn viết về mùa thu.

Mọi cảnh vật quen thuộc hiện ra, vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, ngập nước với ao hồ, bờ tre bao bọc-một biểu tượng quen thuộc của làng quê Việt Nam.

Được mệnh danh là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam,ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến đặc biệt là Thu điếu đã trở thành một trong những bức tranh mùa thu đặc sắc của văn học Việt Nam. Vẻ đẹp của mùa thu được thi vị hóa, trở thành một bức tranh độc đáo. Giống như mọi thứ đang diễn ra trước mắt, hình ảnh nước trong veo, mặt hồ phẳng lặng là những đặc trưng của mùa thu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần, lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Mỗi khung cảnh mỗi nét thơ cho ta một vẻ độc đáo riêng,mỗi cảnh có một sự thể hiện riêng nhưng có một sự thật không thể phủ nhận đó chính là mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến đều mang một dáng vẻ riêng. Riêng Thu điếu, mà nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam, là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết. Những hình ảnh trong sáng những đường nét mang chi tiết gợi rất lớn khiến cho bài thơ càng thêm có hồn.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh nước và con người pha trộn giữa cảnh thiên nhiên đó. Tuy không chủ động nói tới con người giữa khung cảnh mùa thu đó, nhưng với “ thuyền câu giữa làn nước ao thu” khiến chúng ta có thể liên tưởng tới khung cảnh của một người đang thư thái ngồi câu cá

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Cả ao được nhuộm bởi sắc thu và không khí của mùa thu, ao thu đó có chút lạnh lẽo không một chút gợn để chúng ta thấy được nước mùa thu nó có thể xuyên tận đáy. Cảnh sắc mùa thu có thể hiển hiện rõ nhất là màu nước và khung cảnh thiên nhiên từ đó mà lan tỏa. Bên cạnh đó cảm hứng của nhà thơ hoàn toàn đắm chìm trong cảnh sắc mùa thu, một cảnh trong và tĩnh gần như tuyệt đối, hình ảnh nước trong veo, trời xanh ngắt, khách vắng teo, giác quan của nhà thơ cực kì tinh nhậy và hết sức chăm chú thì mới nhận ra được những biểu hiện nhỏ nhặt tinh vi chỉ làm tôn thêm cho cái trong và tĩnh của một khung cảnh đầy màu sắc:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Mọi thứ chỉ hơi gợn không một chút biến đổi mạnh nào, màu của sóng biếc pha trộn với sắc vàng của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật trong phần thực rất điêu luyện, lá vàng với sóng biếc, tốc độ vèo của lá bay tương ứng với mức độ tí của gợn sóng. Cách hiệp vần ở mỗi cuối câu khiến cho ta đọc lên cảm thấy không gian vừa rất tĩnh lại vừa thu hẹp lại,tâm điểm của bài thơ được nổi bật và tập trung điểm nhìn hơn.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Không gian dường như được mở rộng, bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời xanh ngắt với những từng mây lơ lửng trôi theo chiều gió nhẹ. Bầu trời xanh ngắt là một đặc trưng của thơ miêu tả thu của Nguyễn Khuyến. Xanh ngắt là xanh mà có chiều sâu và thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Không gian thu hẹp lại khi ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Xóm thôn vắng lặng, tĩnh mịch, con đường quanh co, heo hút, không một bóng người qua lại.

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Cảnh vật càng trở nên êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt chìm vào không khí vắng lặng của mùa thu. Tất cả cảnh vật, từ mặt nước đến ao thu lạnh lẽo đến chiếc thuyền câu bé tí teo, từ sóng biếc đến lá vàng, từ tầng mây lơ lửng đến ngõ trúc… đều hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh có chút bâng khuâng, man mác, rất gần gũi, thân thiết với mọi người Việt Nam. Những hình ảnh đó dường như đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam mỗi khi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ, và nó cũng gắn liền với nỗi buồn không đáy.Biết bao thời gian trôi qua trong không gian của sáng tĩnh mịch ấy, nhưng tư thế ngồi của người buông cần câu như cũng bất động trong thời gian:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Tư thế của người câu cá là tư thế tựa gối ôm cần, và không có chút gì là thay đổi tư thế,như ông đang chờ đợi điều gì xảy ra rất lâu và cứt thế, bình tĩnh để nhìn thấy kết quả. Hình ảnh này cũng mang dáng dấp của những người vui thú khi về ở ẩn, sống một cuộc sống đạm bạc. Bài thơ Thu điếu này cũng thể hiện khát vọng câu thanh, câu vắng cho tâm hồn của một nha thơ có phẩm chất thanh cao.Cái âm thanh cá đớp động gợi lên sự mơ hồ xa vắng, đánh thức tỉnh.

“Thu điếu“ là một bài thơ mùa thu đặc sắc với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nét vẽ xa gần tinh tế gợi cảm. Âm thanh của những sự vật cũng trở nên tinh tế dưới tài quan sát và sự nhạy bén của tác giả. Hình ảnh quen thuộc dân giã những chính là chất liệu để dệt nên những hồn thơ hay như thế

Với tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cảnh sắc và những sự thay đổi của đất trời vào Thu,mọi thứ trong “ Thu điếu”là một cách thể hiện tâm hồn của ông. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Ngâm Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, chúng ta thêm yêu quê hương, thêm yêu xóm thôn đồng nội, đất nước. Vẻ đẹp quê hương đất nước và tâm hồn của Nguyễn Khuyến cũng được gợi mở trên từng con chữ.

2 tháng 12 2022

loading...  loading...  

2 tháng 12 2022

loading...  loading...  

Đọc đoạn trích sau: Thơ tiếc cảnh (Bài số 7) (Nguyễn Trãi)      Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm,      Những lệ xuân qua tuổi tác thêm.      Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ,      Một phen liễu rủ một phen mềm. (Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,NXB Khoa học xã hội, 1976, tr.46) Chú thích: Những lệ: những sợ Mềm: nghĩa đen là chỉ dáng mềm dịu của liễu rủ cành lá xuống nhưng cũng có nghĩa là mỗi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

Thơ tiếc cảnh (Bài số 7)

(Nguyễn Trãi)

     Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm,

     Những lệ xuân qua tuổi tác thêm.

     Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ,

     Một phen liễu rủ một phen mềm.

(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,NXB Khoa học xã hội, 1976, tr.46)

Chú thích:

Những lệ: những sợ

Mềm: nghĩa đen là chỉ dáng mềm dịu của liễu rủ cành lá xuống nhưng cũng có nghĩa là mỗi lần thấy liễu rủ, thấy cảnh xuân thì lòng lại mềm ra, tức là nhiều tình cảm.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ?

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ chỉ tâm trạng của con người?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm.

Câu 4. Từ bài thơ này, có thể thấy Nguyễn Trãi quan niệm như thế nào về thời gian?

11
2 tháng 12 2022

loading...  loading...  

1 tháng 12 2022

loading...  

24 tháng 10 2022

Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

20 tháng 10 2022

I. Mở bài

  • Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi.
  • Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”.

  • Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác.
  • Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định.

- Lí do:

  • “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
  • “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.

⇒ Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang.

  • Cách dùng số đếm độc đáo “một chồng” bằng cả “năm con”, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.

⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

2. Hai câu thực

- Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):

  • “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
  • Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát.
  • “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.

⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ.

- “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc

Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu.

- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

3. Hai câu luận

- “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu.

- “nắng mưa”: chỉ vất vả

- “năm”, “mười”: số từ phiếm chỉ số nhiều

- “dám quản công”: Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

⇒ Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

4. Hai câu kết

- Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả.

- Tự ý thức: “Có chồng hờ hững”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời.

- Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng.

→ Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công nội dung của tác phẩm.
  • Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xã hội hôm nay.

 

Câu 1 Đọc đoạn văn sau: Nghĩ đến cuộc đời của Xuân Hương, ai cũng phải bùi ngùi cho người đàn bà tài tình vào bậc nhất ấy. Tại sao Xuân Hương lại đi lấy Tổng Cóc góa vợ, tại sao Xuân Hương lại đi làm vợ lẽ ông phủ? Có gì lạ đâu! Người ta ấn Xuân Hương vào những cửa đời ngang trái ấy như đã ấn bao nhiêu phụ nữ khác trong chế độ cũ; chỉ tại vì Xuân Hương cứng đầu quá, khó tính quá, bản lĩnh...
Đọc tiếp

Câu 1 Đọc đoạn văn sau:

Nghĩ đến cuộc đời của Xuân Hương, ai cũng phải bùi ngùi cho người đàn bà tài tình vào bậc nhất ấy. Tại sao Xuân Hương lại đi lấy Tổng Cóc góa vợ, tại sao Xuân Hương lại đi làm vợ lẽ ông phủ? Có gì lạ đâu! Người ta ấn Xuân Hương vào những cửa đời ngang trái ấy như đã ấn bao nhiêu phụ nữ khác trong chế độ cũ; chỉ tại vì Xuân Hương cứng đầu quá, khó tính quá, bản lĩnh to như cái núi, không chịu nhẫn nhục, lại lấy thơ làm dùi nhọn dao sắc, lớn mồm kêu mãi ra khắp cả nước và tận ngoài hai trăm năm! Chuyện đời của Xuân Hương thì rất thông thường, chỉ tại Xuân Hương không thông thường, nên nó mới thành ra một cái khổ tâm thiên cổCâu 1: Xác định nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 2: Hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của anh, chị về “những cửa đời ngang trái” của Hồ Xuân Hương

0
Câu 2 Đọc đoạn văn sau: Đây là trong cảnh đêm khuya, người đàn bà một mình không ngủ, não nuột cái thân lẻ chiếc, thiếu thôn yêu đương, xuân đi rồi xuân có trở về, mà tình yêu thì mình chỉ được sẻ một tí; “canh khuya văng vẳng trông canh dồn”, tiếng trông thì dồn lên như vậy, mà mình thì chỉ “trơ cái hồng nhan với nước non”; trơ là trơ trọi, trơ vơ, và cũng có thê là trơ tráo nữa, người đàn bà bị đặt vào...
Đọc tiếp

Câu 2 Đọc đoạn văn sau:

Đây là trong cảnh đêm khuya, người đàn bà một mình không ngủ, não nuột cái thân lẻ chiếc, thiếu thôn yêu đương, xuân đi rồi xuân có trở về, mà tình yêu thì mình chỉ được sẻ một tí; “canh khuya văng vẳng trông canh dồn”, tiếng trông thì dồn lên như vậy, mà mình thì chỉ “trơ cái hồng nhan với nước non”; trơ là trơ trọi, trơ vơ, và cũng có thê là trơ tráo nữa, người đàn bà bị đặt vào cái tình thế nông nỗi .....

(Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Kim Đồng, trang 358)

Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 2: Nội dung đoạn văn liên quan đến những câu thơ nào trong bài “Tự tình II”

Câu 3: Hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của anh, chị về tâm trạng bi kịch của Hồ Xuân Hương

1
2 tháng 1 2023

Bài thơ "tự tình".

 

29 tháng 8 2022

duive lên ik

9 tháng 8 2022

Bạn có thể lên google tra

3 tháng 8 2022

1. Câu thơ: ''Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh''

PTBĐ của 2 câu thơ: Biểu cảm

2. BPTT: So sánh, Ẩn dụ

Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu sức gợi

Cho thấy vẻ đẹp, tinh thần của tuổi trẻ đang ở cao.

3. Thế hệ mà tác giả đang nhắc đến là thế hệ trẻ, những người có tinh thần yêu nước vô cùng sâu sắc, họ không tiếc tuổi trẻ của mình cho tổ quốc, điều đó đã làm nên một bài ca hùng tráng. 

4. Thông điệp: Tuổi trẻ dù ở thời đại nào cũng có tinh thần yêu nước và nên nhớ tới công lao của những người đi trước, cố gắng rèn luyện để phát triển và bảo vệ đất nước.